SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với Toán ở Trường Mầm non Thạch Đà A

Trên thực tế hiện nay chương trình giáo dục mầm non trẻ được tiếp cận các lĩnh vực hoạt đông như: Văn học; Âm nhạc; Tạo hình … các môn học này phần nào đã được cải tiến về tổ chức với mục đích phát huy tính tích cực cho trẻ dạy học lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non mà trong đó có cả trường mầm non nơi tôi đang công tác. Tuy nhiên trong các hoạt động thì hoạt động làm quen với toán chưa mang tính sáng tạo cao, hình thức tổ chức các tiết dạy chưa có tính hấp dẫn với trẻ, chưa phát huy tính chủ động, mạnh dạn tham gia của trẻ, một số giáo viên trong trường chưa quan tâm tới hình thức tổ chức của môn học này. Để góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trong trường mầm non, nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên đề giúp trẻ làm quen với toán trong trường mầm non tôi đang công tác. Bản thân tôi là giáo viên được dạy nhiều năm lớp lá tôi luôn tìm tòi và đưa ra những phương pháp giảng dạy được đạt kết quả cao . Vì thế cho nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn làm quen với toán ở trường mầm non Thạch Đà A”.
doc 24 trang skmamnonhay 16/04/2025 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với Toán ở Trường Mầm non Thạch Đà A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với Toán ở Trường Mầm non Thạch Đà A

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với Toán ở Trường Mầm non Thạch Đà A
 để áp dụng vào bài học khi hướng dẫn trẻ làm quen với toán đạt kết quả cao. 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu ở đây là quá trình dạy học những kiến thức toán 
học sơ đẳng cho trẻ ở trường mầm non.
 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
 33 trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 do tôi làm chủ nhiệm. Trong đó có: 19 trẻ 
nữ và 14 trẻ nam.
 Dùng phiếu điều tra để khảo sát và lấy thêm ý kiến của các bạn đồng 
nghiệp dạy ở các lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non.
 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu một số phương pháp để hình thành các biểu tượng toán sơ 
đẳng cho trẻ mầm non. 
 - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non 
hứng thú khi học môn toán.
 - Rút ra các bài học kinh nghiệm dạy trẻ nhằm nâng cao chất lượng khi 
dạy và học môn làm quen với toán. 
 VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Đề tài được tiến hành từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 04 năm 2024 để 
xây dựng đề cương, tiến hành thực hiện đề tài và hoàn thành sáng kiến.Thống kê 
số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài, tập hợp các số liệu để 
thấy được hiệu quả của đề tài.
 VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 + Phương pháp quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp.
 + Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 + Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Ngoài ra tôi tiến hành trao đổi học tập với đồng nghiệp để có thêm kinh 
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non. 
Trên cơ sở đó tôi đã vận dụng một số giải pháp để hướng dẫn trẻ mầm non. vật chất, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ cho việc giảng dạy.
 Trường có đội ngũ giáo viên và nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. 
Với đội ngũ giáo viên dần được trẻ hóa rất năng động, ham học hỏi, có tinh thần, 
trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
 Năm học 2023-2024, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A1. Lớp tôi 
có 2 cô giáo và 33 trẻ. Trong đó, có 19 cháu nữ và 14 cháu nam. Nhìn chung, 
phần lớn các cháu đều ngoan ngoãn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin.
 2. Thực trạng
 a, Thuận lợi
 - Trường Mầm non Thạch Đà A là một ngôi trường khang trang lớp học 
rộng rãi trường đầu tiên trong huyện Mê Linh đạt chuẩn Quốc Gia mức độ II, là 
môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động của cô và trẻ.
 - Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới các con và 
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ.
 - Đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có 
tinh thần đoàn kết cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
 - Cơ sở vật chất: 
 + Phòng học tương đối khang trang, sạch sẽ, rộng rãi đảm bảo thoáng mát 
về mùa hè, ấm áp về mùa đông, bàn ghế đầy đủ đúng quy cách , đủ cho cô và 
trẻ thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ.
 - Về phía nhà trường:
 - Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao với công tác chuyên môn 
luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học.
 Thường xuyên bổ sung thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi về bộ môn “Làm 
quen với toán” như: Mua thêm bộ học toán cho đủ số trẻ, các khối, hình. 
 - Về phía giáo viên: 
 + Giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, 
hình thức cho trẻ LQVT, đã chú trọng nhiều đến việc giảng dạy dưới nhiều hình 
thức đa dạng phong phú. 
 - Về phía trẻ: 
 + Trẻ ngoan, có nề nếp tốt trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Trẻ có ý 
thức trong học tập. Nhìn chung, các cháu cùng độ tuổi nên rất thuận lợi trong 
việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
 - Về phía phụ huynh học sinh : 
 + Các bậc phụ huynh học sinh đã rất quan tâm và ủng hộ, đóng góp tiền 
xã hội hóa để mua sắm trang thiết bị, đồ dung phục vụ trong lớp học. 
 b, Khó khăn 
 - Về phía học sinh Vậy bản thân tôi thiết nghĩ mình cần phải mạnh dạn tìm tòi và đưa ra một số giải 
pháp giúp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ được cao hơn và giúp cho giáo 
viên có những tiết dạy có hiệu quả hơn. Các giải pháp đó là:
 Giải pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán
 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phù hợp với chương trình điều kiện thực 
tế của trường, địa phương.
 Giải pháp 3: Giáo viên thường xuyên học tập, tìm tòi, bồi dưỡng để nâng 
cao năng lực và nghiệp vụ sư phạm.
 Giải pháp 4: Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo để dạy trẻ.
 Giải pháp 5: Lồng ghép hoạt động làm quen với toán kết hợp với giáo dục 
steam vào các hoạt động khác trong ngày và thực hiện mọi lúc mọi nơi.
 Giải pháp 6: Sử dụng các trò chơi để giúp trẻ hình thành các biểu tượng về 
toán sơ đẳng
 Giải pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
 Giải pháp 8: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỤ THỂ: 
 Với cương vị là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và trực tiếp thực hiện 
trương trình giáo dục mầm non mới và nâng cao chất lượng chuyên đề. Tôi đặc 
biệt chú trọng tới việc “Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm 
non”. Thực hiện phương châm “Giáo viên” là người tổ chức hướng dẫn, trẻ là 
người tích cực, chủ động. Đứng trước tình hình thực tế của trường, lớp mình, 
tôi đã có những giải pháp nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn làm quen với 
toán” cụ thể như sau:
 1. Giải pháp1: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với các biểu tượng 
toán
 Việc xây dựng môi trường có tốt hay không phụ thuộc vào chúng ta, nếu 
một môi trường tốt thì sẽ khuấy động sự tò mò, ham thích khám phá của trẻ, tạo 
cho trẻ những thử thách, khám phá trong các hình thức hoạt động LQVT hấp 
dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia một cách tự nguyện hứng thú. 
 + Môi trường trong lớp học:
 Hàng ngày trẻ đến lớp được nhìn trực tiếp những hình ảnh đẹp, màu sắc sẽ 
kích thích trẻ đến xem nhiều hơn, qua hình ảnh trẻ sẽ nhớ lâu những kiến thức 
mà cô cung cấp, ở lớp tôi có góc: “Bé vui học toán” tôi dùng những mảng tường 
để gắn các hình ảnh, kết hợp các con số để trẻ hiểu ngay đó là nhóm đồ dùng có 
số lượng bao nhiêu.
 Ví dụ: Ở chủ đề phương tiện giao thông, tôi trang trí những phương tiện 
giao thông thành một hàng để trẻ có thể đếm số lượng và trẻ gắn số thích hợp. 
Hoặc tôi trang trí các toa tàu, trên mỗi toa có một con vật đáng yêu như vậy khi 3. Giải pháp 3 : Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực 
và nghiệp vụ sư phạm
 Để nâng cao chất lượng của quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ 
5-6 tuổi thì cần có sự phối hợp hoạt động giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với 
trẻ nhằm hình thành hứng thú nhận biết cho trẻ và thực hiện nội dung dạy học- 
hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, góp phần phát triển trí 
tuệ, giáo dục nhân cách toàn diện trẻ.
 Trong các buổi họp tổ chuyên môn, dự chuyên đề toán tôi luôn cố gắng 
tìm cách để tiếp cận và trao đổi với các bạn đồng nghiệp về chuyên môn. 
 Giáo viên cần có năng lực lập kế hoạch cho quá trình dạy trẻ hình thành 
các biểu tượng toán học. Biết lôi cuốn trẻ cùng tham gia vào việc hoạch định kế 
hoạch làm quen với toán theo nhu cầu và sự phát triển khả năng nhận thức các 
biểu tượng sơ đẳng về toán của trẻ.
 Biết cách hướng dẫn, gợi mở các hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám phá 
những dấu hiệu số lượng, kích thước, hình dạngcó trong các sự vật, hiện 
tượng xung quanh trẻ, sao cho trẻ không bị áp đặt, được lựa chọn và tham gia 
vào hoạt động nhận biết những biểu tượng sơ đẳng về toán theo hứng thú, nhu 
cầu của mình, được bộc lộ khả năng cá nhân, được trao đổi, nhận xét, lựa chọn 
giải pháp trong quá trình tham gia các hoạt động làm quen với toán. 
 Biết cách tổ chức môi trường hoạt động làm quen với toán cho trẻ mang 
tính phát triển, tạo cơ hội, tình huống, thách thức mới, tạo cảm giác tin tưởng để 
kích thích trẻ tham gia vào các trò chơi có nội dung toán học và các hoạt động 
tìm tòi, khám phá để nắm được những dấu hiệu số lượng, kiến thức, hình dạng, 
vị trí sắp đặtvà mối liên hệ, quan hệ số lượng, không gian, thời gian,có 
trong các sự vật, hiện tượng xung quang trẻ.
 Biết cách phối hợp sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, biện 
pháp dạy học tích cực để hướng dẫn các hoạt động cho trẻ làm quen với toán, 
như: Hệ thống câu hỏi gợi mở được sắp xếp theo trình tự nhận thức của trẻ để 
hình thành những biểu tượng toán học mới cho trẻ, các tình huống có vấn đề để 
buộc trẻ phải động não tìm cách giải quyết chúng, hệ thống các bài tập đếm, đo 
lường, so sánh số lượng, kích thước, hệ thống các nhiệm vụ chơi được xây 
dựng phức tạp dần phù hợp với khả năng của trẻ Điều này đòi hỏi giáo viên 
phải hiểu biết vững vàng về trẻ, nắm những kiến thức toán học cơ bản liên quan, 
có khả năng đánh giá mức độ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng ở trẻ em 
từng độ tuổi.
 Chính vì vậy, tôi luôn chú trọng đến công tác tự bồi dưỡng, nâng cao năng 
lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân như: Tham gia đầy đủ các 
lớp tập huấn do phòng Giáo dục - Đào tạo, sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức, dự Chẳng hạn với hoạt động phát triển thẩm mỹ: Khi dạy trẻ vận động cơ bản 
“ Bật liên tục vào vòng” giáo viên có thể gắn mỗi vòng một thẻ số theo thứ tự 
chấm tròn hoặc số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5... Khi thực hiện vận động bật vào mỗi vòng 
thì đọc to chữ số đó hoặc với hoạt động “Làm quen với văn học”, dạy trẻ đọc 
thuộc bài thơ “Ai ở sau mình thế?” giáo viên hỏi trẻ để trẻ đếm xem trong câu 
truyện đó ai đứng trước, sau?
 - Thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
 Ở lứa tuổi này tuy vốn từ của trẻ có phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, 
nhất là vào thời điểm đầu năm nhiều trẻ muốn diễn đạt suy nghĩ của mình nhưng 
chưa chính xác, vì thế muốn cung cấp cho trẻ những kiến thức chung nhất là về 
toán học thì phải giúp trẻ hiểu được những thuật ngữ toán học như: Phía phải, 
phía trái, phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, trẻ biết và hiểu được 
những thuật ngữ này thì trẻ mới thực hiện tốt yêu cầu do cô đề ra. Việc cung cấp 
kiến thức trong các tiết học chưa đủ để nhớ lâu vì đặc điểm tâm sinh lý ở lứa 
tuổi này là dễ nhớ, dễ quên. Vì vậy cô cần phải cung cấp kiến thức cho trẻ mọi 
lúc, mọi nơi để mỗi ngày một ít, từng ít, từng ít một trẻ sẽ nhớ và nhận thức một 
cách đễ dàng và chính xác hơn.
 Ví dụ: Khi cho trẻ xếp hàng vào lớp cô nói: Tổ 1 đứng bên trái của cô, tổ 
2 đứng bên phải cô.
 Hoặc khi cho trẻ hoạt động góc cô cho trẻ lấy các nguyên liệu sẵn có xếp 
số theo yêu cầu
 Ở góc phân vai trẻ chơi đóng vai cô giáo dạy trẻ học toán. Một bạn làm cô 
giáo còn các bạn khác làm học sinh, bạn làm cô giáo sẽ yêu cầu các bạn giơ các 
số theo hiệu lệnh hoặc giơ đúng hình...Ở hoạt động này trẻ chơi rất thoải mái, tự 
nhiên mà cô lại sửa sai được cho trẻ, trẻ khắc sâu được kiến thức. 
 (Hình ảnh 3 ảnh trẻ đang chơi đồ chơi các góc)
 Cứ như thế qua những hoạt động diễn ra hằng ngày, dưới nhiều hình thức 
tôi luôn cung cấp các thuật ngữ toán học cho trẻ. Dần dần hình thành được nhiều 
biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ, giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức hơn.
 6. Giải pháp 6: Sử dụng các trò chơi để giúp trẻ hình thành các biểu 
tượng về toán sơ đẳng:
 Vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển nhân cách 
trẻ đã được khẳng định trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục trẻ trước 
tuổi đi học. Các nhà tâm lý giáo dục học đã khẳng định rằng: “Trẻ em không vui 
chơi thì không phát triển được”. Trẻ mầm non hoạt động vui chơi cùng các trò 
chơi, đồ chơi, luật chơi luôn có trong sinh hoạt của trẻ. Trò chơi được coi là hình 
thức hoạt động sáng tạo, tích cực nhất, nhằm đến sự thể hiện nội dung, xúc cảm, 
dưới các dạng vận động, xây dựng hình tượng tham gia trò chơi trẻ được động 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_lam_quen.doc