SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết kể chuyện
Đề tài sáng kiến kinh “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết kể chuyện” bản thân tôi tìm tòi nghiên cứu và mới viết lần đầu, điể’m mới của đề tài này là giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện. Giáo viên giúp trẻ kể’ chuyện theo trình tự nội dung câu chuyện, thể’ hiện được vai của từng nhân vật trong chuyện qua ngữ điệu giọng kể thể hiện tính cách, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của từng nhân vật, qua mổi tác phẩm chuyện khơi dậy ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước, con người. Qua những bài thơ, câu chuyện, tục ngữ, ca dao, đồng dao, ... Trẻ biết yêu cái hay, cái đẹp, biết lên án phê phán cái xấu, từ đó hình thành ở trẻ thói quen chuẩn mực. Giáo viên tạo cơ hội phát huy tính tích cực, sáng tạo, ham hiểu biết của trẻ, thông qua việc khai thác sử dụng đồ dùng, đồ chơi dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, cô là người hướng dẫn trẻ hoạt động, trẻ tích cực khám phá những điều mới lạ, nhằm kích thích sự hứng thú tò mò ham hiểu biết của trẻ vào các hoạt động học, giúp giáo viên có thêm kĩ năng trong việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và điều kiện đặc điểm của lớp để xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần (chủ để) lồng ghép việc dạy trẻ học tốt tiết kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học.
Đề tài của tôi mới viết lần đầu được hội đồng khoa học nhà trường góp ý bổ sung và đã đánh giá xếp loại tốt, được áp dụng rộng rãi trong nhà trường và có thể áp dụng ở một số trường bạn, nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Đề tài của tôi mới viết lần đầu được hội đồng khoa học nhà trường góp ý bổ sung và đã đánh giá xếp loại tốt, được áp dụng rộng rãi trong nhà trường và có thể áp dụng ở một số trường bạn, nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết kể chuyện
làm cho trẻ biết yêu vẽ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu quý ông, bà, cha, mẹ ...................qua nhiều tác phẩm văn học và qua các buổi “Kể chuyện” Vì vậy, là một giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi đưa ra “Một sô giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết kể chuyện” với mục đích giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc cảm nhận ngôn ngữ qua những câu chuyện và biết thể’ hiện nó bằng chính ngôn ngữ, hành động của trẻ. 1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng của đề tài: Đề tài sáng kiến kinh “Một sô giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết kể chuyện” bản thân tôi tìm tòi nghiên cứu và mới viết lần đầu, điể’m mới của đề tài này là giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể’ chuyện. Giáo viên giúp trẻ kể’ chuyện theo trình tự nội dung câu chuyện, thể’ hiện được vai của từng nhân vật trong chuyện qua ngữ điệu giọng kể thể hiện tính cách, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của từng nhân vật, qua mổi tác phẩm chuyện khơi dậy ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước, con người. Qua những bài thơ, câu chuyện, tục ngữ, ca dao, đồng dao, ... Trẻ biết yêu cái hay, cái đẹp, biết lên án phê phán cái xấu, từ đó hình thành ở trẻ thói quen chuẩn mực. Giáo viên tạo cơ hội phát huy tính tích cực, sáng tạo, ham hiểu biết của trẻ, thông qua việc khai thác sử dụng đồ dùng, đồ chơi dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, cô là người hướng dẫn trẻ hoạt động, trẻ tích cực khám phá những điều mới lạ, nhằm kích thích sự hứng thú tò mò ham hiểu biết của trẻ vào các hoạt động học, giúp giáo viên có thêm kĩ năng trong việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và điều kiện đặc điểm của lớp để xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần (chủ để) lồng ghép việc dạy trẻ học tốt tiết kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học. Đề tài của tôi mới viết lần đầu được hội đồng khoa học nhà trường góp ý bổ sung và đã đánh giá xếp loại tốt, được áp dụng rộng rãi trong nhà trường và có thể áp dụng ở một số trường bạn, nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Trang 2 nói chung và dạy trẻ 5 - 6 tuổi học tốt tiết kể chuyện nói riêng. Tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp sẽ bổ sung, góp ý để’ sáng kiến của tôi được hoàn thiện và được áp dụng rộng rải vào sự chăm sóc, giáo dục trẻ trong toàn huyện. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của đề tài. Dạy trẻ “Kể’ chuyện” là việc làm quan trọng và cần thiết giúp trẻ hiể’u sâu sắc hơn về nội dung câu chuyện, từ đó trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Không những thế mà đây là hình các buổi tập huấn chuyên môn ở sỡ, phòng, cụm cũng như ở trường, tham dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp, sưu tầm tài liệu phục vu học tập ở các trường bạn về tiết kể chuyện nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ đề phù hợp với từng nội dung câu chuyện trong tháng, lực lượng phụ huynh quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu, như các loại vải vụn, các vật liệu có sẳn ở địa phương, đống sân khấu rối Một số cháu có tính mạnh dạn khả năng tiếp thu nhanh, ngữ điệu giọng tốt phong cách kể’ chuyện tự nhiên đó củng chính là những hạt nhân của lớp. Tất cả đó là điều kiện thuận lợi để’ tôi thực hiện tốt chuyện đề. Ngoài ra bản thân tôi còn sưu tầm một số tranh có hình ảnh về các nội dung câu chuyện đơn giản, các nhân vật gần gủi với trẻ, tạo môi trường để’ trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi. - Phòng học rộng rãi thoáng mát và khá đầy đủ điều kiện để’ trẻ hoạt động. - Tôi luôn nghiên cứu tìm tòi học hỏi về cách tổ chức tiết dạy qua đó tôi nắm vững phương pháp khi tổ chức hoạt động của bộ môn. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động kể chuyện một cách tích cực -Lớp có 02 giáo viên nên tôi tranh thủ thời gian làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học, tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào tiết học hứng thú, sôi nổi hơn. * Khó khăn: - Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều cháu nói lắp, nói ngọng, nói chớt. - Đa số trẻ là con em gia đình nông nghiệp điều kiện kinh tế còn khó khăn, địa bàn không tập trung, đường đến trường lại xa xôi, phụ huynh chưa có thời gian chăm sóc cho con nên ảnh hưởng đến việc cho trẻ đi học. -Sự quan tâm của một số phụ huynh về tiết kể chuyện còn hạn chế. - Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá các đồ dùng đồ chơi một số chủ đề chưa phong phú. - Trong quá trình dạy trẻ nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính tích cực sáng tạo của trẻ, còn rập khuôn máy móc. - Khả năng kể chuyện của trẻ còn hạn chế, trẻ chỉ biết thuộc chuyện, chứ chưa biết kể’ chuyện đống vai, nhập vai qua ngữ điệu giọng kể’, điệu bộ, nét mặt, cử chỉ của từng nhân vật trong chuyện. * Điều tra thực tiển: - Để’ tổ chức hoạt động cho trẻ kể’ chuyện tốt và biết được mức độ, tiếp thu, nhận thức của trẻ vào đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ kể chuyện dưới mọi hình thức khác nhau như tóm tắt Trang 4 vật về câu chuyện trưng bày ở góc. Nhằm gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tò mò tham gia vào mọi hoạt động. - Góc sách luôn thay đổi, các loại sách được sắp xếp theo đầu sách và dung lượng dài, ngắn ở trang sách. Ngoài lớp học tôi củng tạo môi trường cho trẻ bằng cách dán các tranh ảnh sáng tạo ở cửa lớp, ở góc những điều cha mẹ cần biết, viết tên các loại đồ dùng sinh hoạt của trẻ. Tất cả những việc làm trên đã tạo điều kiện cho trẻ học tốt chuyên đề nói chung và tiết dạy trẻ kể chuyện nói riêng. Hai là: Dạy trẻ kể chuyện ở mọi lúc, mọi nơi - Muốn tổ chức tốt tiết kể chuyện thì giáo viên phải cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Trẻ 5-6 tuổi khả năng bắt chước của trẻ rất cao nên muốn cho trẻ kể chuyện được tốt thì tôi phải tổ chức tốt việc “Kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe” thể hiện được tính cách của các nhân vật trong chuyện thông qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và nét mặt, ngoài ra tôi còn cho trẻ nghe kể chuyện qua băng dĩa Như vậy để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ từ đó trẻ cảm nhận ra được cái hay, cái đẹp ở trong chuyện để khi trẻ kể lại chuyện trẻ thể hiện một cách có hiệu quả hơn. - Sau khi kể diễn cảm về câu chuyện cho trẻ nghe tôi sử dụng câu hỏi đàm thoại theo một hệ thống nhằm giúp trẻ hiểu trình tự câu chuyện, trẻ nắm chắc nội dung chuyện. Đây là cơ hội để trẻ nêu lên ý kiến nhận xét của mình về cân chuyện từ đó trẻ dễ thuộc chuyện hơn, nắm chắc nội dung chuyện, tính cách ngữ điệu giọng của từng nhân vật. - Muối cho trẻ kể được chuyện một cách thành thạo thì cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi như giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời, chơi tự do, sinh hoạt chiều và trả trẻ + Ví dụ: Khi học câu chuyện “Ba cô gái” khi giờ đón trẻ cô hỏi sáng nay ai đưa cháu đến lớp? (mẹ cháu a!) thế mẹ cháu làm việc gì? Mẹ có thương cháu không? Cháu có yêu quý mẹ mình không? Mẹ là người chịu nhiều vất vã, khổ cực để nuôi các cháu khôn lớn. vậy có ai không yêu mẹ mình không? Thế nhưng củng có những người con không biết yêu thương mẹ mình khi mẹ ốm đấy. Các con đoán xem đó là ai trong câu chuyên gì mà hôm trước cô đã kể cho các con nghe rồi (Câu chuyên “Ba cô gái”) trong câu chuyện đó cháu học tập ai? Vì sao? - Các con ạ! Trong cuộc sống mình phải biết yêu thương giúp đỡ nhau nhất là người mẹ đã sinh ra mình và nuôi mình khôn lớn. Với hình thức như vậy trẻ hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng. - Trong lớp tôi chuẩn bị các loại đồ dùng và các nhận vật về câu chuyện trẻ đang học để trẻ liên tưởng đến nội dung chuyện. Trang 6 năng khiếu của mình nhất là tiết học “Kể’ chuyện” - Vào đầu tiết học tôi mở đài cho trẻ nghe, có nọi dung gần gủi với tiết học sắp tói của trẻ. Tôi hướng trẻ tới tiết học bằng cách tạo môi trường xung quanh lớp đa dạng và phomg phú như chuẩn bị tranh chuyện, sa bàn, sân khấu rối, máy quay phim cách bố trí lớp học sao cho phù hợp với lớp mình. Trẻ đống kịch tôi chuẩn bị trang phục cho trẻ. Một điều quan trong nửa là tôi luôn tìm hiể’u về suy nghĩ và mong muốn của trẻ xem trẻ sẻ kể’ lại câu chuyện trẻ sắp học bằng hình thức nào? Kể’ một đoạn chuyện, kể cả câu chuyện hay tham gia đống kịch. Nếu cháu đống kịch cháu sẻ nhận vai gì? Thể hiện vai diễn đó như thế nào? Như vậy sẻ phát huy được tính tích cực và sáng tạo của trẻ, trẻ được tích cực hoạt động. -Với sự chuẩn bị như vậy trẻ sẻ hào hứng muốn được tham gia vào tiết học, muốn thể hiện chính mình thông qua tiết học đó. Không những thế trẻ còn biết thi đua nhau thể hiện năng kiếu của mình làm thế nào để được cô giáo và các bạn khen ngợi. Mặt khác trẻ thích nhập vai một cách như thực. Lớp học lúc nào củng vui tươi nhộn nhịp và nó đã trở thành công việc thường xuyên đầy niềm vui của cô và trẻ. Năm là: Tổ chức tiết dạy trên lớp - Đây là hình thức quan trọng nhất trong việc dạy trẻ kể chuyện. Bởi tiết học trên lớp nhằm giúp trẻ chính xác hóa, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản mà trẻ được làm quen mọi lúc, mọi nơi dưới sự hướng dẩn của cô giáo. Tiết học trên lớp là tiết học bắt buộc diễn ra trong một thời gian nhất định. Trình tự của tiết học theo một hệ thống với nhiều nội dung nhằm cung cấp đầy đủ nhất kiến thức cho trẻ. Đây củng là công việc để trẻ được trao đổi ý kiến nêu lên nhận xét của mình với cô giáo và các bạn trong lớp. - Sau khi đã chuẩn bị tốt mọi phương tiện tiết học “Kể’ chuyện” được diễn ra với nhiều nội dung như sau: + Giới thiệu bài, giới thiệu trược tiếp hoặc dán tiếp + Cô kể’ chuyện cho trẻ nghe với nhiều hình thức khác nhau kể’ bằng lời, tranh, sa bàn + Đàm thoại nội dung câu chuyện + Tùy thuộc vào nhận thức của trẻ trong lớp mà cô có thể’: Dạy trẻ kể lại chuyện, đống kịch (Kể bằng nhiều hình thức sao cho phù hợp) + Kết thúc, củng cố và giáo dục: -Tất cả các nội dung trên liên kết với nhau như một kịch bản, kịch bản đó sao cho mầm Trang 8 mình qua câu chuyện “Ba cô gái” với sự tham gia của tập thể lớp mẫu giáo lớn. Cô cho trẻ nhận vai theo sở thích về khả năng của trẻ và đống kịch, cô làm người dẫn chương trình cho cháu diễn, luân phiên thay đổi lẩn nhau. Khán giả là nguồn cổ vủ động viên cho các diễn viên. Trẻ diễn xong cổ vủ động viên trẻ bằng những tràng vỗ tay -Kết thúc chương trình là lời cảm ơn nhẹ nhàng đến các diễn viên đồng thời là những lời giáo dục thông qua vỡ kịch đó. Câu chuyện Ba cô gái như muốn nói với chúng ta rằng. Chúng ta hạnh phúc vì đã có mẹ, hảy cảm ơn mẹ đã sinh ra con. Chúng ta hảy làm tất cả những gì cho mẹ để mẹ được vui, sống lâu bên chúng ta. -Mổi câu chuyện, mổi vở kịch tôi luôn thiết kế chương trình sao cho phù hợp về cách giới thiệu, cách truyền tải nội dung, phương pháp, hình thức để trẻ khỏi nhàm chán đem lại kết quả tốt. 2.3. Kết quả đạt được - Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, triển khai áp dụng các giải pháp nêu trên vào hoạt động cho trẻ kể chuyện tôi đã thu được kết quả như sau. * Đối với bản thân: - Đã nắm chắc nội dung, phương pháp hình thức thiết kế tổ chức linh hoạt vào các giờ cho trẻ hoạt động kể chuyện. -Bản thân đã có kinh nghiệm trong việc sữ dụng và làm các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động kể chuyện. Đồ dùng, đồ chơi phong phú và đa dạng thay đổi theo từng chủ đề phù hợp với từng nội dung câu chuyện sắp cho trẻ làm quen đã tập trung được sự thu hút của trẻ vào hoạt động "Kể chuyện" được nhiều trẻ thích tham gia vào hoạt động, trẻ tích cực quan sát tìm tòi, khám phá phát hiện ra những câu trả lời chính xác. * Đối với trẻ - Thông qua sự vận dụng phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ kể chuyện, trẻ đã tự nắm bắt một số kĩ năng nghe, nhìn, kể, đống kịch, thể hiện giọng điệu, cử chỉ, tính cách của từng nhân vật. Thông qua kể chuyện trẻ biết yêu quê hương đất nước, yêu cái hay, cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác. - Trẻ đã linh hoạt trong việc đọc tên, gọi tên các sự vật xung quanh. -Kết quả ở trẻ lĩnh hội về tiết kể chuyện ngày càng được nâng cao. Cụ thể là : + 100% trẻ hứng thú kể lại chuyện + 96% Trẻ mạnh dạn, tự tin biết thể hiện được ngữ điệu giọng, tính cách của từng nhân vật + 0,4% Trẻ chưa thể hiện được giọng điệu nhân vật đó là những trẻ cá biệt, nói ngọng Trang 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_h.docx