SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non năm học 2019-2020

Trong hoạt động tạo hình, trẻ em được tìm hiểu những hình ảnh thân thuộc đó và tập thể hiện để tạo nên cái đẹp theo cảm nhận riêng. Hoạt động tạo hình ở trường mầm non không nhằm đào tạo những họa sĩ chuyên nghiệp mà đào tạo ra những người biết thưởng thức cái đẹp- chính là góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội: ai ai cũng qua sự giáo dục của nhà trường; ai ai cũng được giáo dục thẩm mĩ (hiểu biết và tập tạo ra cái đẹp) để lựa chọn cho mình cái đẹp phù hợp với điều kiện sống, với con người mình, với cộng đồng. Ngày nay, cái đẹp “nằm trong” giá trị của những mặt hàng phục vụ cho cuộc sống con người. Thẩm mĩ với tư cách là tạo ra cái đẹp đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế quốc dân. Hoạt động tạo hình ở trường mầm non là đào tạo lớp người biết thưởng thức cái hay cái đẹp để cuộc sống cá nhân, cuộc sống cộng đồng ngày một hài hòa và tươi đẹp hơn. Nhưng để tổ chức tốt hoạt động tạo hình nhằm góp phần giáo dục và phát triển toàn diện quả thực không đơn giản bởi vì kết quả của hoạt động tạo hình lại phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động tạo hình sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ.
doc 20 trang skmamnonhay 19/03/2025 510
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non năm học 2019-2020

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non năm học 2019-2020
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG
 TRƯỜNG MẦM NON” NĂM HỌC 2019 - 2020
 Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2020.
 2 thẩm mĩ cho trẻ, trẻ cần được tiếp xúc, làm quen với cái đẹp gần gũi thân thương 
có ngay ở thiên nhiên, trong cuộc sống thường ngày, có ở gia đình đến làng xóm
 Trong hoạt động tạo hình, trẻ em được tìm hiểu những hình ảnh thân thuộc 
đó và tập thể hiện để tạo nên cái đẹp theo cảm nhận riêng. Hoạt động tạo hình ở 
trường mầm non không nhằm đào tạo những họa sĩ chuyên nghiệp mà đào tạo ra 
những người biết thưởng thức cái đẹp- chính là góp phần tạo dựng môi trường 
thẩm mĩ cho xã hội: ai ai cũng qua sự giáo dục của nhà trường; ai ai cũng được 
giáo dục thẩm mĩ (hiểu biết và tập tạo ra cái đẹp) để lựa chọn cho mình cái đẹp phù 
hợp với điều kiện sống, với con người mình, với cộng đồng. Ngày nay, cái đẹp 
“nằm trong” giá trị của những mặt hàng phục vụ cho cuộc sống con người. Thẩm 
mĩ với tư cách là tạo ra cái đẹp đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế quốc 
dân. Hoạt động tạo hình ở trường mầm non là đào tạo lớp người biết thưởng thức 
cái hay cái đẹp để cuộc sống cá nhân, cuộc sống cộng đồng ngày một hài hòa và 
tươi đẹp hơn. Nhưng để tổ chức tốt hoạt động tạo hình nhằm góp phần giáo dục và 
phát triển toàn diện quả thực không đơn giản bởi vì kết quả của hoạt động tạo hình 
lại phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt 
động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động tạo hình sẽ tạo nguồn cảm hứng 
làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ.
 Để giúp trẻ có được cái nhìn bao quát về thế giới xung quanh, có được quan 
niệm đúng đắn và những nhận xét về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, hướng trẻ 
đến với cái “Chân- Thiện- Mĩ” thì người giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ 
bắt buộc phải có một trình độ nhất định cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống 
nhằm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Với vai trò quan trọng 
đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, trao 
dồi kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng lực sư phạm cho mình.
 Hiện nay, chúng ta đã và đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non 
mới với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Song trên thực tế tổ chức hoạt động tạo 
hình cho trẻ tại trường tôi đang công tác thì vẫn còn nhiều khó khăn nên trẻ vẫn 
hoạt động một cách thụ động, kiến thức kỹ năng còn hạn chế, đó chính là rào cản 
cho sự sáng tạo của trẻ. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” để làm đề tài 
nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động 
tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
 4 Cơ sở vật chất của nhà trường được tăng trưởng, phòng học được xây dựng 
đúng quy cách, phòng học rộng, thoáng mát, sạch đẹp, có đầy đủ ánh sáng và bàn 
ghế cho trẻ hoạt động.
 Đồ dùng-đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy được trang cấp đầy đủ như 
đồ dùng được trang cấp theo danh mục của thông tư 02: ti vi, máy vi tính . 
 Ngoài ra, Ban giám hiệu thường xuyên phát động phong trào tự làm đồ dùng 
đồ chơi, tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng-đồ chơi ở các lớp đáp ứng như 
cầu sử dụng hàng ngày của trẻ. 
 Mặc dù có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp không ít khó khăn sau đây:
 * Khó khăn:
 Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện, địa hình phức tạp, giao 
thông cách trở, đường sá đi lại vừa xa xôi vừa vượt qua nhiều khe suối, dốc đèo 
nguy hiểm.
 Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng người dân ở đây thường sử dụng Tiếng 
mẹ đẻ rất tự nhiên theo bản năng nên khi đến trường trẻ rất khó hiểu, khó nghe, 
khó nói được Tiếng Việt, trẻ ngại giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung 
quanh nhất là người lạ. 
 Mặt khác, ngữ điệu, giọng nói của người Đồng bào không đúng thanh điệu, 
âm điệu Tiếng Việt nên trẻ thiếu tự tin trong mọi hoạt động.
 Môi trường ở lớp rất xa lạ đối với trẻ Dân tộc, tâm lý rụt rè, e sợ luôn biểu 
hiện trên mọi hoạt động của các cháu. Các cháu ngại giao tiếp bằng Tiếng Việt, ít 
tò mò, ít hỏi cô, hỏi bạn, ít trả lời câu hỏi, ít đưa ra ý kiến đề xuất hoặc phát biểu 
trong khi học cũng như khi chơi, có nhiều trẻ không thể nghe cô nói, hiểu những 
lời nói, câu hỏi của cô, không tiếp thu được những kỹ năng hướng dẫn của cô điều 
này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển tư duy, nhận thức, ngôn ngữ và 
thẩm mĩ của trẻ.
 Việc phát triển kĩ năng tạo hình cho các cháu ngoài học trên lớp, về nhà 
không được người thân quan tâm hướng dẫn nên kỹ năng vẽ, nặn, xé dán, tô màu, 
bố cục tư thế ngồi, cách cầm bút của trẻ rất hạn chế.
 * Điều tra thực tiễn: 
 Kết quả
 Tổng 
 Nội dung Đạt Không đạt
 số trẻ
 SL % SL %
 Kỹ năng vẽ, tô màu, xé dán, nặn 14 7 50 7 50
 6 Tích cực học hỏi nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, sưu tầm các tập san, 
 các băng hình về chuyên môn... để tham khảo hình thức tổ chức tiết học lấy trẻ 
 làm trung tâm và mục tiêu cuối cùng là kết quả thực hiện của trẻ.
 Mạnh dạn trao đổi những vướng mắc và những giải pháp mới trong quá 
 trình thực hiện.
 Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch thao giảng bồi 
 dưỡng chuyên môn ở trường, cụm về thực hiện lĩnh vực thẩm mĩ môn tạo hình 
 nhằm học hỏi thêm kinh nghiêm tổ chức hoạt động cho trẻ. 
 Bên cạnh đó để tham quan cách bài trí, trang trí tạo môi trường cho trẻ trải 
nghiệm. Luôn tranh thủ mọi thời gian để tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ do Phòng Giáo dục, cụm, trường tổ chức; tích cực học tập, chia sẻ kinh 
nghiệm của giáo viên các trường có chất lượng cao trong Huyện như trường mầm 
non thị trấn Lệ Ninh; học qua các thông tin trên internet đồng thời bản thân luôn 
xây dựng cho mình kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua hàng tháng. 
Nhờ đó mà bản thân tôi nắm chắc được nội dung hoạt động theo độ tuổi mình phụ 
trách, linh hoạt trong lựa chọn nội dung, vận dụng phối hợp các phương pháp và 
giải pháp một cách linh hoạt và sáng tạo, tạo được sự hứng thú cho trẻ, phát huy tốt 
tính tích cực chủ động của trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động.
 Giải pháp 2: Xây dựng tốt kế hoạch của hoạt động tạo hình.
 Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi giáo viên phải linh 
hoạt và sáng tạo trong xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ 
chức. Để nâng cao được chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên lựa chọn 
các nội dung hoạt động sao cho đảm bảo được theo mục tiêu đặt ra, phù hợp với 
đặc điểm nhận thức chung của trẻ trong độ tuổi và thực tế nhận thức của trẻ ở 
nhóm lớp mình phụ trách là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất 
lượng tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng.
 Để làm được điều đó thì trước hết bản thân tôi cần phải nắm được các nội 
dung ở chương trình khung, các mục tiêu cần đạt. Đồng thời bản thân tôi cũng phải 
nắm được đặc điểm và khả năng tạo hình của trẻ 5-6 tuổi trong lớp như:
 Về quan sát, nhận biết: Trẻ 5-6 tuổi đã chú ý quan sát mọi vật xung quanh và 
có thể nhận biết được về hình dáng, kích thước, màu sắc. Trẻ nhận ra các bộ phận 
chính của đối tượng như lá cây, cành cây, quả; các bộ phận của đồ vật: miệng, cổ, 
thân, đáy của lọ hoa...
 Về sử dụng phương tiện tạo hình: Trẻ 5-6 tuổi đã cầm bút vẽ đúng tay và 
điều khiển bút linh hoạt hơn.
 8 Đối với trẻ 5-6 tuổi thì trẻ đã có thể vẽ, nặn, xé, dán, gấp được những hình 
ảnh đơn giản. Kỹ năng tạo hình không tách rời các hoạt động khác vì để cảm nhận 
được cái đẹp của đối tượng và sáng tạo tạo ra được sản phẩm đẹp thì trẻ phải có 
khả năng quan sát, phân tích, ghi nhớ, tưởng tượng...thông qua các hoạt động làm 
quen với Môi trường xung quanh (lĩnh vực nhận thức), Làm quen văn học (lĩnh 
vực PTNN...). Chính vì thế để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ đã 
thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động tạo hình trong hoạt động chung và trong 
các hoạt động khác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.., các hoạt động của 
các lĩnh vực khác như: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực nhận thức....Với 
việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo của giáo viên (dùng hình ảnh trực quan qua vật 
thật, hình ảnh qua tranh ảnh, hình ảnh qua máy chiếu; kết hợp phương pháp dùng 
lời, phương pháp thực hành nghệ thuật...), tạo mọi cơ hội để trẻ tích cực tham gia 
hoạt động, tạo tình huống để phát huy được sự sáng tạo của trẻ. 
 Cô không nên lạm dụng các sản phẩm và làm mẫu, càng ít làm mẫu và sử 
dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tích cực tư duy, tìm kiếm cách thể hiện. Nếu 
xem nhiều các sản phẩm mẫu và xem cô làm mẫu sẽ làm tê liệt những cảm xúc 
trước đó ở trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần 
thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ chỉ việc ghi nhớ và bắt chước là đủ. 
 Trong trường hợp yêu cầu làm mẫu, cô không nên vội vàng làm mẫu ngay, 
mà phải giúp trẻ suy nghĩ bằng các câu hỏi gợi ý. 
 VD: Cô vừa làm mẫu vừa hỏi: 
 Cô phải bắt đầu vẽ từ đâu đến đâu? 
 Vẽ hình gì?
 Vẽ hình gì?
 Vẽ như thế nào?...
 Tạo tình huống như mình không biết và phải nhờ trẻ giúp đỡ, động viên giúp 
trẻ tự tin, tích cực, chủ động thể hiện sự sáng tạo. Và muốn được như thế thì cô 
phải chuẩn bị cho cháu nắm vững các kỹ năng tạo hình một cách thuần thục để 
cháu thực hiện yêu cầu dễ dàng hơn.
 Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản sau:
 * Kỹ năng nặn:
 Cô làm mẫu cho trẻ xem từ thao tác đầu tiên đến khi tạo sản phẩm cụ thể kết 
 hợp với lời giải thích ngắn gọn rỏ ràng và dể hiểu để trẻ bắt chước và làm theo.
 Ví dụ: Nặn quả cam 
 Cô chuẩn bị đất nặn, bảng con, dao nhựa....
 10 Tôi cho trẻ in hình bàn tay, bàn chân nhỏ của bé. Từ những bàn tay, bàn 
chân xinh xắn ấy được với những màu sắc khác nhau tôi đem trang trí trên tường 
làm bé rất thích thú, luôn đòi cô cho tập làm hoạ sĩ.
 Bước 2: Sau khi đã kích thích được trẻ thì tôi cho trẻ dùng bút lông phết 
màu. Yêu cầu kỹ năng trẻ làm: cầm bút bằng tay phải và chấm. Vào màu gạt nhẹ 
vào mép hộp để không làm màu vung vãi lung tung. Sau đó phết nhẹ màu vào mặt 
giấy theo ý của trẻ. Có thể đan xen các màu bằng các bút khác nhau. Ở đây cô 
hướng dẫn trẻ có thói quen dùng bút nào thì màu ấy để tạo được bức tranh đẹp.
 * Dạy trẻ kỹ năng xé dán: 
 Trong tạo hình còn có một loại hình nghệ thuật nữa đó là thể loại xé dán. 
Khi làm quen với kỹ năng này tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp như xé 
theo dải, xé vụn và dạy trẻ kỹ năng dán theo vệt chấm hồ. Đây là kỹ năng khó đối 
với trẻ. Vì vậy, khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó 
lật lên và phết hồ ở phìa sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và bố cục được 
sản phẩm của mình phù hợp.
 Kỹ năng tạo hình của trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải thường 
xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên. 
 Để dạy và rèn luyện cho trẻ có được những kỹ năng đó thì tôi đã thường 
 xuyên tổ chức tốt các hoạt động tạo hình trong hoạt động chung và trong các hoạt 
 động khác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời...Với việc vận dụng linh hoạt 
 và sáng tạo của giáo viên (dùng hình ảnh trực quan qua vật thật, hình ảnh qua 
 tranh ảnh, hình ảnh qua máy chiếu; kết hợp phương pháp dùng lời, phương pháp 
 thực hành nghệ thuật...), tạo mọi cơ hội để trẻ tích cực tham gia hoạt động, tạo 
 tình huống để phát huy được sự sáng tạo của trẻ. Nhờ việc làm tỉ mĩ, thường 
 xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi khá lên rỏ rệt.
 Giải pháp 4: Giải pháp giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp thông qua tạo 
 môi trường học tập.
 Môi trường học tập là nơi cung cấp thông tin phong phú đa dạng nhằm giúp 
 trẻ tìm tòi khám phá cái đẹp, những điều mới lạ, hấp dẫn để phát triển tư duy nói 
 chung và năng khiếu tạo hình nói riêng. Môi trường trong và ngoài lớp sẽ gây 
 được ấn tượng cho trẻ. Khi đến lớp trẻ sẽ quan sát xung quanh xem lớp mình có 
 khác nhà của bé không? Có đẹp hơn nhà của bé không? ...Chính môi trường đẹp là 
 nơi cung cấp và làm khơi dậy được khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ. Đây là 
 tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu 
 yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc của phòng học lớp mình và tâm sinh lý 
 của trẻ trong lớp để tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. 
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc