SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nga Yên

Mục đích của đề tài là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Yên đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Giúp trẻ nhận biết và làm quen 4 nhóm thực phẩm, lợi ích, nguồn gốc của các loại thực phẩm, và thức ăn đối với sức khỏe con người.
Biết được lợi ích của việc ăn uống đúng cách, ăn nhiều bữa, phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo đủ chất.
Giáo dục cho trẻ hiểu cách ăn khác nhau của từng loại thực phẩm.
Dạy trẻ biết phải sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, vệ sinh tay chân trước khi ăn và trẻ ăn nhiều loại thức ăn với số lượng phù hợp và đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Đây là trách nhiệm của mỗi gia đình cũng như nhà trường cần làm tốt việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở lứa tuổi mầm non
docx 17 trang skmamnonhay 12/08/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nga Yên

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nga Yên
 1.MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là 
nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 
ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp 
theo.
 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác 
Giáo dục và đào tạo. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc 
sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục 
mầm non cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong 
sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất 
nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm 
lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được 
phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn 
cực kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách.[1]
 Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc 
biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không những 
trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. Để đảm bảo có một sức 
khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các chất dinh dưỡng, vì dinh dưỡng 
sức khỏe ngày nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. 
Do đó dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người 
nói chung và trẻ em nói riêng.
 Chính vì vậy nó có nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về 
thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách 
con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho 
trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
 Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề 
nóng bỏng là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở lứa tuổi mầm non . [2]
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non xã Nga Yên - Huyện Nga 
Sơn.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp tuyên truyền.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - Phương pháp thống kê ,xử lý số liệu.
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Qua nghiên cứu về sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của mình, tôi đã nghiên 
cứu tìm ra những đổi mới, được đúc rút trong quá trình nghiên cứu thực tế công 
việc của mình tại lớp mà tôi đang giảng dậy. Do tình hình thực tế hiện nay vấn đề 
vệ sinh và an toàn thực phẩm là một nỗi lo lớn của toàn xã hội, của mỗi một tập 
thể, của từng cá nhân chúng ta. Vì vậy các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong 
SKKN năm ....................thì tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp mới, sáng tạo
để thu hút trẻ trong việc nâng cao chất lượng về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an 
toàn thực phẩm trong lớp của mình. Nên tôi đã bổ xung thêm hai giải pháp: Tổ 
chức cho trẻ được thăm quan, quan sát thực tế để trẻ tiếp thu tri thức mới có dịp 
củng cố kiến thức đã học và Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng, 
vệ sinh an toàn thực phẩm và một số nội dung bổ sung trong các giải pháp khác để 
phù hợp với trẻ, tình hình hiện nay. Đó là những điểm mới mà tôi đã bổ xung thêm 
vào bài sáng kiến của mình để nghiên cứu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, trong 
quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 2. NỘI DUNG
 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN: phát triển chiến lược con người tạo ra những lớp con người mới có đủ trình độ 
hiểu biết về tri thức khoa học hiện đại, tiên tiến vững bước trên con đường hội 
nhập và phát triển kinh tế đất nước hiện nay.
 Như “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người”
 Con người sống tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn dinh dưỡng, do vậy 
giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình 
cảm, lý trí của con người, làm thay đổi nhận thức thái độ và hành động để đi đến 
tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống và sức khỏe cá nhân, tập thể, cộng đồng.
 Trước kia có người từng quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ” theo quan 
niệm này thì việc đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo một cách tự nhiên theo năm tháng 
miễn là cho trẻ ăn để nó lớn, còn ăn như thế nào? có phù hợp với nhu cầu dinh 
dưỡng của cơ thể hay không? có đảm bảo thành phần dinh dưỡng của các chất và 
cân đối hợp lý khẩu phần ăn hay không thì không cần biết. Nhưng ngày nay điều 
kiện kinh tế, xã hội, khoa học ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao. 
Vấn đề dinh dưỡng đối với con người là hết sức cần thiết. Dinh dưỡng đối với con 
người là cả một công trình khoa học đã được nhiều nhà dinh dưỡng học trong nước 
và trên thế giới nghiên cứu. Đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non, không phải 
chỉ cho trẻ ăn no là đủ mà phải cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng, cân đối, hợp vệ sinh 
có như vậy thì trẻ mới có đủ sức khoẻ tốt, cơ thể mới phát triển hài hoà, cân đối là 
nền tảng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
 Đây là trách nhiệm và cũng là nhiệm vụ của mỗi chúng ta cần làm tốt việc 
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở lứa tuổi mầm non.
 2.2. TH ỰC TR ẠNG.
 * Thuận lợi:
 Trường mầm non Nga Yên có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động, 
 yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao 5/33 sinh tùy thích, mất vệ sinh, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng và mắc các bệnh như: ngoài 
da, đau mắt, tiêu chảy, hô hấp...
 Hơn nữa các loại thực phẩm có nguy cơ bị làm giả, làm nhái, và còn bị tẩm 
ướp các hóa chất độc hại luôn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng 
đến sức khỏe của trẻ, làm giảm chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường mầm non.
 * Kết quả thực trạng
 Đầu năm học ..........tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi
với tổng số trẻ là 37 cháu. Theo hướng dẫn chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo 
Huyện Nga Sơn về công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng nhà trường có kế 
hoạch phối hợp với trạm y tế xã về khám sức khỏe, cân đo theo dõi trên biểu đồ phát 
triển của trẻ vào đầu năm học.
 * Kêt quả khảo sát đầu năm học: (Tháng..........)
 Số trẻ được khảo 
 Nội dung khảo sát Tỷ lệ %
 sát đầu năm học
 1. Chất lượng chăm sóc
Tổng số trẻ đến trường / trẻ điều tra của lớp 3 7/37 100
Tổng số trẻ ăn bán trú 28 75
Trẻ khám sức khỏe định kỳ 37 100
Trẻ mắc các bệnh 6 16
Trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh cá nhân 25 67
 2. Chất lượng nuôi dưỡng
Trẻ cân nặng bình thường 32 86,5
Trẻ Suy dinh dưỡng 5 13,5
Trẻ chiều cao bình thường 31 83,8
Trẻ thấp còi 6 16,2
 Trước tình hình thực tế trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh 
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở lớp. Ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng 
kế hoạch, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức biện pháp giáo dục dinh dưỡng vệ 
sinh an toàn thực phẩm được ban giám hiệu nhà trường duyệt và nhất trí về việc thực 
 10/33 Đối với trường Mầm non việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường thì cơ sở vật 
chất, trang thiết bị là những đồ dùng, vật dụng không thể thiếu được vì đây chính là 
điều kiện cần thiết để trường có thể tổ chức cho trẻ được ăn bán trú
 Trang thiết bị,dụng cụ dùng để chế biến, chứa đựng thực phẩm: Phải có đủ 
trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bảo quản, chế biến riêng biệt cho thực phẩm sống 
và thực phẩm chín. Phải có đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người tham gia trực 
tiếp vào các quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là găng tay, khẩu trang.
 Chính vì vậy bản thân là một giáo viên tôi tự nhận thấy mình phải có trách 
nhiệm cùng với nhà trường đưa ra những giải pháp để bàn về vấn đề đầu tư cơ sở vật 
chất trang thiết bị để phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực 
phẩm cho trẻ như: Mua xoong, nồi, ấm nhôm, xô chậu, bát, thìa, cốc Inox, khăn 
mặt... đảm bảo đầy đủ đồ dùng cho 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, chính vì 
vậy chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường ngày càng được khẳng định, đáp 
ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, mang lại niềm tin yêu 
cho các bậc phụ huynh khi gửi con em vào trường.
 Hình ảnh: Đồ dùng trang thiết bị nấu ăn trong trường mầm non Nga Yên * 
Kết quả:
 Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch mua sắm, 
bổ sung cơ sở vật chất phục cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ như: Đã 
mua nồi cơm điện, lắp toàn bộ hệ thống bếp ga công nghiệp, mua thêm xoong nồi, 
bát thìa, cốc, khăn mặt, đặc biệt mua nồi cơm nấu bằng ga.. .Mua các loại tranh ảnh, 
 10/33 lượng cho các bé. Mỗi bữa ăn tại trường trẻ được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực 
phẩm mà ngay từ đầu năm học các giáo viên trực tiếp đứng lớp như chúng tôi đã 
tham mưu, đóng góp ý kiến cho Ban giám hiệu chỉ đạo cô nuôi cần thay đổi các 
món ăn để trẻ khỏi nhàm chán, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng bữa ăn và 
phải thực hiện đúng giờ, đúng qui định vệ sinh và được ban giám hiệu nhất trí đưa 
vào kế hoạch để chỉ đạo.
 Hàng ngày Ban giám hiệu đi kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức cho trẻ 
ăn. Có những bữa ăn Ban chấp hành hội phụ huynh học sinh lên kế hoạch lịch 
phân công đến kiểm tra giám sát bữa ăn của các cháu. Khi phụ huynh trực tiếp 
thấy con em mình được các cô chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học như thế các Phụ 
huynh hoàn toàn tin tưởng, yên tâm vào nhà trường ngày một gửi trẻ đông hơn. 
Có thể nói, việc chăm sóc những bữa ăn giàu dinh dưỡng tại Trường Mầm non 
đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé phát triển thể chất khỏe mạnh mỗi ngày 
khi đến trường.
 Tổ chức bữa ăn cho trẻ chúng tôi cùng nhóm lớp đã phân công sắp xếp công 
việc giữa các giáo viên một cách hợp lý, cần tạo cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, chuẩn 
bị trước bữa ăn quét dọn phòng ăn sạch sẽ, bàn ghế sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, 
lau sạch bàn chia thức ăn, bát, thìa, đĩa tráng nước sôi, đồ dùng ăn uống sạch sẽ, 
khô ráo, bầy xếp đẹp mắt, sẽ gây được phản xạ kích thích trẻ thèm ăn, hứng thú ăn 
ngon miệng, ăn hết xuất, sắp xếp chỗ ngồi ăn của trẻ phải thoải mái, tránh ngồi 
quá chặt trẻ bị gò bó, ăn mất ngon hoặc gây vướng sẽ bị đổ cơm, bố trí cho trẻ có 
chỗ ra vào, cô chia ăn phải rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, đi gang tay, 
mặc tạp dề chia thức ăn, chia cơm xong cho trẻ ăn ngay, trước khi ăn trẻ phải rửa 
tay bằng xà phòng mới vào bàn ăn.
 Khi ăn trẻ được tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức bữa ăn: trẻ tự sắp xếp 
 bàn ăn, chuẩn bị các đồ dùng, khăn ướt, đĩa đựng khăn, ca cốc, bát thìa cô đã 
 chuẩn bị, đĩa đựng cơm rơi ở mỗi bàn, trẻ cũng học cách trưng bày các món ăn 
 làm sao cho đẹp mắt và tham gia chọn thức ăn một cách hào hứng. Điều này 
 không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp 
 11/33

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cham_soc_giao_duc.docx
  • pdfSKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm c.pdf