SKKN Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Sen Hồng

Giúp cho trẻ có nề nếp, thói quen, có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh, biết yêu quý và trân trọng những giá trị của cuộc sống, biết sống thân thiện với môi trường ngay từ nhỏ. Giúp giáo viên có một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động ở trường mầm non. Biết được sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường; rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường và đề xuất những giải pháp mới, hiệu quả, khả thi nhằm thực hiện tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong thời gian tiếp theo ở lớp 5 – 6 tuổi trường mầm non Sen Hồng nói riêng và là cơ sở để trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa giáo viên các trường mầm non.
doc 15 trang skmamnonhay 14/04/2025 181
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Sen Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Sen Hồng

SKKN Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Sen Hồng
 - Giúp cho trẻ có nề nếp, thói quen, có thái độ và hành vi tích cực đối với môi 
trường xung quanh, biết yêu quý và trân trọng những giá trị của cuộc sống, biết sống 
thân thiện với môi trường ngay từ nhỏ.
 - Giúp giáo viên có một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục bảo vệ môi 
trường thông qua các hoạt động ở trường mầm non. Biết được sự cần thiết của việc 
giáo dục bảo vệ môi trường; rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giáo 
dục bảo vệ môi trường và đề xuất những giải pháp mới, hiệu quả, khả thi nhằm thực 
hiện tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong thời gian tiếp theo ở lớp 5 – 6 
tuổi trường mầm non Sen Hồng nói riêng và là cơ sở để trao đổi, học tập kinh nghiệm 
giữa giáo viên các trường mầm non. 
 2.3 Các căn cứ đề xuất giải pháp :
 - Công văn số 3676 /BGDĐT – GDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 
năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non. Thực hiện chủ đề năm học “Xây 
dựng trường mầm non xanh, an toàn, thân thiện” trong các cơ sở giáo dục mầm non. 
 - Căn cứ vào yêu cầu của giáo dục mầm non đối với trẻ 5 – 6 tuổi về môi 
trường là cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con 
người, mối quan hệ giữa môi trường với con người, nó là nguồn gốc để hình thành ở 
trẻ 5 – 6 tuổi một tâm hồn, một nền văn hóa xã hội cụ thể dẫn dắt trẻ vào một cuộc 
sống cộng đồng. Tạo điều kiện cũng cố mở rộng và chính sát thêm những hiểu biết 
của trẻ.
 - Căn cứ vào kế hoạch xây dựng mô hình lớp mầm non thích ứng với biến đổi 
khí hậu và bảo vệ môi trường của trường mầm non Sen Hồng năm học 2021 – 2022.
 - Căn cứ vào kế hoạch năm học 2021 – 2022 của trường mầm non Sen Hồng.
 - Căn cứ tình hình thực tế công tác triển khai, tổ chức thực hiện “giáo dục bảo 
vệ môi trường ” trong trường mầm non Sen Hồng.
 3.Tóm tắt nội dung giải pháp:
 3.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng:
 2 tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên mầm non; Tham khảo các cuốn 
tạp chí giáo dục, tạp chí môi trường để nắm bắt thông tin; Kết nối mạng internet để 
tìm hiểu và sưu tầm các hình ảnh, video, bài viết nói về môi trường; Tham gia đầy đủ 
các lớp tập huấn do Phòng, Nhà trường tổ chức; Tham gia dự giờ học hỏi và bổ sung 
ý kiến cho đồng nghiệp; Sưu tầm, sáng tạo những câu ca dao, tục ngữ, hò vè, bài hát 
có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để lồng ghép, tích hợp tạo hứng thú và khắc 
sâu ghi nhớ
cho trẻ trong quá trình hoạt động,...
 Bên cạnh lý thuyết là thực hành, bản thân sống và làm việc trên địa bàn huyện 
côn Đảo nên đi làm hay việc gia đình thường được giải quyết những nơi gần, tôi sử 
dụng phương tiện đi lại là xe đạp để giảm lượng khí thải, tiếng ồn, tiêu hao năng 
lượng nhằm tạo môi trường trong lành hơn, sạch sẽ hơn. Tôi luôn có hành động 
gương mẫu: thấy rác, lá rơi cần gương mẫu nhặt rác, thấy hành vi không đúng cần lên 
tiếng vì môi trường chung, hiểu và gương mẫu phân loại rác. Bên cạnh gương mẫu 
trong hành động, tôi còn lên các câu khẩu hiệu về môi trường ngay tại lớp học “Hãy 
cho tôi rác”, “Bé yêu cây xanh”; Hay tạo môi trường ngoài lớp học với những bức 
tranh vẽ sinh động về bảo vệ môi trường có gắn kèm những câu khẩu hiệu “ Vì một 
môi trường xanh”; “ vì một đại dương xanh” . Phối hợp Công đoàn nhà trường tạo 
vườn rau của bé để tạo nên môi trường xanh giúp trẻ có môi trường khám phá, trải 
nghiệm, thực hành bảo vệ môi trường.
 * Giải pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong 
ngày.
 Để làm tốt việc dạy và học, nâng cao nhận thức cũng như các hành vi bảo vệ môi 
trường cho trẻ tôi đã tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 
cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày với hình thức: ‘‘Học mà chơi, chơi mà 
học’’.
 Thông qua hoạt động đón trẻ:
 Khi trẻ đến lớp tôi thường nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân, giày dép gọn gàng 
 4 Lồng ghép vào nội dung chơi: Giáo viên lên kế hoạch xây dựng nội dung giáo 
dục môi trường; linh hoạt lồng ghép nội dung BVMT vào những tình huống phát sinh 
trong quá trình chơi
 Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hoạt động học:
 Hoạt động học là một hoạt động chính trong ngày của trẻ đòi hỏi cô giáo phải 
đầu tư nhiều về kiến thức cũng như sự chuẩn bị, trẻ phải tập trung sự chú ý để nắm 
được các kiến thức trong hoạt động này.Vì thế cùng với việc dạy trẻ các kiến thức 
trong chủ đề tiết học. Tôi còn lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường cho trẻ thông qua hoạt động này nhằm khác sâu kiến thức và ý thức bảo vệ 
môi trường cho trẻ.
 Tôi lựa chọn những nội dung chính, mới mẻ đưa vào hoạt động khám phá khoa 
học gồm:
 + Giới thiệu về các loại môi trường và các thành tố trong môi trường.
 + Vai trò của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, động vật, 
thực vật.
 + Nhận biết môi trường bị ô nhiễm, những nguyên nhân làm môi trường bị ô 
nhiễm.
 + Những hoạt động con người cần thực hiện để bảo vệ môi trường.
 + Các hiện tượng thời tiết.
 + Biến đổi khí hậu và những nguyên nhân cơ bản.
 + Tài nguyên thiên nhiên.
 + Những giá trị mà tài nguyên thiên nhiên mang lại cho cuộc sống.
 + Những hoạt động con người cần thực hiện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 Lồng ghép vào hoạt động học ở các lĩnh vực giáo dục khác đảm bảo các nguyên 
tắc sau: Chỉ lồng ghép vào những hoạt động học có nội dung phù hợp để giáo dục bảo 
vệ môi trường, tránh khiên cưỡng, áp đặt. Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi 
trường ở mức độ phù hợp, không lấn át hoạt động chính.
 Thông qua hoạt động ngoài trời: 
 6 môi trường hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động này trẻ ý thức bảo vệ môi trường một 
cách tích cực.
 Tôi thường tổ chức hoạt động nêu gương cho trẻ vào cuối mỗi buổi chiều, trong 
buổi nêu gương tôi cho trẻ kể những việc đã làm được như: Biết cất dọn đồ dùng gọn 
gàng đúng nơi quy định, biết kê bàn ăn, nhặt rác bỏ vào thùng
 Khi trẻ đã kể ra những việc mà mình đã làm được tôi đã tuyên dương trẻ, khích 
lệ trẻ kịp thời và cho trẻ cắm cờ thi đua. Tôi tích cực chú trọng đến việc tuyên dương 
trẻ thực hiện được các hành vi bảo vệ môi trường: nhặt rác bỏ vào thùng, chăm sóc 
cây, tiết kiệm điện nước
 *Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm, khám phá:
 Việc cho trẻ trải nghiệm thực tế các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ phát triển 
và củng cố kiến thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường. Các hoạt động trải nghiệm trong 
khuôn viên trường mầm non như: chăm sóc cây xanh, vườn rau,trong trường; vệ 
sinh lớp học, sân trường; 
 Tham quan công viên, di tích ở địa phương kết hợp với giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động dạo chơi 
tham quan: Dạo chơi tham quan là một trong những hình thức tạo điều kiện cho trẻ 5 - 
6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, bởi khi tham gia vào hoạt động 
này trẻ có cơ hội quan sát trực tiếp môi trường, các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. 
Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng 
xung quanh với con người trong môi trường sống. Vì thế tôi thường xuyên tổ chức 
cho trẻ dạo chơi tham quan vườn rau, nhà Tưởng niệm, Khi tham quan tôi trò 
chuyện với trẻ về cảnh quan, môi trường kết hợp giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, 
không hái lá bẻ cành, không leo trèo nghịch ngợm 
 Sau trải nghiệm, giáo viên tổ chức cho trẻ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Từ đó, 
hình thành các kiến thức mới, kĩ năng mới và thái độ mới về bảo vệ môi trường. 
 Tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ tham gia các cuộc thi về bảo vệ môi trường. 
Tạo cơ hội cho trẻ được vận dụng kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân trong cuộc 
 8 của trẻ tôi còn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ 
môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như giữ vệ sinh nhà ở 
sạch sẽ, thường xuyên tắm gội, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây cối trong 
vườn
 Bên cạnh đó, để giảm bớt số lượng rác thải ra môi trường, đồng thời tận dụng 
được các phế liệu để làm đồ chơi phục vụ cho việc học của trẻ, tôi đã vận động phụ 
huynh hãy cùng trẻ thu gom các phế liệu từ nhà: vỏ bia, hộp bánh, chai dầu gội, các 
loại sách báo cũmang đến để tôi và trẻ có thêm nguồn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi 
. Vì thế trong năm học vừa qua lớp tôi đã làm được rất nhiều đồ chơi phục vụ cho việc 
dạy và học của trẻ. Vận động phụ huynh sưu tầm thêm tranh ảnh bảo vệ môi trường 
để làm phong phú thêm góc tuyên truyền của lớp.
 Ngoài ra trong năm học vừa qua, Tôi vận động được phụ huyng lớp tôi ủng hộ 
thêm cây xanh cho trường, lớp góp phần xây dựng trường học ngày một “ Xanh – 
sạch – đẹp” hơn, vừa tạo được môi trường cho trẻ thực hành chăm sóc cây xanh, góp 
phần bảo vệ môi trường.
 3.3 Tóm tắt những điểm mới của sáng kiến:
 Điểm mới của sáng kiến là: Giáo viên xây dựng môi trường giáo dục dựa trên 
nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường; Chú trọng hơn Công tác phối hợp với gia 
đình và cộng đồng trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.Tạo cơ hội cho trẻ được 
vận dụng kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân trong cuộc thi. Thường xuyên vận 
dụng những điều kiện, tình huống thuận lợi liên quan đến môi trường đặc thù của địa 
phương để giáo dục trẻ và thiết kế các hoạt động cho trẻ. Phối hợp chặt chẽ giữa gia 
đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ như: cuộc 
thi có sự tham gia của phụ huynh.
 4. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến:
 4.1. Việc áp dụng và áp dụng thử:
 - Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2020 – 2021 đến nay (01/2022)
 - Thời gian thực hiện: học kỳ II, năm học 2021 – 2022 
 10 1 Có thói quen sống gọn gàng ngăn 24 89% 3 11% 
 nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 
 trường sạch sẽ. 
2 Tích cực tham gia các hoạt động 25 93% 2 7%
 gần gũi bảo vệ môi trường, lớp học
3 23 85% 4 15%
 Biết bảo vệ và chăm sóc cây 
4 Trẻ biết chia sẽ và hợp tác với bạn 24 89% 3 15%
 bè và người xung quanh
5 Có phản ứng với hành vi đúng và 25 93% 2 7%
 hành vi sai đối với môi trường. 
 4.2. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến:
 * Về phía trẻ: 
 - Trẻ có ý thức tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường, có những kiến 
thức và kĩ năng cơ bản cho việc bảo vệ môi trường, có ý thức tự phục vụ bản thân, tự 
làm một số việc vừa sức, chấp hành tốt nội quy, quy định của lớp.
 - Trẻ yêu thiên thiên, thích được hoạt động và hòa mình cùng thiên nhiên, có 
những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm phù hợp về môi trường với 
lứa tuổi mầm non, được thể hiện qua những hình thức, thái độ hành vi của trẻ đối với 
môi trường xung quanh, trẻ biết sống gần gũi thân thiện với môi trường Trẻ có ý 
thức tự giác vệ sinh cá nhân đúng cách. Biết sử dụng học liệu tiết kiệm. Biết lao động 
vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. Biết thu gom rác, bỏ 
rác đúng nơi quy định. Nhận xét, phân biệt được những hành vi nên, không nên đối 
với môi trường. Có ý thức thu gom phân loại rác, biết tận dụng phế thải sáng tạo để 
làm đồ chơi.
 * Về phía giáo viên: 
 - Hiểu rõ được bản chất và tầm quan trọng của việc Giáo dục bảo vệ môi trường 
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc