SKKN Một số giải pháp lồng ghép ứng dụng Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

Steam là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục Steam tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). Theo đó, Mô hình giáo dục Steam là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay.
Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những bài học, đồ dùng, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.
Các kiến thức và kỹ năng này không nặng tính lý thuyết mà được tích hợp lồng ghép bổ trợ vào các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày , giúp cho trẻ mầm non năng động và dễ dàng hòa nhập với các môi trường mang tính quốc tế.
Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức mà phải làm sao để trẻ tích cực tham gia và nói lên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp lồng ghép ứng dụng Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
docx 15 trang skmamnonhay 04/07/2024 3500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp lồng ghép ứng dụng Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp lồng ghép ứng dụng Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số giải pháp lồng ghép ứng dụng Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
 - Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một số giải pháp lồng ghép ứng dụng 
Steam vào một số hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi .Trường học sẽ 
không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành 
nơi cho chúng những trải nghiệm thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành, theo 
đúng tiêu chí chơi thông minh và học tập cũng vui vẻ.
 - Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lồng ghép ứng 
dụng Steam vào một số hoạt động giáo dục cho trẻ
 - Cung cấp cho giáo viên những kiến thức về phương pháp dạy học lồng 
ghép ứng dụng Steam vào một số hoạt động giáo dục cho trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Một số giải pháp lồng ghép ứng dụng Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 
5 - 6 tuổi
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi - A3, tổng số 22 trẻ. Trường Mầm non Minh 
Châu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Khi thực hiện nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 + Phương pháp quan sát
 + Phương pháp dùng lời nói
 + Phương pháp khảo sát
 + Phương pháp thực hành, trải nghiệm
 + Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 + Phương pháp động viên khuyến khích
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi A3. 
Trường Mầm non Minh Châu.
 - Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 
4 năm 2023. Củng cố và thực hiện trong những năm tiếp theo. ứng dụng Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu nhằm 
góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
3. Khảo sát thực trạng 
3.1. Đặc điểm tình hình.
 Trường mầm non Minh Châu có 3 điểm trường, nằm trên địa bàn xã Minh 
Châu. Có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công việc, đặc biệt các cô rất yêu 
nghề mến trẻ, đa số giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 
 Năm học 2022- 2023, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 
5- 6 tuổi A3. Lớp có 2 cô đều đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 22 trẻ gồm: 14 nam, 
8 nữ.
3.2. Thuận lợi.
 Lớp được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu 
học tập, vui chơi của các bé theo hướng đồng bộ và hiện đại.
 Lớp có 2 giáo viên, có trình độ chuyên môn vững vàng, đã có kinh nghiệm 
nhiều năm dạy trẻ. Cả 2 cô đều ham học hỏi tìm tòi sáng tạo để thu hút trẻ trong 
giờ học cũng như trong mọi hoạt động trong ngày. 
 Bản thân tôi đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi 
mới hình thức dạy học ứng dụng phương pháp Steam vào hoạt động giáo dục trẻ 
nên tôi cũng mạnh dạn áp dụng lồng ghép ứng dụng Steam vào quá trình soạn bài 
và lên lớp.
 Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực 
hiện tốt chuyên môn trong giảng dạy . 
 Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các 
phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ những nguyên 
vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho trẻ.
3.3. Khó khăn.
 Mức độ nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học ứng dụng lồng ghép 
Steam còn hạn chế, các hình thức lồng ghép Steam của giáo viên còn chưa đồng 
đều, giáo viên còn bị lu mờ và chưa hiểu rõ về Steam theo nhiều chiều hướng khác 
nhau, chưa có sự thống nhất chung từ phía cơ quan cấp trên về hình thức lồng 
ghép các dự án Steam trong giáo dục mầm non.
 Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động, nhanh nhàm chán.
 Khả năng giải quyết vấn đề của trẻ còn thấp. kênh thông tin, báo mạng và các tài liệu để tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về hình 
thức giáo dục này. Tôi luôn luôn học hỏi, tiếp cận với các tài liệu giáo dục chất 
lượng cao vừa cung cấp đủ kiến thức, vừa “thân thiện” và dễ hiểu đối với giáo viên 
và đối với trẻ.
 Bên cạnh đó năm học qua tôi rất may mắn khi được tham gia các buổi tập 
huấn do Phòng giáo dục tổ chức có ứng dụng phương pháp dạy học ứng dụng Steam 
trong giáo dục mầm non tại trường Mầm non Cổ Đô. Sau khi được tập huấn tôi về 
trường đã trực tiếp triển khai chuyên đề đó. Qua chuyên đề tôi đã rút được ra nhiều 
bài học ý nghĩa của cả cô và trẻ khi dạy học lồng ghép ứng dụng phương pháp 
Steam.
 Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn trao đổi và thống nhất buổi sinh 
hoạt chuyên đề, buổi tọa đàm giúp cho giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những 
vướng mắc trong quá trình thực hiện lồng ghép Steam vào giảng dạy.
* Kết quả:
 Bản thân tôi cũng như các giáo viên trong trường có kiến thức và những 
hiểu biết về hình thức dạy học mới “Dạy học lồng ghép ứng dụng Steam” vào 
trong giáo dục mầm non.
(Hình ảnh 1: Trực tiếp tham gia học Steam - Giảng viên Lại Thị Yến Ngọc )
4.2. Giải pháp 2. Xây dựng môi trường hoạt động Steam tại lớp.
* Tác dụng của giải pháp
 Môi trường hoạt động Steam phải được xây dựng gắn liền với sự kiện để 
học sinh khám phá về sự kiện, có nội dung cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ 
và có phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đã hoàn thành.
G* Cách thức thực hiện giải pháp
 Việc tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái tự do là một trong 
những cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết của phương pháp Steam 
mầm non. Môi trường hoạt động Steam phải được xây dựng gắn liền với sự kiện 
để học sinh khám phá, có nội dung cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có 
phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đã hoàn thành.
 Phương pháp giáo dục Steam hoàn toàn là một phương pháp mới đối với 
giáo viên nên để thiết kế lớp học, bố trí các góc hoạt động sao cho đúng màu sắc 
Steam là một khó khăn lớn đối với giáo viên đứng lớpp. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực 
và cố gắng học hỏi thông qua các lớp tập huấn, qua trao đổi với đồng nghiệp và 
tham khảo tư liệu trên các trang web đã giúp tôi có thể định hình được mình phải Tích hợp được với chủ đề, vấn đề cần giải quyết, sự yêu thích của học sinh 
đối với thế giới thực tại mình đang sống.
* Cách thức thực hiện giải pháp
 Tích hợp với chủ đề chung: Với yếu tố này, giáo viên có thể tìm một quyển 
sách liên quan đến chủ đề chung, thiết lập thí nghiệm khoa học để dạy về chủ đề 
này cho học sinh. Sau đó giáo viên đưa ra một vấn đề tương tự được tìm thấy 
trong sách, hỗ trợ cho trẻ có cơ hội tìm các cách để giải quyết vấn đề, sau đó chọn 
một cách. Giáo viên cho trẻ thiết kế, xây dựng và thử nghiệm vật mẫu và cho trẻ 
trình bày về sản phẩm của mình.áp 1: Xây dựng môi trường hoạt
 VD: Chủ đề về nước và các hiện tượng tự nhiên: Cô giáo cho trẻ tìm hiểu về các 
nguồn nước trong tự nhiên, cho trẻ hiểu tầm quan trọng của nước với cuộc sống 
của động vật. Nhưng nếu muốn giữ được nguồn nước để sử dụng, con người đã 
làm gì? Làm như thế nào? Cô cho trẻ quan sát một số cách mà người lớn làm để 
giữ gìn nguồn nước với thế giới động vật. Trẻ tự suy nghĩ, sáng tạo và trải nghiệm.
 Với yếu tố này, giáo viên có thể tìm một quyển sách liên quan đến vấn đề 
đang tồn tại, tìm hiểu khoa học kĩ thuật để dạy về vấn đề này cho học sinh. Sau 
đó giáo viên sẽ hỗ trợ cho trẻ tìm các cách để giải quyết vấn đề, sau đó chọn một 
cách. Giáo viên cho trẻ thiết kế, xây dựng và thử nghiệm vật mẫu và cuối cùng là 
cho trẻ trình bày về sản phẩm của mình.
động Các dự án Steam cho phép trẻ có thể tự khám phá với bất kỳ dự án nào với 
sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt 
động. Trẻ không những được nghiên cứu lí thuyết mà còn được thực hành áp dụng 
nhiều kĩ năng trong nhiều lĩnh vực để có thể giải quyết vấn đề theo tư duy của trẻ. 
Dạy học dự án cũng chính là hình thành cho trẻ nghiên cứu sâu một đề tài cụ thể. 
Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều hành các 
hoạt động trải nghiệm của chính mình, giáo viên chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ 
trẻ trong các hoạt động. Dạy học dự án lồng ghép Steam là một hình thức dạy học 
trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ tự giải quyết 
một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành. 
Qua đó trẻ tạo ra được các sản phẩm của mình và có thể giới thiệu chúng với mọi 
người. 
* Kết quả:
 Với phương thức dạy học dự án lồng ghép Steam, giáo viên không còn giữ 
vai trò chủ đạo mà là người hướng dẫn, giúp đỡ, tạo môi trường, tạo vai trò cho 
trẻ trong dự án, trẻ tự thực hiện các hoạt động, tự làm bài tập nhóm, thảo luận lựa tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng chủ đề mà cô giáo mong 
muốn. Trong các tiết học văn học thì cô giáo thường kể một mạch từ đầu đến cuối 
câu chuyện, sau đó đưa ra một loạt các câu dựa theo nội dung chuyện. Nhưng nếu 
chúng ta sử dụng môn văn học vào Steam thì vô cùng hữu ích. 
+ Hoạt động làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10: 
 VD: “Làm thiệp tặng mẹ”: Cô và các nhóm cùng nhau bắt tay để thực hiện 
“dự án làm thiệp tặng mẹ”. Trẻ bàn bạc, phân công nhau từng phần của công việc: 
Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng với các nguyên vật liệu tạo 
hình để trang trí cho chiếc thiệp theo sở thích của từng thành viên trong nhóm. 
Trong quá trình làm trẻ phải tự tính toán và tìm kiếm những nguyên vật liệu phù 
hợp với mong muốn mà trẻ dự định làm. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự tính 
toán của trẻ. 
(Hình ảnh 4: Trẻ làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10)
 + Trong hoạt động góc
Trẻ được cô định hướng và trẻ cùng lên ý tưởng lồng ghép các dự án vào các chủ 
đề nhánh của hoạt động vui chơi. Kết thúc dự án, tất cả trẻ đều có cơ hội để thể hiện 
tự tay thiết kế, tạo ra sản phẩm, giới thiệu về kết quả của mình khi tham gia dự án.
* Kết quả:
 Cách tiếp cận dạy học theo ứng dụng Steam chắc chắn không phải là nhiệm 
vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà Steam mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì 
rất lớn. Con đường tới Steam là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ được trải 
nghiệm thực làm cùng Steam sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được 
sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học 
và công nghệ được nảy sinh. 
4.5 Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, khen ngợi 
và khích lệ trẻ phát triển sự sáng tạo qua các dự án Steam
* Tác dụng của giải pháp:
 Có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp trẻ đạt được hiệu 
quả cao khi thực hiện các bài học. Có nhiều nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ 
chơi cho trẻ được hoạt động.
 Động viên khích lệ kịp thời để trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
* Cách thức thực hiện giải pháp: Sau một năm áp dụng thực hiện đề tài “Một số giải pháp lồng ghép ứng dụng 
Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi” ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy tôi đã 
thu được một số kết quả đáng ghi nhận như sau: 
* Về phía giáo viên: 
 - Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo phương pháp mới Steam, tôi 
đã tìm được giải pháp và kinh nghiệm thành công trong việc giáo dục trẻ. Bản thân 
thấy yêu nghề hơn, muốn tạo cho trẻ thật nhiều cơ hội để được trải nghiệm trong 
thực tế giúp trẻ tiếp thu được kiến thức nhiều hơn trong quá trình học tập.
 - Bản thân tôi cũng rút ra được kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động 
Steam cho trẻ để phát huy tính tích cực sáng tạo tự tin của trẻ thì trước hết giáo viên 
là người nắm vững phương pháp chuyên môn, gợi mở định hướng lựa chọn nội 
dung phù hợp với trẻ, nắm bắt tâm lý, khả năng của trẻ, luôn phát triển giáo dục trẻ 
theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. Qua đó tôi tích cực hơn trong việc nghiên cứu 
tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để mang lại nhiều hoạt động trải nghiệm, dự án phù 
hợp với nội dung chương trình, với nhu cầu của trẻ.
* Về phía phụ huynh: 
 - Phụ huynh rất vui khi con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới 
hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. 
 - Phụ huynh tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên và yên tâm công tác.
 - Trong mọi hoạt động phong trào của nhà trường, phụ huynh hưởng ứng 
nhiệt tình hơn 
 * Về phía trẻ: 
 Qua một thời gian áp dụng dạy theo ứng dụng Steam tôi thấy:
 - Trẻ tập trung trong các hoạt động, trí tưởng tượng phong phú hơn.
 - Trẻ tích cực và say mê sáng tạo trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm.
 - Trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn, kỹ năng thuyết trình tốt hơn.
 - Trẻ thích được đi học hơn, trẻ yêu cô, yêu bạn hơn.
 - Đoàn kết, tự tin hơn khi giải quyết các vấn đề.
- Kết quả khảo sát lần 2 
 ( Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài)
5.2. Bảng kết quả có so sánh đối chứng:
 (Bảng 3: Bảng khảo sát: Có so sánh đối chứng cụ thể kết quả trên trẻ)

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_long_ghep_ung_dung_steam_vao_hoat_dong.docx