SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi D1 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Để hoạt động giáo dục âm nhạc đạt kết quả tốt nhất thì đầu tiên tôi cần trang bị cho mình hệ thống kiến thức về âm nhạc: Phải có trình độ chuyên môn, nắm chắc phương pháp giảng dạy hoạt động âm nhạc lứa tuổi 5-6 tuổi cho bản thân. Từ đó tôi đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài âm nhạc như: “Tạp chí Giáo dục Mầm non, Báo Họa Mi, Tuyển tập trò chơi cho bé”…để cập nhật thông tin, biết nhiều các bài ở lứa tuổi Mầm non sau đó lựa chọn bài hát mới phù hợp với độ tuổi và đưa vào nội dung chương trình để dạy trẻ.
Tôi dự giờ học hỏi đồng nghiệp mỗi khi có thể để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân khi tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Luôn tạo tư thế tác phong vui tươi, bình tĩnh, tự tin trước khi bước vào các hoạt động học tập cũng như vui chơi.
Nắm vững tâm sinh lý từng trẻ của lớp mình từ đó lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động học âm nhạc cùng với cô, biết sở thích và mong muốn của trẻ giúp trẻ phát huy mặt mạnh, từ đó trẻ hứng thú trong hoạt động âm nhạc.
Khi tham gia vào hoạt động học âm nhạc thì giọng hát và giọng nói là rất cần thiết nhưng cũng không thể thiếu được sự quan tâm, gần gũi, ánh mắt, cử chỉ trìu mến, những câu động viên nhắc nhở khéo léo, nhẹ nhàng từ phía cô dành cho trẻ, điều đó luôn làm động lực để trẻ tự tin vào bản thân mình vào khả năng ca hát của mình.
docx 13 trang skmamnonhay 16/03/2025 800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi D1 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi D1 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi D1 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
 Như chúng ta đã biết, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối 
với cuộc sống con người, đặc biệt đối với trẻ Mầm non. Những nốt nhạc trầm bổng, 
những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như dòng 
sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện 
nhân cách của mình.
 Hơn thế nữa, với trẻ âm nhạc là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, tác động đến 
trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ: những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát 
mộc mạc, gần gũi đó đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ, khơi dậy tình yêu gia đình, quê 
hương từ những tiếng hát, lời ru đó. 
 Giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, 
biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận 
động, nghe hát, múa, chơi âm nhạc. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại 
cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm 
nhạc cho trẻ. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc 
và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. 
 Trường Mầm non Nhã Lộng là trường đạt chuẩn, nhà trường được xây dựng 
khang trang, được đầu tư nhiều trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo cho việc dạy, 
học của cô và trẻ. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn yêu nghề mến trẻ, 
có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
 Năm học 2022- 2023, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp Mẫu giáo 
5- 6 tuổi D1 với tổng số là 33 trẻ (Trong đó nam có 20 trẻ, nữ là 13 trẻ). Bản thân tôi 
là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề. Với mong muốn tìm ra các biện pháp giúp 
trẻ 5 - 6 tuổi yêu thích hoạt động giáo dục âm nhạc.
 Chính vì vậy, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát khả năng về hoạt động âm 
nhạc của các trẻ trong lớp và kết quả khảo sát đầu năm như sau: Qua hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp Mẫu giáo 5 -6 tuổi D1 
tôi thấy khả năng về lĩnh vực âm nhạc của trẻ vẫn còn hạn chế. Trong các hoạt động 
học âm nhạc nhiều trẻ hát chưa đúng với lời ca, chưa rõ giai điệu, tiết tấu bài hát. 
Khi tham gia biểu diễn thì chưa mạnh dạn còn lúng túng, thiếu tự tin. 
 Đa phần phụ huynh công việc bận rộn chưa quan tâm nhiều đến các lĩnh vực giáo 
dục trẻ trong lớp. Có những gia đình quan tâm chỉ quan tâm đến chữ cái và toán bé học 
ở lớp còn âm nhạc thì phụ huynh thực sự chưa chú ý nhiều trong việc dạy trẻ.
 5.1.2. Một số giải pháp thực hiện:
 Giải pháp thứ nhất: Giáo viên tích cực học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình 
độ chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục âm nhạc và nghệ thuật lên lớp.
 Để hoạt động giáo dục âm nhạc đạt kết quả tốt nhất thì đầu tiên tôi cần trang bị 
cho mình hệ thống kiến thức về âm nhạc: Phải có trình độ chuyên môn, nắm chắc 
phương pháp giảng dạy hoạt động âm nhạc lứa tuổi 5-6 tuổi cho bản thân. Từ đó tôi 
đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài âm nhạc 
như: “Tạp chí Giáo dục Mầm non, Báo Họa Mi, Tuyển tập trò chơi cho bé”để cập 
nhật thông tin, biết nhiều các bài ở lứa tuổi Mầm non sau đó lựa chọn bài hát mới phù 
hợp với độ tuổi và đưa vào nội dung chương trình để dạy trẻ.
 Tôi dự giờ học hỏi đồng nghiệp mỗi khi có thể để từ đó rút ra những kinh 
nghiệm cho bản thân khi tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
 Luôn tạo tư thế tác phong vui tươi, bình tĩnh, tự tin trước khi bước vào các hoạt 
động học tập cũng như vui chơi.
 Nắm vững tâm sinh lý từng trẻ của lớp mình từ đó lôi cuốn trẻ tham gia hoạt 
động học âm nhạc cùng với cô, biết sở thích và mong muốn của trẻ giúp trẻ phát huy 
mặt mạnh, từ đó trẻ hứng thú trong hoạt động âm nhạc.
 Khi tham gia vào hoạt động học âm nhạc thì giọng hát và giọng nói là rất cần 
thiết nhưng cũng không thể thiếu được sự quan tâm, gần gũi, ánh mắt, cử chỉ trìu 
mến, những câu động viên nhắc nhở khéo léo, nhẹ nhàng từ phía cô dành cho trẻ, 
điều đó luôn làm động lực để trẻ tự tin vào bản thân mình vào khả năng ca hát của 
mình.
 Ngoài ra, tôi còn bồi dưỡng sưu tầm, sáng tác các trò chơi âm nhạc trên mạng 
Internet, qua sách báo để từ đó sáng tạo, cải biên ra những trò chơi mới bổ ích, làm 
tăng thêm sự phong phú âm nhạc và gây hứng thú cho trẻ.
 Sau một thời gian áp dụng trên trẻ kết hợp với việc tự học, tự bồi dưỡng tôi đã 
có thêm nhiều kinh nghiệm, thêm kiến thức và tự tin hơn trong công tác hoạt động 
giáo dục âm nhạc. Với cách làm như vậy tôi thấy trẻ có những thay đổi rõ rệt, nhiều trẻ hát tốt, lấy 
hơi đúng kỹ thuật và tôi thấy khả năng ca hát của trẻ có nhiều tiến bộ rất nhiều.
 Trong hoạt động cho trẻ vận động múa là nội dung trọng tâm: Tôi cho trẻ lên vận 
động và thỏa thuận chọn vận động nào phù hợp nhất với giai điệu và lời ca bài hát. Ví 
dụ: Trong hoạt động dạy vận động múa bài hát “ Nắm tay thân thiết” bài hát thể hiện 
tình cảm của đôi bạn thân nên tôi cho trẻ vận động múa đôi và chọn các động tác nắm 
tay, quay người phù hợp với lời ca bài hát để trẻ thể hiện.
 Qua giờ hoạt động tôi thấy trẻ phát huy được khả năng sáng tạo, tự cho trẻ chọn 
vận động phù hợp đã kích thích trẻ tư duy, sáng tạo và tôi thấy hiệu quả đạt trên trẻ 
rất tốt.
 Ngoài vận động múa thì còn có các hoạt động vận động vỗ tay. Trước khi cho 
trẻ vỗ tay thì cần xác định bài hát này có nhịp 2/4; 2/2 hay nhịp 3/4 bài hát có nhịp 
đủ hay nhịp thiếu, bài hát ở giọng gì sau đó hát thử để xác định tiết tấu, cao độ cho 
phù hợp rồi mới có thể lựa chọn hình thức vỗ tay cho phù hợp 
 Sau khi cho trẻ thực hiện như vậy qua một số hoạt động học trẻ đã có chuyển 
biến và nhiều trẻ tai nghe tốt và thực hiện hoạt động một cách chính xác.
 Đối với các hoạt động học mà nội dung trọng tâm là nghe và cảm thụ âm nhạc 
thì đây là một hoạt động mới, hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển tai nghe nhạc. Với 
hoạt động học này tôi cho trẻ nghe các dòng nhạc khác nhau: nghe nhạc giao hưởng 
thính phòng, nhạc cổ điển, nhạc dân tộc, nhạc phim khi đó sẽ giúp trẻ mở rộng 
vốn hiểu biết về các thể loại nhạc và hiểu biết thêm về tiếng nước ngoài (tiếng anh).
 Hoạt động âm nhạc có rất nhiều các loại hình hoạt động, thể loại đa dạng chính 
vì vậy yêu cầu về kỹ năng và hình thức biểu diễn đối với trẻ là cao và khó hơn. Từ 
những hoạt động âm nhạc như vậy đã rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trên sân khấu, trẻ 
sẽ học âm nhạc tốt hơn.
 * Trong các hoạt động khác.
 Ngoài hoạt động âm nhạc thì trong các hoạt động học khác như: Tạo hình, làm 
quen với toán, khám phá khoa học, văn học thì âm nhạc là yếu tố quan trọng và là 
một phần không thể thiếu. Trong các hoạt động học khác khi tạo hứng thú tôi cho 
trẻ hát và vận động với một bài hát hay khi tham gia trò chơi trẻ được chơi trên nền 
bản nhạc hay trực tiếp hát và vận động theo nhạc. Chính vì vậy khi trẻ tham gia 
các hoạt động khác thì trẻ cũng đã được tham gia vào hoạt động tích cực với âm 
nhạc.
 * Giờ đón trẻ: chơi ngoài trời trẻ còn được tham gia rất nhiều vào các trò chơi vận động hay chơi 
tự do mà lúc nào thì âm nhạc đóng một phần không hề nhỏ để giúp cho trò chơi được 
thành công.
 Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để tập trung 
sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang hoạt động chính, xen kẽ động và tĩnh. 
Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay 
bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, 
uyển chuyển, linh hoạt giữa các hoạt động. 
 Lúc này âm nhạc đóng vai trò quan trọng qua trò chơi vừa giúp trẻ tham gia 
học tập có hiệu quả, vừa giúp trẻ nâng cao hoạt động với âm nhạc.
 * Hoạt động các ngày lễ hội
 Có thể nói việc tổ chức hiệu quả các ngày hội, ngày lễ cho trẻ là một hình thức 
giáo dục hiệu quả và sinh động nhất giúp trẻ có cơ hội rất tốt để được trải nghiệm 
các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và mạnh dạn tự tin giao tiếp với 
cô giáo, bạn bè và cha mẹ và đó cũng là cách để giúp trẻ hoạt động âm nhạc đạt hiệu 
quả cao.
 Các ngày lễ hội: Ngày hội đến trường của bé, ngày tết Trung thu, ngày 20/11, 
Tết Nguyên Đán, Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày tết thiếu nhi 1/6... với mỗi ngày hội, 
ngày lễ trẻ lại được tham gia vào các hình thức tổ chức khác nhau qua đó giúp trẻ bộc 
lộ và thể hiện khả năng âm nhạc của bản thân một cách tích cực nhất.
 Qua mỗi lần tổ chức các hoạt động hay sự kiện nào đó tôi thấy các bé của lớp 
mình mạnh dạn, tự tin, kỹ năng về hoạt động âm nhạc được nâng lên rõ rệt. Không 
chỉ đối với các bạn lên sân khấu biểu diễn mà các bạn ở dưới khi thấy các bạn lớp 
mình lên biểu diễn cũng rất hào hứng, phấn khởi và cũng rất muốn mình được lên 
sân khấu biểu diễn. 
 * Sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ 
cho hoạt động âm nhạc: 
 Đồ dùng, đồ chơi là phương tiện, là nhu cầu tự nhiên, cần thiết, không thể thiếu 
được trong trường Mầm non, nhất là đối với những đồ dùng đồ chơi tự tạo, đồ chơi 
trực quan đẹp, hấp dẫn sẽ góp phần cung cấp kiến thức cho trẻ về thế giới xung 
quanh cụ thể hơn, chính xác hơn.
 Đầu năm các lớp được cấp phát các dụng cụ âm nhạc mua sẵn nhưng số lượng 
thì không nhiều và không đa dạng. Nhận thức được tầm quan trọng của các đồ dùng 
đồ chơi tự tạo để trẻ sử dụng trong hoạt động âm nhạc tôi đã tìm những nguyên vật 
liệu dễ kiếm, dễ tìm như xốp trải nền bỏ, xốp hạt, len, giấy bọc hoa, cước, giấy đề Từ đầu năm học, phần lớn trẻ đều do ông bà đưa đến trường, vì vậy mà cha mẹ 
trẻ và giáo viên ít có thời gian để trao đổi trực tiếp với nhau. Trước thực tế đó, tôi đã 
in lời bài hát và cách hướng dẫn trò chơi âm nhạc sau đó gửi về cho cha mẹ trẻ, mặt 
khác tôi còn chụp các hoạt động âm nhạc ở trên lớp của trẻ và gửi trên zalo nhóm 
lớp, để ông bà, bố mẹ, anh chị có thể dạy và chơi cùng trẻ khi rảnh rỗi.
 Trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện tâm sự với trẻ và 
lắng nghe trẻ hát và bộc lộ khả năng âm nhạc có trong từng trẻ để nắm bắt qua đó 
giúp trẻ bộc lộ hết khả năng trong lĩnh vực này. Đồng thời giáo viên cũng tuyên 
truyền với phụ huynh cung cấp kiến thức âm nhạc cho trẻ, tránh không nói tiếng địa 
phương khi hát, tập cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Qua đó phụ huynh thấy khả năng âm 
nhạc của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp phát triển hoạt động âm nhạc cho 
trẻ tại gia đình.
 5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc 
cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi D1 trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái 
Nguyên” đã được áp dụng thành công tại lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi D1 và các lớp Mẫu 
giáo 5 - 6 tuổi tại nhà trường. Theo đánh giá của các đồng nghiệp trong nhà trường 
thì sáng kiến của tôi còn có khả năng áp dụng tại các trường Mầm non trên địa bàn 
huyện Phú Bình.
 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
 Để sáng kiến nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ đạt kết 
quả cao thì cần các điều kiện sau:
 * Điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị : 
 Tài liệu liên quan đến giáo dục âm nhạc
 Các phương tiện công nghệ thông tin như: Máy tính, điện thoại thông minh.
 * Điều kiện về con người: 
 Ban giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong việc làm đồ 
dùng, đồ chơi cho trẻ, cho giáo viên thường xuyên tham dự các lớp tập huấn, chuyên 
đề, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
 Phụ huynh, giáo viên, trẻ lớp 5 tuổi D1.
 Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình 
trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu có sẵn của địa phương, tham gia nhiệt tình 
cùng giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động âm nhạc.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.docx