SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hương Sen

Hoạt động góc trong trường mầm non giữ vai trò hết sức quan trọng, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ. Và có rất nhiều giải pháp hay về tổ chức hoạt động góc cho trẻ như: Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi chủ đề gia đình (tác giả Đỗ Trần Diễm Thúy), Một số biện pháp thiết kế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động góc ở trường mầm non (tác giả Nguyễn Thị Thu Dung)... Tuy nhiên khi tôi áp dụng những giải pháp này ở lớp thì chưa đem lại hiệu quả cao và không phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, trường và lớp nên tôi không thể áp dụng được những giải pháp đó. Chính vì vậy tôi đã phải tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những giải pháp mới phù hợp hơn nhằm khắc phục những khuyết điểm đó.
doc 30 trang skmamnonhay 18/02/2025 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hương Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hương Sen

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hương Sen
 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp.
 Hoạt động góc trong trường mầm non giữ vai trò hết sức quan trọng, là 
phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ. Và có rất nhiều giải pháp hay về tổ 
chức hoạt động góc cho trẻ như: Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng 
cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi chủ đề gia đình (tác giả Đỗ Trần 
Diễm Thúy), Một số biện pháp thiết kế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động góc 
ở trường mầm non (tác giả Nguyễn Thị Thu Dung)... Tuy nhiên khi tôi áp dụng 
những giải pháp này ở lớp thì chưa đem lại hiệu quả cao và không phù hợp với 
tình hình thực tế ở địa phương, trường và lớp nên tôi không thể áp dụng được 
những giải pháp đó. Chính vì vậy tôi đã phải tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những 
giải pháp mới phù hợp hơn nhằm khắc phục những khuyết điểm đó.
 1.3. Mục tiêu giải pháp.
 - Tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non.
 - Trẻ kỹ năng giao tiếp tốt thông qua hoạt động góc.
 - Giúp trẻ hứng thú và tham gia tích cực trong các hoạt động.
 1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp giải pháp.
 Căn cứ vào tình hình thực tế ở lớp học và qua quá trình tham quan dự giờ ở 
đồng nghiệp và trường bạn.
 * Cơ sở lí luận.
 Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát 
triển không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non 
nói riêng cũng đẩy dần từng bước củng cố và phát triển. 
 Căn cứ vào mục tiêu chương trình giáo dục mầm non của bộ Giáo dục đào 
tạo ban hành theo Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2018 cũng 
đã viết" ... Giáo dục trẻ mầm non là hình thành và phát triển ở trẻ em những 
chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ 
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng 
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập 
suốt đời". Muốn đạt được mục tiêu này thì trẻ phải được sống và giáo dục trong 
một môi trường lành mạnh, khoa học, giúp trẻ mạnh dạn tự tin và hồn nhiên, yêu 
 2 triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ. Muốn làm được điều đó người 
giáo viên phải có những phương pháp, kỹ năng dạy trẻ phù hợp.
 + Thuận lợi.
 Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà 
trường, tôi đã xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động 
giáo dục mầm non.
 Hai giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ sư phạm trên chuẩn, có kinh 
nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi. Nhiệt tình, tận tụy, tâm 
huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, 
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và tích cực tham gia học tập nâng cao trình 
độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho bản thân.
 Phụ huynh nhiệt tình trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ 1 cách 
chân thành, gần gũi.
 Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện của lớp được đầu tư đầy đủ đáp 
ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục các cháu.
 + Khó khăn.
 Thời gian làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cho các góc còn ít, hơn nữa đồ 
dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo chủ điểm. Đồ dùng đồ chơi phải đủ 
số lượng phục vụ cho việc vui chơi của trẻ. 
 Đa số các cháu trong lớp là con cán bộ, công nhân viên và buôn bán nên 
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, đưa đón trẻ đi học chủ yếu là ông bà và người giúp 
việc.
 Hầu hết trẻ được bố mẹ, ông bà yêu thương chăm sóc, bao bọc quá cẩn 
thận, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả 
năng hoà nhập không đồng đều. Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát, thụ động, 
chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp trong quá trình chơi còn một số trẻ quá 
hiếu động.
 Nhận thức của phụ huynh về chơi hoạt động góc không quan trọng nên 
không cần quan tâm. Một số phụ huynh không hài lòng khi thấy cô hay cho trẻ 
chơi mà ít dạy trẻ tập viết, đọc chữ cái, làm toán...
 4 b. Biện pháp thực hiện.
 Vào đầu năm học tôi đã tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tôi đã nhận thấy có 
1 số nhược điểm lớn là trẻ chưa tự giác xung phong nhận vai chơi, trẻ chưa tự 
chọn được góc chơi cho mình mà nhờ cô giúp đỡ, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc 
này với góc kia. Trẻ không hứng thú, 1 số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi có hiệu 
quả, khả năng giao tiếp còn hạn chế... dẫn đến kết quả chơi hoạt động góc thấp. 
 Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức hoạt động góc cho trẻ nhằm theo dõi quá 
trình chơi của trẻ để tìm ra những phương pháp phù hợp để kích thích tạo sự 
hứng thú cho trẻ. Ngoài ra để trẻ hứng thú tham gia chơi tôi chú ý bố trí các góc 
chơi rõ ràng, đồ dùng đồ chơi đẹp mắt mới mẻ, nội dung chơi rõ ràng phù hợp 
với chủ đề, tạo sự liên kết giữa các nhóm để trẻ có thể giao tiếp thể hiện được 
vai chơi của mình.
 Ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo lớn, mỗi 
lứa tuổi có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính 
vì vậy các góc chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ 
tuổi. Tôi đã dựa vào mức độ nhận thức, khả năng chú ý có chủ đích cũng như 
tâm sinh lí của lứa tuổi lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao cho phù hợp.
 Vị trí của các góc chơi cần được sắp xếp hợp lý sẽ giúp trẻ thuận tiện hơn 
trong khi chơi. Cụ thể tôi đã trang trí 5 góc chơi của lớp mình với những hình 
ảnh khác nhau, đẹp mắt có ký hiệu của các góc và các loại đồ dùng của trẻ có 
nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, số nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự 
lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá 
nhân của mình.
 Tôi cũng đã chuẩn bị các thẻ hình các góc chơi, khi chơi nếu cháu thích 
chơi góc nào thì chọn thẻ đeo có chữ số làm ký hiệu ở góc chơi đó.
 Không những thế tôi đặt tên các góc đơn giản, dễ hiểu phù hợp với nội 
dung từng chủ đề đang thực hiện để trẻ dễ nhớ. 
 VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình: góc sách có thể đặt “Thư viện của gia 
đình bé” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư 
viện của các loại cây”.
 6 Bên cạnh việc sắp xếp các góc chơi trong lớp hợp lý, tôi còn trang trí các 
góc chơi phù hợp với chủ đề. 
 Để trẻ thoải mái trong khi chơi tôi đã phân chia diện tích cho các góc chơi 
cách nhau một cách hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động cho trẻ.
 Tôi luôn tìm tòi học hỏi để cố gắng tổ chức các hoạt động đa dạng, phù hợp 
với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức và mức độ phát triển của trẻ để 
khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo.
 Để tăng khả năng phát triển toàn diện cho trẻ và giúp trẻ thích thú hơn 
trong khi chơi, không bị nhàm chán gò bó thì tôi đã bố trí các khu vực hoạt động 
góc thuận lợi cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú, sở thích riêng. 
 Trong quá trình trẻ chơi tôi luôn chú ý phân bổ thời gian và không gian cho 
các nhóm chơi, hướng dẫn tạo điều kiện, khuyến khích trẻ quan sát và học hỏi. 
Ngoài ra tôi trang trí các góc chơi hấp dẫn và thay đổi nội dung theo từng chủ 
đề, không dán cố định.
 c. Hiệu quả đạt được.
 Do việc tiến hành các góc chơi được bố trí thuận lợi cho trẻ hoạt động theo 
khả năng, hứng thú, sở thích riêng. Có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá 
nhân, có góc cố định, có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề nên khi trẻ chơi 
trẻ không phải đi lại nhiều làm ảnh hưởng đến góc chơi của bạn, trẻ đã được 
phát huy tối đa khả năng của bản thân khi chơi.
 Trẻ đã quen dần với việc giao lưu cùng nhóm chơi khác và biết mở rộng 
nội dung chơi, trẻ say sưa, hứng thú và thỏa mái trong khi chơi.
 Các góc trang trí là các góc mở giúp trẻ phát triển tư duy, tính sáng tạo thu 
hút trẻ tích cực tham gia các góc chơi.
 Giải pháp 2: Trang trí các góc mở trong lớp học để gây cảm xúc, ấn 
tượng cho trẻ khi tham gia hoạt động góc.
 a. Mục tiêu của giải pháp.
 Đầu năm tôi đã tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc nhưng trẻ chơi không 
hứng thú, không thích chơi hoặc chỉ chơi được một lúc là chán. Từ đó tôi quan 
sát để ý, trao đổi với trẻ để tìm ra nguyên nhân, tôi nhận thấy rằng trẻ 5-6 tuổi 
 8 dưới tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do 
chính tay trẻ làm để cài vào làm tranh trang trí cho góc đó, các đồ chơi được để 
dưới dạng mở.
 Hình ảnh góc xây dựng
 Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang 
trí các góc. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc vì 
nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo 
sự hướng dẫn của cô.
 Sau mỗi chủ đề tôi sẽ luôn thay đổi 1 số góc chơi, trang trí tranh ảnh và đồ 
dùng đồ chơi, thường xuyên thay đổi cách sắp xếp, bổ sung đồ dùng đồ chơi để 
cháu cảm nhận được sự mới mẻ kích thích sự hứng thú tích cực của trẻ.
 Để tổ chức tốt hoạt động góc trẻ tôi cần đảm bảo về cơ sở vật chất (đồ chơi, 
trang thiết bị dạy học...) để trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động.
 Tôi luôn chú trọng lựa chọn những đồ chơi đẹp, có kích thước vừa phải đối 
với trẻ. Đồ chơi phải gắn với đời sống thực, đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ. 
 Để trẻ được tích cực hoạt động và trải nghiệm tôi sắp xếp các đồ dùng đồ 
 10 b. Biện pháp thực hiện.
 Để trẻ hoạt động tốt thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc 
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc, không lên một cách chung chung mà 
vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng đồ chơi. Ngoài những đồ dùng đồ 
chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu 
tầm có sẵn ở địa phương như: Đĩa video cũ, giấy báo, chai nhựa, vỏ hộp sữa 
chua, vải vụn, vỏ ốc ngao, khối gỗ... tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo 
an toàn, không gây độc hại, không sắc nhọn đối với trẻ. Từ những nguyên vật 
liệu tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
 Ví dụ: Tôi dùng đĩa nhựa ăn bánh sinh nhật cắt thành hình thoi, trang trí 
giấy decan cho trẻ xếp hình con cá hoặc dùng chai sữa susu để làm chén, bộ tách 
trà cho cháu chơi ở góc gia đình, vải vụn để may áo cho búp bê hay làm thành 
những con rối để cho trẻ chơi đóng kịch.
 Hình ảnh một số đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải
 Điều đặc biệt mà tôi luôn chú ý là khi chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng đồ 
chơi cho trẻ cần phải phù hợp với nội dung chủ điểm. 
 VD: Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ tôi giúp trẻ đóng 
thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi 
trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp.
 12 Hì
 nh ảnh một số món ăn làm từ nguyên vật liệu phế thải
 Góc xây dựng: Tạo ra hoa: Cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau 
đó dính vào nắp chai nước, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và 
xốp quấn quanh dây thép.
 Hàng rào: Sử dụng cây que đè lưỡi để làm hàng rào, xốp vụn cắt hoa và 
cỏ trang trí xung quanh.
 + Tạo cây: Cây dừa, cây vạn tuế, cây hoa, cây cam tôi dùng các lõi chỉ 
khâu làm thân, cắt xốp vụn quấn vào dây thép cành cây, xốp làm lá.
 + Tạo hình các con vật ngộ nghĩnh từ các vỏ hộp sữa, thìa sữa chua, chai 
nước rửa chén, lõi giấy vệ sinh, vỏ sò...
 14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.doc