SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi học tốt hoạt động "Bé làm quen chữ cái”

Để chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vốn ngôn ngữ khi bước vào lớp một là một việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi giáo viên biết tổ chức các hoạt động thực sự lấy trẻ làm trung tâm, khai thác tính chủ động, sáng tạo, khơi dậy ở trẻ tính tò mò, thích khám phá thích làm người lớn nhằm giúp trẻ phát triển vốn từ. Từ đó trẻ trau dồi kiến thức và rèn luyện, phát huy tính sáng tạo thì quá trình thực hiện mới đem lại hiệu quả cao khi đến với trường tiểu học. Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng trên cơ sở phát hiện các tình huống có vấn đề trong lý thuyết và trong thực tiễn của “ Bé làm quen chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 tại trường mầm non Hải Dương để từ đó tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, xem xét những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục bằng các giải pháp có chọn lọc qua thực tế giảng dạy của bản thân.
doc 13 trang skmamnonhay 23/12/2024 10
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi học tốt hoạt động "Bé làm quen chữ cái”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi học tốt hoạt động "Bé làm quen chữ cái”

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi học tốt hoạt động "Bé làm quen chữ cái”
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để 
sớm hình thành cho trẻ kỹ năng hoạt động, phát triển trí tuệ và kỷ năng làm quen 
với chữ cái qua đó giáo dục tình cảm và tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp 
phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “ 
Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
 Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo bước vào lớp trường tiểu học là một bước 
ngoặc lớn và việc quan trọng nhất ở đây ai sẽ là người giúp đỡ trẻ vượt qua những 
khó khăn đó? Không ai khác chính là cô giáo, phụ huynh và đặc biệt chính là sự nổ 
lực phấn đấu của bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ quen với hoạt động vui chơi là hoạt 
động chủ đạo nhưng khi trẻ bước vào tiểu học thì học tập chính là hoạt động chủ 
đạo nên việc cho trẻ làm quen chữ cái ở lứa tuổi mẫu giáo là không phải đưa 
chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử 
dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động 
học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm 
cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê và sự hứng thú của trẻ về bộ môn 
chữ cái.
 Chính vì tầm quan trọng đó mà bản thân tôi là một giáo viên khi được nhà 
trường phân công công tác giảng dạy ở lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi qua những năm 
được phân công giảng dạy và nhất là trong năm học 2019-2020 này tôi nhận thấy 
trẻ làm quen với chữ cái là không phải việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải 
biết kiên trì, chịu khó biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để 
trẻ lĩnh hội được đầy đủ kiến thức của bộ môn để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và 
có sự hứng thú có tính kỷ luật trong học tập.
 Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này bản thân tôi đã cố gắng tìm 
tòi, học hỏi, nghiên cứu các tài liệu, tạp chí và nhất là qua các tiết dự giờ rút kinh 
nghiệm từ những tiết dự giờ thao giảng của đồng nghiệp trong trường, nghiên cứu 
các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ cho trẻ, sao cho trẻ lĩnh hội một cách 
nhẹ nhàng thoải mái hơn mà không bị gò bó và tôi đã chọn bộ môn “Làm quen chữ 
cái” để viết sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân để bạn bè đồng nghiệp cùng tham 
khảo.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Để chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vốn ngôn ngữ khi bước vào lớp một là một việc làm 
hết sức cần thiết, đòi hỏi giáo viên biết tổ chức các hoạt động thực sự lấy trẻ làm 
trung tâm, khai thác tính chủ động, sáng tạo, khơi dậy ở trẻ tính tò mò, thích khám 
phá thích làm người lớn nhằm giúp trẻ phát triển vốn từ. Từ đó trẻ trau dồi kiến 
thức và rèn luyện, phát huy tính sáng tạo thì quá trình thực hiện mới đem lại hiệu 
quả cao khi đến với trường tiểu học. Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng 
trên cơ sở phát hiện các tình huống có vấn đề trong lý thuyết và trong thực tiễn của 
2 làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước 
vào lớp một thuận lợi.
 * Chuẩn bị cho trẻ về mặt thể lực
 - Đối với công tác chăm sóc trẻ về phát triển thể chất
 - Trẻ khỏe mạnh cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
 - Có một số tố chất vận động: Nhanh nhẹ, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ.
 - Cá khả năng phối hợp các giác quan và vận động; Vận động nhịp nhàng, 
biết định hướng trong không gian.
 - Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
 - Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
 - Có một số thói quen, kĩ năng trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo 
sự an toàn của bản thân.
 * Chuẩn bị cho trẻ về mặt phát triển ngôn ngữ
 Thông qua các hoạt động ở trường như các câu chuyện, thơ, ca daocũng như 
tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập là rất cần 
thiết. Vì vậy trẻ cần phải có sự rèn luyện mọi lúc mọi nơi để trẻ phát triểm về các thao 
tác trí tuệ, có sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu 
tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như 
biết quan sát có chủ định, so sánh, phân tích, tổng hợp
 Ngôn ngữ là phương tiện giúp chúng ta tiếp cận nội dung, kiến thức, kỹ 
năng. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt 
hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
 * Phối kết hợp với phụ huynh
 Phối hợp với phụ huynh để cùng nhau chuẩn bị những gì cần thiết nhất cho 
trẻ trước khi bước vào lớp 1, tạo cho trẻ vốn ngôn ngữ cần thiết để có tâm thế chấp 
nhận việc phải đi học, một sự phấn khởi, sự tự hào khi nghĩ mình đã đi học, đã lớn.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Đặc điểm tình hình của trường.
 Trường mầm non Hải Dương nằm trên địa bàn xã Hải Dương, một xã thuộc 
vùng sâu của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trường có 1 khu trung tâm và 2 
điểm lẻ. Tổng số trẻ năm học 2019 - 2020 là 286 trẻ/11 nhóm lớp.
 Nhiều năm qua, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, cơ sở vật chất 
của nhà trường đã được đầu tư thêm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn thiếu và chưa đáp 
ứng được yêu cầu của công tác chăm sóc - giáo dục trẻ hiện tại.
 Đội ngủ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm có 29 người, trong đó có 1 hiệu 
trưởng, 2 hiệu phó, 1 nhân viên kế toán, 1 nhân viên y tế, 5 nhân viên dinh dưỡng 
và 19 giáo viên đứng lớp. Trình độ trên chuẩn của cán bộ quản lý và giáo viên là 
100%, nhân viên đều có bằng đạt chuẩn. 
 2.2. Đặc điểm tình hình của lớp.
 - Đối với giáo viên: Có trình độ đại học, được biên chế, nhiệt tình yêu mến 
trẻ, có tinh thần học hỏi, có ý thức phân đấu vươn lên. Được tạo đầy đủ các điều 
kiện cho quá trình công tác.
 - Đối với trẻ:
 + Tổng số trẻ 5-6 tuổi trong lớp: 16.
 + 100% trẻ đã qua mẫu giáo 4-5 tuổi.
4 pháp dạy học, 100% giáo viên nhiệt tình hưởng ứng. Chỉ đạo xây dựng trường 
mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
 Các nhóm lớp thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục cho trẻ mầm non 
theo đúng chương trình quy định. Bản thân tôi luôn soạn bài tỉ mỉ, sắp xếp hợp lý 
các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu 
bài và dạy đúng phương pháp, có chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng cho cô và trẻ trong 
hoạt động. Để khảo sát và đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tôi đưa ra 1 bài tập 
cho 22 cháu sinh năm 2019 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C Trường Mầm non Hải Dương 
thực hiện.
 Bài tập: Đọc được 29 chữ cái đã học. 
 Qua khảo sát tôi đưa ra nhận xét như sau:
 Tổng số cháu khảo sát là 22 cháu, số trẻ thực hiện đạt là 15 cháu chiếm 68%. 
Số cháu chưa đạt là 7 cháu chiếm 32%. Các cháu thường mắc các lỗi như sau:
 + Trẻ quên chữ cái.
 + Trẻ phát âm chưa tròn chữ.
 + Trẻ thiếu tự tin.
 Tôi cũng tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp 
đó là:
 - Do trẻ không tập trung khi cô cung cấp chữ cái.
 - Do trẻ nơi khác chuyển đến nên đi học chưa mạnh dạn, không giám thực 
hiện bài tập.
 - Do cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn thiện.
 - Hình thức tổ chức lớp đôi lúc chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho 
trẻ hoạt động.
 - Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
 Trong hoạt động làm quen chữ cái, chữ cái đóng vai trò chủ đạo, nhằm giúp 
trẻ phát âm, thuộc chữ. Qua đánh giá lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của năm học 
2019 -2021tôi nghiên cứu, tìm ra Một số giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt hoạt 
động “ Bé làm quen chữ cái” tại Trường Mầm non Hải Dương”.
 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tố chức hoạt động phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tại Trường Mầm non Hải Dương.
 3.1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen chữ cái
 Như chúng ta đã biết ở trẻ không có sự chú ý lâu dài, tre không tập trung chú 
ý trong các hoạt động học vì vậy muốn đạt được mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm của 
mọi hoạt động thi trước tiên tôi phải tìm hiểu đặc điểm tâm sinh ly của trẻ, trẻ ở 
đây sự tập trung chú ý chưa bền vững trẻ thích những cái mới lạ, hấp dẫn cao nên 
việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại là quan trọng hơn bởi tính chất khô 
khan và cứng nhắc có phần “kỷ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một 
cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết học không có sáng tạo, rập 
khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong 
tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số 
6 Kết quả từ việc cô và trẻ cùng làm đồ dùng học tập tôi thấy trẻ hứng thú hơn 
vào tiết học, bản thân tôi thấy tự tin, hứng thú hơn, gần gũi với trẻ hơn.
 3. 2: Tạo môi trường làm quen chữ cái
 Với trẻ mẫu giáo những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của 
trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết để làm 
nổi bật bộ môn, hằng ngày những lúc vui chơi hay giờ rãnh tôi và trẻ thường cát 
dán hoặc tô chữ cái, các con vật, các loại cây... trên các họa báo để trang trí chủ đề.
 VD: Trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “ Bé học chữ cái” tôi lựa chọn cắt 
dán hoặc vẽ những bức tranh phù hợp với chủ đề dán lên bên dưới của mổi bức 
tranh tôi dùng thẻ chữ cái gắn từ giống từ dưới bức tranh như: Chủ đề thực vật tôi 
dạy nhóm chữ p, q thi tôi dán lên tường bức tranh hoa phong lan, hoa quỳnh và 
phía dưới bức tranh tôi gắn từ hoa phong lan, hoa quỳnh tương ứng với từ dưới bức 
tranh từ đố trẻ có thể rút và gắn các chữ cái mà trẻ đã học và làm quen, khắc sâu 
những chữ cái mới hoặc chưa học, tôi cũng có thể cho trẻ dùng hột hạt, vỏ sò , 
nghêu để xếp, trang trí chữ cái mà trẻ đã được học như: cho trẻ xem hình ảnh “ 
quả na” trẻ dùng hột hạt... để xếp chữ n hay xem hình ảnh chiếc lá” thì xếp hột hạt 
thành chữ l...
 Ngoài ra tôi còn thay đổi cách trang trí theo chủ đề chủ điểm, không những ở 
góc “ Bé học chữ cái” mà ở những góc khác tôi dán trang trí phù hợp với độ tuổi, 
vừa tầm mắt của trẻ, dễ nhìn thấy, dễ tiếp xúc để trẻ được nhìn ,sờ mó, dùng ngón 
tay để vẽ theo nét, đọc từng chữ cái mà trẻ biết, tôi cũng cho trẻ tìm nhóm chữ cái 
mà cô vừa dạy cho trẻ
 VD: Khi tôi cho trẻ học nhóm chữ cái o, ô ,ơ tôi cho trẻ tìm nhóm chữ cái 
xung quanh lớp
 Phía dưới giá “Bé với chữ cái” tôi đặt các dụng các dụng cụ học tập như vở bé 
tập tô, bút chì, bút màu... Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số đồ dùng học tập phụ 
như: Hột hạt, lá cây, vỏ sò, ốc, hoa lá có gắn chữ, các chấm tròn để ghép chữ, các 
lô tô chữ cái ... để phục vụ cho trẻ trong các hoạt động vui chơi với chữ cái...
 Cách lên lớp của giáo viên cung rất quan trọng đối với môn học này, đây là 
một yêu cầu hết sức quan trọng được đặt ra cho giáo viên khi cho trẻ làm quen chữ 
cái kiến thức truyền thụ đến với trẻ hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh sự rập khuôn 
luôn sáng tạo đổi mới vì thể trước khi lên lớp một tiết dạy chữ cái tôi phải chuẩn bị 
đồ dùng dạy học, soạn và nghiên cứu bài giản nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài 
dạy, chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động, tỉnh xen kẻ lẫn nhau phù hợp với 
chủ đề chủ điểm. Ngoài ra để tạo hứng thú cho trẻ thì cô giáo cần có nghệ thuật 
ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiễu và lôi cuốn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tùy 
theo nội dung bài dạy mà tôi có thể kể chuyện, đọc thơ, hát hoặc hò, vè để dẫn dắt 
trẻ vào tiết học nhẹ nhàng, hấp dẫn để trẻ thấy dễ nhơ, dễ hiểu, khắc sâu vào tâm trí 
trẻ và tránh được sự gò bó của trẻ.
 VD: Trong chủ đề thế giới động vật tôi cho trẻ làm quen nhóm chữ cái I, t, c 
tôi cho trẻ hát bài “ Bà còng đi chợ trời mưa” và cho trẻ kể về các con vật trong 
8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_mau_giao_lon_5_6_tuoi_hoc_tot.doc