SKKN Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải xây dựng môi trường giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo cho trẻ có môi trường lớp học thân thiện, gần gũi và tự do được khám phá là điều hết sức cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay theo hướng đổi mới.
Xuất phát từ mong muốn xây dựng một môi trường giáo dục xanh, an toàn, hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ. Sau một thời gian bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi ra cách xây dựng môi trường lớp học mang dấu ấn riêng của lớp, của giáo viên, tôi đã thành công trong việc xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc và được nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh đánh giá cao, trẻ trong lớp thực sự yêu thích, say mê với môi trường giáo dục tại lớp. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2022-2023.
docx 25 trang skmamnonhay 06/10/2024 3631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 2/15
 Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động 
 làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
việc thiết kế môi trường trải nghiệm phong phú, trí tò mò sẽ dẫn dắt qúa trình học 
của trẻ. Trẻ mầm non tư duy trực quan, STEM/STEAM là học bằng trải nghiệm. 
Đây là cách học hiệu qủa nhất. Trẻ sử dụng tất cả các giác quan để trải nghiệm 
(Nhìn, nghe, sờ, nắn, ngửi, nếm, thực hiện). Mọi thứ xung quanh trẻ đều tích hợp 
vì học tích hợp sẽ dễ dàng và thú vị hơn. Kiến thức và kỹ năng gắn với cuộc sống 
sẽ giúp trẻ hứng thú và học tập hiệu quả.
 Mathematics (Toán học) là chữ cái đại diện cuối cùng trong mô hình giáo 
dục tích hợp STEM/STEAM sau Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), 
Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật). Tuy nhiên, Toán là môn học quan trọng 
nhất, được ví như ‘ngôn ngữ’ mà các ngành học khác bắt buộc phải nắm bắt nếu 
muốn làm chủ công nghệ mới, hiểu, mô hình hóa và thực hiện các khám phá khoa 
học. Khác với Khoa học, Công nghệ hay Kỹ thuật, Toán học là môn học trẻ có thể 
tiếp cận ở độ tuổi còn rất nhỏ. Thực tế cho thấy trẻ có kỹ năng Toán học sớm là yếu 
tố dự báo quan trọng cho thành công trong học tập sau này. Đối với trẻ từ 5-6 tuổi, 
việc học Toán là thông qua cảm giác sờ, chạm vào vật. Những đợt "chạm tay vào 
Toán học" này mang lại cho trẻ có những trải nghiệm Toán học vui vẻ và lý thú. Sự 
hạn chế về năng lực toán học là rào cản lớn đối với việc thực hiện giáo dục 
STEM/STEAM. 
 Hơn nữa đặc điểm môn Toán rất phù hợp với giáo dục STEM/STEAM.
 Toán học với lịch sử phát triển lâu đời có cả hai đặc điểm: thực tiễn phổ 
dụng và trừu tượng cao độ. Vì vậy, nhiều người sẽ đặt câu hỏi: “Học toán để làm 
gì?” khi họ thấy rằng những điều họ học chưa thấy được áp dụng. Trong lịch sử, 
ý niệm về “biến thiên”, về “đại lượng có hướng”, về phép tính với các “vô cùng 
nhỏ, vô cùng lớn” đã góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. 
Thời đại ngày nay, trong cuộc cách mạng lần thứ tư, toán học ngày càng có nhiều 
ứng dụng trong cả khoa học và cuộc sống. Môn Toán góp phần hình thành và phát 
triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực toán học bao gồm những thành 
phần: kiến thức và kĩ năng toán, các thao tác tư duy, tưởng tượng không gian, lập 
luận, giải quyết vấn đề, mô hình hoá toán học, giao tiếp và ngôn ngữ toán học, sử 
dụng công cụ, phương tiện học toán cho học sinh. Chính vì vậy, ngoài cung cấp 
kiến thức, môn Toán còn rèn luyện kĩ năng và tạo cơ hội để học sinh được trải 
nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán 
học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học khác, đặc biệt với 
các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM/STEAM. 4/15
 Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động 
 làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
 3.2. Đối tượng nghiên cứu.
 a. Đối tượng nghiên cứu
 Một số giải pháp ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt 
động làm quen với toán cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non.
 3.3. Phạm vi nghiên cứu.
 Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A1 trường mầm non Trung Sơn Trầm
 II. Nội dung của sáng kiến:
 1. Hiện trạng vấn đề:
 Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non trong một vài năm trở lại đây đang 
là mối quan tâm hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội bởi lẽ “Trẻ em là 
những chủ nhân tương lai của đất nước”. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của chúng 
ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường 
quốc năm châu hay không đó chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu”. 
Thấm nhuần lời dạy của Bác, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói 
riêng luôn nỗ lực phấn đấu dạy và học đáp ứng niềm mong mỏi của Người.
 Tuy nhiên, với các phương pháp dạy học truyền thống thì việc nâng cao 
hiệu quả trong dạy và học là một vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ: Trẻ phải tiếp 
nhận tri thức bị động từ giáo viên. Lượng kiến thức, kỹ năng ít. GV giúp trẻ lĩnh 
hội tri thức bằng cách cung cấp những nội dung có sẵn đã chuẩn bị. Phương pháp 
chủ yếu là làm mẫu, giảng giải và thuyết trình. Thời gian: cố định. Tiến trình hoạt 
động cứng nhắc và máy móc. Đánh giá dựa vào kết quả. Giáo án, học liệu, phương 
tiện giáo viên chuẩn bị sẵn mọi học liệu, phương tiện dùng để dạy trẻ. Đây chính 
là nhược điểm mà phương pháp dạy học cũ đang thực hiện. Phương pháp cũ không 
phát huy được hết khả năng tích cực, sáng tạo của trẻ đồng thời làm giảm tính tò 
mò, ham hiểu biểu biết của trẻ. Dần dần dẫn đến trẻ ù lì, lười tư duy, lười hoạt 
động. Chính vì vậy, giáo dục mầm non cần phải có sự đổi mới trong phương pháp 
dạy và học để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.
 Năm học 2020 - 2021 Phòng giáo dục thị xã Sơn Tây đã triển khai nhiệm 
vụ năm học tới các trường mầm non và một trong những nhiệm vụ trọng tâm, 
quan trọng là việc “ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới vào 
trong giảng dạy trong các trường mầm non” nhằm đào tạo nên những con người 
của thế kỷ 21: năng động, sáng tạo. Để đáp ứng được nhiệm vụ đó, phòng giáo 
dục đã tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng phương pháp dạy học STEM/STEAM cho 
các nhà trường. Trong năm học này ngay từ đầu tháng 10, tôi rất may mắn được 6/15
 Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động 
 làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
 Khi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ, để 
nắm bắt được các kỹ năng toán học và các kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21: sáng 
tạo; hợp tác và làm việc nhóm; giao tiếp; tư duy phản biện của trẻ đạt được ở mức 
độ nào. Từ đó, tìm tòi, nghiên cứu một số giải pháp để nâng cao khả năng nhận 
thức của trẻ qua hoạt động làm quen với toán.
 BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG TRONG THẾ KỶ 21 CỦA TRẺ
 Tổng Kết quả
TT Nội dung
 số trẻ Tốt Khá TB
1 Sáng tạo: Nghĩ ra các ý tưởng, dũng cảm 5/39 = 10/39 = 24/39 = 
 khám phá, đổi mới sáng tạo. 13% 26% 62%
2 Hợp tác và làm việc nhóm: Hợp tác, trao 
 10/39 15/39 = 14/39 = 
 đổi mang tính xây dựng, trách nhiệm, sự 
 = 26% 38% 36%
 mềm mỏng và linh hoạt.
3 Giao tiếp: Lắng nghe, diễn thuyết, thảo 
 luận, hội thoại, sử dụng công nghệ số, 39 8/39 = 10/39 = 21/39 = 
 giao tiếp trong nhiều tình huống, hoàn 21% 26% 54%
 cảnh khác nhau.
4 Tư duy phản biện: thông tin và khám phá, 
 5/39 = 9/39 = 25/39 = 
 diễn giải và phân tích, lập luận xây dựng 
 13% 23% 64%
 lý lẽ, giải quyết vấn đề, suy nghĩ hệ thống.
5 Kỹ năng toán học: đếm, phân biệt, nhận 10/39 15/39 = 14/39 = 
 biết, đong, đo, so sánh = 26% 38% 36%
 * Qua việc khảo sát các kỹ năng của trẻ tôi nhận thấy:
 - Sự sáng tạo: Nghĩ ra các ý tưởng, dũng cảm khám phá, đổi mới sáng tạo 
của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa hứng thú, say mê với hoạt động làm quen với toán.
 - Khả năng hợp tác và làm việc nhóm: Hợp tác, trao đổi mang tính xây 
dựng, trách nhiệm, sự mềm mỏng và linh hoạt của trẻ chưa tốt.
 - Kỹ năng giao tiếp: Lắng nghe, diễn thuyết, thảo luận, hội thoại, sử dụng 
công nghệ số, giao tiếp trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau của trẻ còn 
rất nhiều hạn chế. Trẻ chưa biết cách thảo luận với nhau, chưa tự tin, mạnh dạn 
nêu ý kiến của mình.
 - Tư duy phản biện: thông tin và khám phá, diễn giải và phân tích, lập luận 
xây dựng lý lẽ, giải quyết vấn đề, suy nghĩ hệ thống đạt kết quả chưa cao. 
 - Kỹ năng toán học: đếm, phân biệt, nhận biết, đong, đo, so sánhcủa trẻ 
còn chưa thành thạo. 8/15
 Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động 
 làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề.
 2.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu; Lập kế hoạch.
 Giáo viên cần hiểu đúng về phương pháp GD STEM/STEAM đối với trẻ 
mầm non: Tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, tôi thấy rằng: nếu chỉ hiểu một cách 
tổng quan thì khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học có vẻ như là môn học cao 
cả đối với trẻ mầm non. Tuy nhiên hiểu như thế về STEM/STEAM mới chỉ là 1 
khía cạnh như đã trình bày ở mục trên. Thực tế, giáo dục STEM/STEAM rất phù 
hợp với lứa tuổi mầm non bởi trẻ đang ở lứa tuổi luôn tò mò về hiện tượng, sự vật 
mà trẻ được tiếp cận hay đang ở thời ký “Một vạn câu hỏi vì sao”. Trẻ đang tò 
mò, giáo viên và phụ huynh thông qua đó giải thích những hiện tượng thực tế, 
kiến thức khoa học - trẻ tiếp cận một cách tự nhiên. Trong thực tế, trẻ mẫu giáo 
tự phát tham gia vào các hoạt động STEM/STEAM trong nhà và ra ngoài một 
cách thường xuyên
 * Lập kế hoạch:
 - Sau khi nghiên cứu tài liệu và đồng thời được tham gia lớp học ứng dụng 
phương pháp STEM/STEAM vào giáo dục mầm non, tôi có một số hiểu biết cơ 
bản về STEM/STEAM nên đã mạnh dạn lập kế hoạch giáo dục có ứng dụng 
phương pháp STEM/STEAM vào trong các hoạt động cho trẻ tại nhóm lớp mình 
phụ trách.
 - Lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ đưa 
vào kế hoạch giảng dạy. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện các chủ đề theo quý, 
tháng, tuầnvà các ngày hội, ngày lễ trong năm, tôi đã xác định các sản phẩm 
STEM/STEAM phù hợp theo từng chủ đề, ngày hội, ngày lễ để xây dựng kế hoạch 
tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện trong bài học 5E 
 DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG STEM LỚP 5-6 TUỔI A1.
 Năm học 2020 - 2021.
 GV thực hiện: Kiều Thị Hồng Thanh
 Tháng thực hiện Các hoạt động STEM/STEAM.
 Tháng 11 Thiết kế khung ảnh
 Thiết kế nhà cho thỏ
 Tháng 12
 Thiết kế bưu thiếp tặng chú bộ đội.
 Tháng 1 Thiết kế bình tưới cây mini 10/15
 Một số giải pháp lồng ghép phương pháp STEM/STEAM vào trong hoạt động 
 làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
 (Hình 2: Xây dựng góc STEM/STEAM) 
 2.3. Giải pháp 3: Cung cấp các kỹ năng nền về toán học cho trẻ trong 
các hoạt động.
 Qua kết quả khảo sát trẻ đầu năm tôi nhận thấy các kỹ năng toán học của 
trẻ còn nhiều hạn chế: đa số trẻ chưa có kỹ năng đo, đong, nhận biết và ghi chép 
số; kỹ năng đếm, phân loại, so sánh các đối tượng của trẻ cũng chưa thành thạo. 
Do đó, để thực hiện giáo dục STEM/STEAM hiệu quả thì cần thiết phải phát triển 
năng lực toán học cho trẻ. Nhận thức được điều đó tôi chọn biện pháp: “Cung 
cấp các kỹ năng nền về toán học cho trẻ trong tất cả các hoạt động”. 
 * Trong giờ học:
 + Ở hoạt động LQVT: Dạy trẻ các kỹ năng toán cơ bản như: đếm, đo, đong, 
hình dạng, định hướng không gian, sắp xếp theo qui tắc
 + Tích hợp toán vào trong tất cả các môn học khác;
 Ở tạo hình: tôi cho trẻ đếm những sản phẩm đẹp, trang trí các sản phẩm tạo 
hình theo qui tắc để củng cố phép đếm, sự sắp xếp có qui luật.
 Ở hoạt động âm nhạc: Cho trẻ đếm số bạn hát và so sánh số bạn nam, bạn 
nữ đang hát số bạn nào nhiều hơn, ít hơn? 
 Hoạt động làm quen chữ cái: Cho trẻ đếm số chữ cái ghép lại thành từ và so 
sánh hai tiếng trong từ đó. Tiếng nào có số chữ cái nhiều hơn, hay ít hơn là mấy? 
Qua đó trẻ được ôn luyện phép đếm và so sánh. 
 Ở hoạt động khám phá: Cho trẻ chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”, những ô cửa 
tôi thường biểu thị bằng những con số. Cho trẻ đọc số và mở ô cửa đó. 
 * Ngoài giờ học: 
 + Giờ đón, trả trẻ: Bằng cách cho trẻ chơi đồ chơi và hướng cho trẻ đếm 
những đồ chơi giống nhau và chọn những chữ số đặt vào nhóm đồ chơi đó và cũng 
có thể thêm, bớt, chia các nhóm đồ chơi đó theo gợi mở của tôi. 
 + Hoạt động ngoài trời: có thể chuẩn bị một túi tái sử dụng và khuyến 
khích trẻ thu thập đá tròn nhỏ, lá, vỏ hạt, hoặc hoa. Khi về, sắp xếp lại các loại, 
chẳng hạn như màu sắc, kết cấu, kích thước và hình dạng. Kỹ năng sử dụng: đếm, 
phân loại, đo, đong
 + Hoạt động góc: Trong tất cả các góc đều có thể rèn kỹ năng toán cho 
trẻ như: đếm, đo, đong, sắp xếp có qui tắc. 
 + Hoạt động vệ sinh ăn, ngủ: Trước khi trẻ ngủ, cho trẻ đếm số bạn hôm 
nay đi học, số bạn nam, số bạn nữ, đo xem chân ai dài hơn, miêu tả bạn thân

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_long_ghep_phuong_phap_stemsteam_vao_tr.docx