SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế bước vào Lớp 1 tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng

Mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo. Vì vậy trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học nhằm giúp trẻ tự tin bước vào lớp một. Chính vì lẽ đó để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một cần quan tâm phát triển toàn diện: thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học. Việc chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một là hết sức cần thiết vì đó là một trong những mục tiêu của ngành học mầm non. Hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một, nên hầu hết các giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi đã quan tâm và chăm sóc giáo với mục đích trang bị đầy đủ cho trẻ về các kỹ năng, kiến thức trong học tập. Tuy nhiên các cháu vẫn chưa thực sự tự tin và còn rất bỡ ngỡ khi vào lớp Một. Hơn nữa, các biện pháp mà giáo viên áp dụng còn chưa cụ thể, tính khoa học chưa cao vì vậy mà trẻ chưa được trang bị đầy đủ về thể chất,ngôn ngữ, tinh thần, trí tuệ, kỹ năng trong học tập, trong giao tiếp.
doc 27 trang skmamnonhay 15/04/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế bước vào Lớp 1 tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế bước vào Lớp 1 tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế bước vào Lớp 1 tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng
 chiều thì chở con đi học viết chữ, học đọc, học làm toán ở giáo viên dạy tiểu 
học. Điều này vô tình tước đi thời gian vui chơi và phát triển nhiều mặt của trẻ 
dẫn tới việc trẻ có những hụt hẫng, khủng hoảng tâm lý, rụt rè, sợ sệt, khi tham 
gia hoạt động học tập ở trường Tiểu học. 
 Bên cạnh đó, cũng có số ít các bậc phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc 
phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ cũng như sức khỏe cho trẻ có khi trẻ vào lớp Một. 
Chính vì vậy nhiều trẻ khi vào học lớp Một rất ngơ ngác, sợ sệt, chưa ý thức 
được việc học tậpĐó là nguyên nhân khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học 
tập ở lớp Một và các lớp tiểu học. 
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: 
 Bác Hồ đã từng nói:
 “ Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
 Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói 
trên. “Trẻ em như búp trên cành” nếu được chăm sóc cẩn thận thì chồi non đó 
sẽ được phát triển thành cành cây khỏe mạnh. Bởi vậy để có một thế hệ trẻ 
tương lai thì ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta phải có sự quan tâm, chăm 
sóc- nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc 
đời là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp trồng người. 
 Trong tất cả nhiêm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, thì nhiệm 
vụ chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp Một là vô cùng 
quan trọng, nó bước ngoặc lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Khi trẻ mới vào 
lớp Một thì có vô vàn điều mới lạ, bỡ ngỡ và rất non nớt. Bởi vì chỉ mới đây 
thôi, bé còn nhận được sự chăm sóc yêu thương tận tình của cô giáo mầm non. 
Được dạy dỗ và nuôi dưỡng như người mẹ thứ 2 của đời mình. Khi vào lớp Một 
trẻ sẽ ở một môi trường hoàn toàn mới lạ, bước đầu khó mà thích nghi được. Do 
đó cả phụ huynh và giáo viên mầm non cần có sự chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ 
cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn, có khả năng tư duy, sáng tạo cao. Hình thành và 
phát triển những kỹ năng học tập, làm việc nhóm và những kỹ năng sống cần 
 2 Giúp giáo viên nắm vững được chương trình giáo dục, tích cực, chủ 
động, sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo 
dục trẻ.
 Giúp phụ huynh nhận thức được mục đích, ý nghĩa của việc chuẩn bị tâm 
thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một. Từ đó, giáo viên và phụ huynh có được sự 
thống nhất cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao hiệu quả chuẩn bị 
cho trẻ vào lớp Một.
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh giải pháp 
 Giải pháp 1: Giáo viên tích cực nghiên cứu, trao đổi, học hỏi để nắm 
vững tâm lý trẻ 5-6 tuổi và chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
 Để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1 thì đòi hỏi người giáo viên cần 
nắm vững chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi, nắm vững tâm lý trẻ và biết cách 
tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển ở trẻ tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, 
trong những năm gần đây, bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, tự nghiên cứu học hỏi 
rất nhiều từ tài liệu sách vở, từ thực tế kinh nghiệm của các đồng nghiệp và từ 
các lớp bồi dưỡng chuyên môn do ngành tổ chức. Cụ thể là: 
 + Tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn Phòng giáo dục và 
đào tạo huyện Hiệp Hòa và trường mầm non Thị trấn Thắng tổ chức. Ghi chép 
đầy đủ, cụ thể là các nội dung trọng tâm cần thiết của chương trình giáo dục 
mầm non mới do báo cáo viên triển khai và các nội dung chuẩn bị tâm thế cho 
trẻ vào học lớp 1.
 4 Chuẩn bị thể lực cho trẻ.
 Chuẩn bị thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng, phát 
triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực 
làm việc bền bỉ dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, tính 
nhanh nhạy của các giác quan. Để có được phẩm chất đó cần tạo ra một chế độ 
sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi tập luyện cho trẻ một cách khoa học và hợp lí cả về 
thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
 Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã thực hiện cân đo theo 
dõi biểu đồ phát triển của trẻ, phối hợp với nhân viên y tế để khám sức khỏe cho 
trẻ để nắm bắt được tình hình sức khỏe của các cháu. Những cháu suy dinh 
dưỡng, thấp còi, tôi luôn động viên trẻ ăn hết phần ăn của mình, những trẻ nào 
ăn chậm, biếng ăn, suy dinh dưỡng, tôi quan tâm đến trẻ nhiều hơn, phối hợp với 
gia đình và Ban giám hiệu trường tìm biện pháp chăm sóc cháu như cho cháu 
đem thêm sữa, tăng thức ăn chứa chất đạm.Hay trong quá trình chăm sóc, 
giáo dục trẻ tôi luôn chú ý quan sát để phát hiện trẻ ốm, trẻ mệt mỏi hay có biểu 
hiện sốt để kịp thời báo với nhân viên y tế và gia đình để kịp thời chăm sóc trẻ. 
 Bản thân đã phối hợp với nhà trường và các bậc phụ huynh để các bữa 
ăn của trẻ được đa dạng nguồn thực phẩm và thay đổi các hình thức: như ăn tập 
 6 của lứa tuổi, tôi còn thường xuyên cho trẻ luyện tập khả năng vận động thô: 
chạy sức bền, ném bóng, đá bóng, trèo lên xuống thang ..
 Thông qua các giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tổ chức cho trẻ chơi một 
số trò chơi vận động, trò chơi dân gian, chơi tự do tại các khu vận động của nhà 
trường nhằm kích thích sự hứng thú học tập và phát triển hơn các nhóm cơ bắp 
cho trẻ. 
 Ngoài ra tôi còn rèn phát triển vận động tinh, khả năng phối hợp các hoạt 
động của mắt và tay, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, rèn luyện sự 
khéo léo linh hoạt trong vận động của tay qua các hoạt động như trải nghiệm, 
cắt, xé dán.., từ đó giúp cho việc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt kết quả tốt. 
 8 Ví dụ: Qua hoạt động làm quen với toán: Qua các tiết học về số lượng và 
nhận biết chữ số tôi luôn đặt câu hỏi nhằm để trẻ suy nghĩ trả lời như: Số thỏ và 
số cà rốt như thế nào với nhau? Làm thế nào để số thỏ và số cà rốt bằng nhau ?.. 
Hoặc con có nhận xét gì về số 8 ?...
 (Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động làm quen với toán)
 Hoặc qua tiết khám phá khoa học giúp trẻ có hiểu biết nhất định về các sự 
vật, hiện tượng xung quanh mình tôi luôn có gắng giúp trẻ được trải nghiệm 
khám phá bằng hết các giác quan của trẻ như: sờ, ngửi, nếm..Ví dụ: Qua tiết 
KP “KP các giác quan” tôi cho trẻ được nếm, xờ và quan sát để tìm hiểu về đối 
tượng. Trẻ vô cùng thích thú và đạt hiệu quả rất cao về nhóm đối tượng khám 
phá. Từ đó trẻ được tiếp thu kiến thức 1 cách đầy đủ chính xác và tự nhiên nhất. 
 (Hình ảnh trẻ KP các giác quan quan)
 10 Hơn nữa, để giúp trẻ định hướng được các thời gian trong ngày, các thứ 
trong tuần, tôi đã trò chuyện với trẻ: Buổi sáng mặt trời mọc, gà gáy sáng, mọi 
người ba mẹ chuẩn bị đi làm, các con thì đi đâu? Tôi còn đặc biệt chú trọng cho 
trẻ thao tác trên bảng thời gian lịch của trẻ treo ở lớp để giúp trẻ có thói quen tự 
lập và thực hiện thời gian biểu đó một cách nghiêm túc. Từ đó trẻ không còn bỡ 
ngỡ về thời gian học tập của bản thân khi vào lớp 1. 
 Để làm được những điều trên thì đòi hỏi người giáo viên mầm non phải 
suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp dạy học, dạy đảm bảo về “Chất” 
cũng như “lượng” để giúp trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản, tạo nền tảng vững 
 12 Tôi còn hình thành và phát triển các hành vi văn hóa xã hội ở trẻ qua 
việc rèn luyện cách ứng xử tốt, có văn hóa đối với mọi người xung quanh.
Ví dụ: Tôi giáo dục ý thức và thái độ cư xử của trẻ phù hợp đối với người thân 
trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thông qua các ngày lễ cho trẻ 
làm các tấm thiệp, trang trí khung ảnh gia đình và tập nói lời chúc mừng đến 
mẹ và cô giáo. 
 Ngoài ra, tôi còn hình thành và phát triển cách ứng xử có văn hóa với 
thiên nhiên như kích thích lòng mong muốn tìm tòi, khám phá thiên nhiên, 
giúp trẻ yêu thiên nhiên, coi thiên nhiên là bạn thân của mình, có ý thức chăm 
sóc bảo vệ thiên nhiên qua các hoạt động chăm sóc cây, hoạt động ngoài trời 
quan sát cây, bắt sâu nhổ cỏ vườn rau.
 Hay để giúp trẻ mạnh dạn, chủ động, tự tin vào bản thân, biết thiết lập 
các mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh như kính trên, nhường dưới, 
thân thiện với bạn bè, sẵn sàng nhường nhịn em nhỏ và giúp đỡ người khuyết 
tật trên cơ sở hình thành tình cảm sâu sắc, giàu lòng nhân ái. Tôi đã trang trí 
 14 cần thiết và hiệu quả nhưng phải thường xuyên để hình thành kỹ năng thói quen 
cho trẻ, giúp trẻ ngày càng phát triển một cách toàn diện về nhân cách, chuẩn bị 
tốt tâm thế cho trẻ vào học tiểu học sau này. 
 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ cho trẻ.
 Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng. Đối 
với trẻ 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn tiếng Việt ở lớp 1, tôi thường tổ 
chức và thực hiện đúng các giờ làm quen văn học cho trẻ, tăng cường các hoạt 
động nghe - nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, chữ số, nghe và hiểu nghĩa của 
từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ... Thực tế cho thấy những trẻ có khả năng ngôn ngữ 
tốt sẽ học lớp 1 thuận lợi hơn trẻ khác .
 Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng đó là 
các hoạt động nghe – nói, cho trẻ phát âm các chữ cái, chữ số, nghe và hiểu 
nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ... trong quá trình giao tiếp với trẻ tôi luôn 
phát âm rõ ràng để trẻ bắt chước. Trong các giờ làm quen với văn học tôi luôn 
đọc diễn cảm các bài thơ, câu chuyện và bằng các giọng kể khác nhau của từng 
nhân vật tôi luôn kích thích sự tập trung chú ý của trẻ vào câu chuyện. Qua mỗi 
câu chuyện, bài thơ, tôi luôn đàm thoại cùng trẻ về nội dung câu chuyện, bài thơ 
nhằm kích thích sự suy nghĩ trả lời của trẻ. 
 16 mình trên bài tập cá nhân. Tôi còn cho trẻ tập sao chép lại tên mình và viết 
số điện thoại của bố mẹ.
 Ngoài ra, để củng cố, ghi nhớ các chữ cái cho trẻ, qua các giờ hoạt động 
tự do, tôi cho trẻ chơi với các nguyên vật liệu khác nhau như: len, sỏi, hột 
hạt.trẻ xếp các chữ cái mà mình yêu thích và sau đó phát âm. Như vậy, đến 
cuối năm học trẻ nhận dạng và phát âm chuẩn 29 chữ cái rất tốt.
 Một điều quan trọng khi chuẩn bị về mặt ngôn ngữ cho trẻ đó là tôi tổ 
chức cho trẻ làm quen chữ cái thông qua giờ học và một số trò chơi:
 Đối với trẻ 5-6 tuổi, tôi luôn chú trọng việc đầu tư trang trí lớp học khác 
hẳn với cách trang trí ở lớp mẫu giáo bé và nhỡ như: Trên mỗi bức tranh hay các 
góc nhỏ đều có chữ viết để trẻ có thể nhìn thấy, đọc những chữ đó khám phá 
những chữ chưa biết hay đọc, kể theo tranh, hình tượng “tò mò” (đọc theo cách 
của trẻ) 
 18 khăn. Ví dụ: Trong giờ ăn, giờ hoạt động góc trẻ biết gấp khăn giúp cô và cất 
đồ dùng các góc sau khi chơi xong.
 Hơn nữa, tôi còn giúp trẻ tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh 
cá nhân hằng ngày khi đến lớp và tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt nề nếp: Biết 
rửa tay, rửa mặt trước khi ăn.. 
 Đặc biệt, một kỹ năng không thể thiếu để giúp trẻ khi bước vào lớp 1 
đó là khả năng tập trung trong hoạt động học sau này. Chính vì vậy để giúp trẻ 
tiệm cận dần với thời gian học ở lớp 1. Tôi kích thích sự hứng thú lâu bền cho 
trẻ ngay từ khi tham gia vào bất kì một hoạt động nào. Để làm được điều này, tôi 
thường tìm tòi, nghiên cứu để có những bài giảng hay, những đồ dùng cuốn hút 
trẻ, tăng cường lồng ghép các trò chơi vào các hoạt động.
 20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_5_6_tuoi_chuan_bi_tot_tam_the.doc