SKKN Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non

Với trẻ mầm non, việc phòng chống dịch bệnh Covid 19 của các con còn hạn chế, bởi trẻ còn chưa tự ý thức được sự nguy hiểm cũng như cách phòng chống dịch bệnh. Để chung tay phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho trẻ và đem lại sự tin tưởng cho phụ huynh toàn trường thì mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đều cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp trẻ phòng chống khi có dịch bệnh đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ giáo viên nhân viên nhà trường, đặc biệt phải kể đến vai trò của giáo viên, những người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày, chăm sóc trẻ từ bữa ăn giấc ngủ cũng như truyền đạt kiến thức cho trẻ. Với những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 - 6 tuổi, tôi nhận thấy việc trẻ chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết về tác hại của dịch bệnh cũng như chưa trang bị các kỹ năng phòng chống các dịch bệnh lây lan trong cộng đồng nhất là dịch Covid -19. Điều đó là vô cùng nguy hiểm cho bản thân trẻ và cho cả cộng đồng, vì vậy trẻ cần phải được biết rõ về tác hại của dịch Covid 19 cũng như được trang bị những cách phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bên cạnh đó trẻ cũng phải rèn luyện thường xuyên các kỹ năng phòng chống dịch bệnh dưới sự hướng dẫn của người lớn và không ai có thể làm được điều đó tốt hơn ngoài các cô giáo mầm non. Cho nên tôi đã suy nghĩ tìm tòi và lựa chọn “ Một số giải pháp giúp cho trẻ 5 - 6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19 ở nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa.
docx 23 trang skmamnonhay 25/10/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non

SKKN Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
 ĐỀ TÀI: “ Một sô giải pháp giúp cho trẻ 5 - 6 tuôi
phòng chông dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao
 ở trường mâm non
 Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỷ
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường mầm non Cam Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2021
 2 trẻ chưa biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân. Mà sức khỏe là vốn quý giá 
nhất của con người. Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trong 
mùa dịch luôn là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân được Bộ Y Tế đặt ra cho các cơ 
sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y tế học đường là một khâu hết sức quan trọng nhằm 
hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ 
tương lai của đất nước.
 Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như phòng chống dịch bệnh Covid 
19 hiệu quả là biện pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc trẻ toàn diện, nhất là trẻ ở 
lứa tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, dễ mắc 
các bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh về đường hô hấp.
 Với trẻ mầm non, việc phòng chống dịch bệnh Covid 19 của các con còn hạn 
chế, bởi trẻ còn chưa tự ý thức được sự nguy hiểm cũng như cách phòng chống dịch 
bệnh. Để chung tay phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho trẻ và đem lại sự 
tin tưởng cho phụ huynh toàn trường thì mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường 
đều cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp 
trẻ phòng chống khi có dịch bệnh đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ 
giáo viên nhân viên nhà trường, đặc biệt phải kể đến vai trò của giáo viên, những 
người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày, chăm sóc trẻ từ bữa ăn giấc ngủ cũng như 
truyền đạt kiến thức cho trẻ. Với những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên đang 
trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 - 6 tuổi, tôi nhận thấy việc 
trẻ chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết về tác hại của dịch bệnh cũng như chưa 
trang bị các kỹ năng phòng chống các dịch bệnh lây lan trong cộng đồng nhất là dịch 
Covid -19. Điều đó là vô cùng nguy hiểm cho bản thân trẻ và cho cả cộng đồng, vì 
vậy trẻ cần phải được biết rõ về tác hại của dịch Covid 19 cũng như được trang bị 
những cách phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bên cạnh đó trẻ cũng phải rèn luyện 
thường xuyên các kỹ năng phòng chống dịch bệnh dưới sự hướng dẫn của người lớn 
và không ai có thể làm được điều đó tốt hơn ngoài các cô giáo mầm non. Cho nên tôi 
đã suy nghĩ tìm tòi và lựa chọn “ Một số giải pháp giúp cho trẻ 5 - 6 tuổi phòng 
chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non” nhằm góp một 
phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19 ở nhà 
trường đạt kết quả tốt hơn nữa.
 *. Điểm mới của đề tài: Bản thân tôi lựa chọn đề tài này vì nó đã:
 + Đánh giá đúng thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch 
bệnh Covid 19 cho trẻ ở trường mầm non.
 + Tìm ra các giải pháp có hiệu quả phòng tránh dịch Covid 19 cho trẻ ở trường 
mầm non.
 + Sáng kiến đã góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ về dịch bệnh Covid - 19 
ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội như thế nào, và giáo dục trẻ biết 
 4 Trẻ tuy 5 tuổi nhưng khi ho, hắt hơi chưa biết lấy tay che miệng nên dễ bị lây 
các bệnh về đường hô hấp nói chung và bệnh covid -19 nói riêng. Do vậy trẻ chưa có 
kỹ năng phòng bệnh cho chính bản thân mình.
 - Đa số phụ huynh là dân lao động thuần nông nên ít chú ý đến tầm quan trọng 
của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa 
tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá 
nhân thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, 
chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác 
phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
 - Người dân của địa phương còn lơ là chủ quan, trẻ mầm non dễ mặc phải dịch 
bệnh covid - 19. Nguy cơ mắc dịch bệnh tại địa phương rất cao.
 *Khảo sát thực tế: Năm học 2020 - 2021 này, tôi được phân công dạy lớp mẫu 
giáo 5 - 6 tuổi với 12 nam, 13 nữ. Đầu năm học chỉ có 40 % trẻ có những hiểu biết về 
tác hại của dịch Covid - 19 ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội như 
thế nào. 48% trẻ có kỹ năng cần thiết và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch 
bệnh đặc biệt là thông điệp 5K của Bộ y tế. 48% biết súc miệng bằng nước muối. 60 
% biết rữa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn. 68% biết đeo khẩu trang, lấy 
tay che miệng khi hắt hơi ở mọi lúc mọi nơi. Từ kết quả thực tế ở trên cho thấy kỹ 
năng của trẻ về việc phòng chống dịch bệnh Covid - 19 còn hạn chế thêm vào đó trẻ 
chưa có kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
 c. Nguyên nhân của tồn tại:
 - Do chưa có nhiều kinh nghiệm về việc rèn các kỹ năng phòng chống dịch 
bệnh nên còn ôm đồm, hướng dẫn các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ cùng lúc nên 
hiệu quả chưa cao.
 - Chưa trao đổi kỹ hơn với phụ huynh về kỹ năng phòng chống dịch bệnh 
covid -19 cho trẻ khi trẻ ở nhà.
 - Trẻ nhỏ tuổi chưa có ý thức trong việc phòng bệnh, đặc biệt là trẻ chưa hiểu 
được mối nguy hiểm của dịch bệnh covid-19 đang diễn ra trên toàn thế giới.
 - Trẻ còn nhỏ kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid -19 cò nhiều hạn chế.
 - Đa số phụ huynh bận công việc nên chưa thật sự quan tâm nhiều đến trẻ trong 
thời gian dịch bệnh covid -19. Chưa hiểu được tầm trọng của việc vệ sinh phòng bệnh 
cho trẻ như: Rửa tay, súc miệng bằng nước muối, ra ngoài phải deo khẩu trang, không 
khạc nhổ bừa bãi, ho, hắt hơi phải che miệng và phải tắm gội thường xuyên.
 - Quảng Bình là một tỉnh gần với tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nơi có nguy 
cơ bùng phát dịch covid - 19 vì đã có ca nhiễm. Do vậy khả năng lây nhiễm bệnh cho 
người dân trong tỉnh, huyện; trẻ em có nguy cơ mắc dịch bệnh là rất cao.
 2.2. Các giải pháp thực hiện:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế dịch bệnh diễn ra, tôi đã thực 
hiện các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề như sau:
 6 ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà trường đã tổng hợp kết quả khám và có thông 
báo ngay đến các phụ huynh học sinh bằng văn bản, công khai lên trang Web của nhà 
trường. Từ đó phụ huynh học sinh đã đưa con đến chuyên khoa thăm khám sâu hơn 
để có biện pháp trong điều trị, chăm sóc trẻ kịp thời.
 Đợt khám sức khỏe lần 2 này, nhà trường cũng đã lên kế hoạch, thông báo lịch 
khám tới phụ huynh, chủ động phối hợp cùng trạm y tế để đạt tỉ lệ khám 100%. Các 
y bác sĩ của Trạm y tế đã khám và kiểm tra với các nội dung kiểm tra: Cân nặng, chiều 
cao, khám tai, mắt, mũi, họng, kiểm tra tim phổi và một số bệnh liên quan đến đường 
hô hấp, da liễu ... Kết quả kiểm tra sức khoẻ của các con đã được nhân viên y tế nhà 
trường ghi chép cụ thể trong sổ theo dõi sức khỏe, chấm biểu đồ phân loại sức khỏe 
trẻ và được giáo viên nhà trường thông báo đến phụ huynh. Đặc biệt một số trẻ mắc 
bệnh đã được thông báo đến từng phụ huynh để có biện pháp điều trị kịp thời, tốt nhất.
 Khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua 
việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện sớm 
một số bệnh thường gặp ở trẻ, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về phòng chống các 
bệnh thường gặp ở lứa tuổi mầm non. Qua hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân điện tử, 
qua trang Web của trường, từ đây phụ huynh học sinh cũng như toàn thể cán bộ, giáo 
viên, nhân viên nhà trường có cơ hội khám, theo dõi sức khỏe tiện ích nhất. Hoạt động 
này đã đem lại sự phấn khởi, tin tưởng của các bậc phụ huynh về một môi trường giáo 
dục an toàn và thân thiện, góp phần khẳng định, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo 
dục của nhà trường.
 *.Theo quy định chung của sở sổ sách y tế gồm có:
 + Sổ nhật ký sức khoẻ toàn trường : Ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải 
ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ về và kết quả..
 + Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều cao 
định kỳ (tháng 9,12,3). Lên lịch cân đo cho từng lớp, nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù 
vào ngày sau khi cháu đi học,theo dõi sự cân đo của từng lớp..
 + So theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường : số cháu kênh bình thường, tỉ lệ 
suy dinh dưỡng, béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng cân, giảm cân...
 + Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng , béo phì , trẻ dưới 24 tháng tuổi và trẻ mắc các 
bệnh mạn tính: tim, hen, động kinh, tự kỷ...
 + Sổ theo dõi bệnh học đường.
 Qua đó, các cô giáo nắm bắt được sức khỏe , thể trạng của từng trẻ để phối kết 
hợp với nhân viên dinh dưỡng và phụ huynh có chế độ chăm sóc bữa ăn cho cháu đảm 
bảo đủ chất và lượng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ có sức đề kháng chống 
lại các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra.
 Giải pháp 2: Giáo dục cho trẻ nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh 
dịch bệnh covid -19.
 8 loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
 + Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp 
lý, luyện tập thể thao.
 + Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, 
hạn chế sử dụng điều hòa. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo 
vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. 
Hiện tại, người dân có thể liên hệ 2 số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế để cung 
cấp thông tin về bệnh Covid - 19 là: 1900 3228 và 1900 9095; Khuyến cáo mọi người 
dân phải khai báo y tế đầy đủ.
 Với những thông tin dịch bệnh trên ở lớp học tôi đã thông qua cac hoạt động 
tạo hình, âm nhạc, thơ.... Để giúp trẻ biết được đây là bệnh dịch nguy hiểm, có tốc độ 
lây lân nhanh, phổ biến, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân của trẻ, nâng cao sức khỏe 
và luôn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
 Trẻ đến lớp cũng phải thực hiện đeo khẩu trang trong giờ đón trẻ và trả trẻ. 
Ngồi giãn cách mỗi cháu cách nhau một mét, khi ăn cơm cô kể bàn cho hai cháu một 
bàn đảm bảo cách nhau một mét, khi ngủ cũng thực hiện giãn cách để đảm bảo an 
toàn tuyệt đối cho trẻ. Liên tục nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát 
khuẩn. Uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối pha loãng để khoang miệng 
hầu họng luôn sạch sẽ. Nhắc trẻ không khạc nhổ bừa bãi đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 Đặc biệt là cô tuyên truyền Thông điệp 5K của Bộ Y Tế cho trẻ ghi nhớ, đó là:
 “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”.
 Khi sử dụng giải pháp này đã giúp cho trẻ hiểu thêm về cách phòng tránh dịch 
bệnh Covid 19 khi dịch bệnh kéo dài. Biết việc phòng chống dịch bệnh là việc làm 
cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng 
cho bản thân và cho mọi người, không để dịch bện lây lan trong cộng đồng.
 Giải pháp 3: Rèn cho trẻ một số kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid - 19.
 Tôi tiến hành rèn cho trẻ một số kỹ năng phòng chống dịch Covid - 19 như sau:
 a. Kỹ năng súc miệng bằng nước muối.
 Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch 
khoang miệng, amidan, họng. Từ xưa ông cha ta đã truyền miệng nhau rằng súc miệng 
bằng nước muối giúp răng chắc khỏe.
 Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm thường trước. Độ 
tuổi để áp dụng phương pháp này là trẻ từ 3 - 4 tuổi trở lên, tức trẻ có khả năng súc 
miệng mà không nuốt phải nước muối.
 Các bước súc miệng bằng nước muối:
 - Chuẩn bị : Nước muối tự pha hoặc nước muối trong chai, khăn, giấy lau, ca 
cốc, nước sát khuẩn hoặc xà phòng.
 + Bước 1 : Rữa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_cho_tre_5_6_tuoi_phong_chong_dich.docx
  • pdfSKKN Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trườ.pdf