SKKN Một số giải pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở Trường Mầm non Hương Sen

Đây là một quá trình tạo dựng cho trẻ hiểu và có sự quan tâm đến các nguồn năng lượng để từ đó trẻ có ý thức hành vi, thái độ của mình đối với các nguồn năng lượng. Đây là một đề tài không phải là mới nhưng bản thân tôi thấy chưa bao giờ là cũ vì với xu thế ngày nay việc tiết kiệm năng lượng là một nhu cầu cấp bách và chúng ta nên hình thành ý thức tiết kiệm này cho chính trẻ em - thế hệ chủ nhân tương lai của mỗi Quốc gia.
Rất nhiều năm học các trường đã đưa nội dung giáo dục trẻ sử dụng các nguồn năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả song kết quả chưa cao vì chính bản thân một số giáo viên còn chưa hiểu hết các nguồn năng lượng và ý nghĩa cũng như tính cấp thiết của việc tiết kiệm các nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, việc tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào dạy trẻ còn gặp nhiều lúng túng, việc tích hợp vào các hoạt động chưa thật sự hợp lý, còn gò bó. Xuất phát từ những điều đó mà tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường MN Hương Sen - TPVT” và muốn chia sẻ với chị em đồng nghiệp một số kinh nghiệm đã áp dụng và đạt được một số kết quả khả quan.
doc 12 trang skmamnonhay 18/02/2025 2950
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở Trường Mầm non Hương Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở Trường Mầm non Hương Sen

SKKN Một số giải pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở Trường Mầm non Hương Sen
 2
cũng như tính cấp thiết của việc tiết kiệm các nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, 
việc tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào dạy trẻ còn 
gặp nhiều lúng túng, việc tích hợp vào các hoạt động chưa thật sự hợp lý, còn gò 
bó. Xuất phát từ những điều đó mà tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp 
giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường MN 
Hương Sen - TPVT” và muốn chia sẻ với chị em đồng nghiệp một số kinh 
nghiệm đã áp dụng và đạt được một số kết quả khả quan. 
 2.2. Mục tiêu đạt được của sáng kiến
 - Dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả giúp trẻ có những hiểu 
biết ban đầu về một số loại năng lượng, biết về một số dạng năng lượng thường 
hay sử dụng trong gia đình và nhà trường, biết lợi ích của của năng lượng. Biết 
những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm năng lượng.
 - Xây dựng những thói quen hành vi cho trẻ về việc phải tiết kiệm và sử 
dụng năng lượng một cách hợp lý ngay khi còn nhỏ là một việc làm hết sức quan 
trọng. Khi trẻ đã hiểu và thực hiện theo đó như một thói quen sẽ giúp trẻ sau này 
lớn lên có ý thức trách nhiệm với chính hành động của mình hơn.
 - Hình thành cho trẻ những kĩ năng trải nghiệm cuộc sống, biết quí trọng 
những nguồn năng lượng thiên nhiên từ đó tạo tiền đề hình thành nhân cách cho 
trẻ.
 - Trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kĩ năng sử dụng năng 
lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí 
tuệ.
 2.3. Căn cứ đề xuất giải pháp
 * Cơ sở pháp lý
 Theo Nghị định số 102/2002NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Chính 
phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã đưa ra các giải thích như sau: 
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng một cách hợp lý nhằm giảm 
mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng hoạt động của các phương 
tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết 
cho các quá trình sản xuất, phục vụ và sinh hoạt” Việc sử dụng năng lượng tiết 
kiệm, hiệu quả cũng là vấn đề cấp bách của mỗi Quốc gia đồng thời cũng là biện 
pháp quan trọng góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu hiện nay mà trước hết là 
vấn đề môi trường. Mỗi một con người trong xã hội có hành động nhỏ nhất về 
việc tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái 
đất, hạn chế đến mức thấp nhất việc suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo và 
quan trọng hơn hết là giảm ô nhiễm môi trường. 
 * Cơ sở thực tiễn 
 Trường Mầm non Hương Sen nằm trung tâm thành phố, đa số các cháu là 4
 + Sưu tầm và sáng tác những bài thơ, câu chuyện hay những bài vè về sử 
dụng năng lượng để dạy trẻ và cũng để bản thân dễ nhớ, dễ thuộc hơn như bài 
bập bênh, an toàn tiết kiệm điện năng.
 - Hiệu quả đạt được: Gíao viên đã xây dựng đan xen được nhiều hoạt động 
kế hoạch có kiến thức truyền đạt đến trẻ một cách hiệu quả.
 Giải pháp 2: Dạy trẻ thông qua ngôn ngữ, kí hiệu, quy tắc.
 - Mục đích: Trẻ mầm non là đối tượng đặc biệt vì trẻ chưa biết đọc, biết 
viết chính vì vậy đối với trẻ ngôn ngữ truyền đạt chủ yếu được thể hiện qua 
những hình ảnh để trẻ có thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng mọi lúc, mọi 
nơi mà không cần người lớn nhắc nhở. Bên cạnh việc sử dụng các hình thức 
khác nhau để dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, tôi còn kích thích khả năng 
sáng tạo của trẻ và nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của trẻ thông qua 
việc cô cùng trẻ xây dựng nội qui sử dụng điện nước tiết kiệm ở trường lớp.
 - Cách thức thực hiện: Trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên nên hàng ngày 
được lặp đi lặp lại các hình ảnh đó sẽ được ghi nhớ vào trí nhớ của trẻ để đến 
khi những hành vi trở thành một thói quen ăn sâu vào tiềm thức trẻ, trẻ sẽ thực 
hiện nó một cách tự nguyện và còn có thái độ và nhận thức với hành vi của 
những người xung quanh mình.
 + Dán ở tất cả các nơi có sử dụng các thiết bị điện nước những hình ảnh 
khẩu hiệu nhắc nhở trẻ cũng như nhắc nhở chính bản thân tiết kiệm điện 
nước.Tại dưới những ổ điện được lắp đặt an toàn chỉ có công tắc tắt mở và được 
thiết kế hợp lý hay phía trên của tivi tôi dán hình ảnh em bé đưa tay tắt điện khi 
ra khỏi phòng hay tắt điều khiển tivi khi không sử dụng
 + Nhắc trẻ quan sát xem hôm nay những bạn nào thực hiện tốt (hoặc chưa 
tốt) hành vi tiết kiệm năng lượng để đến giờ nêu gương cô cho trẻ nêu tên và 
tuyên dương những trẻ thực hiện tốt, nhắc nhở những trẻ chưa thực hiện tốt.
 + Sưu tầm tranh ảnh có nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 
làm thành sách truyện cho trẻ xem với tựa đề “Vì một hành tinh khỏe mạnh” 
 + Cô gợi ý còn chủ yếu để trẻ đưa ra ý kiến, tôi cho trẻ chia nhóm để trẻ 
cùng thảo luận bàn bạc với nhau sau đó thống nhất chung. Luôn nêu gương 
khuyến khích, khích lệ động viên những trẻ thực hiện tốt. 
 - Hiệu quả đạt được: Với biện pháp đơn giản như vậy nhưng trẻ lớp tôi đã 
rất thành thục và có ý thức rất cao trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng 
lượng. Ngoài ra tôi còn nhận được những phản hồi rất tích cực từ các bậc phụ 
huynh. Có rất nhiều trẻ ngay cả khi về nhà cũng rất có ý thức tiết kiệm và nhắc 
nhở mọi người cùng tiết kiệm. Có trẻ còn yêu cầu mẹ dán kí hiệu lên các thiết bị 
sử dụng điện, nước để không quên sử dụng tiết kiệm năng lượng giống như cô 
giáo làm ở lớp. 6
 + Tuyên truyền, cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng 
dẫn nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với 
lứa tuổi của trẻ thông qua góc tuyên truyền của lớp, của trường.
 - Hiệu quả đạt được: Sự kết hợp giữa ở lớp và về nhà, sự tác động nhắc nhở 
qua lại giữa phụ huynh và trẻ sẽ giúp cho kiến thức của trẻ được củng cố, kĩ 
năng của trẻ được ôn luyện dần dần sẽ hình thành cho trẻ ý thức tự giác thực 
hiện mà không cần sự nhắc nhở của người khác. Trẻ sẽ có thái độ và hành vi 
đúng đắn khi sử dụng các nguồn năng lượng. Qua sự kết hợp cùng phụ huynh tôi 
nhận thấy các phụ huynh rất đồng tình và tích cực đồng hành cùng các cô trên 
con đường dạy trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả với phương châm 
“Tiết kiệm hôm nay - hiệu quả tương lai”. 
 4. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng
 4.1. Việc áp dụng hoặc áp dụng thử
 Từ năm học 2021 – 2022 đến năm học 2022 – 2023, tôi đã áp dụng ”Một 
số giải pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở 
trường MN Hương Sen – TPVT”
 Trên đây là những giải pháp mà tôi đã đã áp dụng trong công việc giáo dục 
trẻ tiết kiệm năng lượng tại lớp Lá 3 trường mầm non Hương Sen, trong quá 
trình thực hiện tôi đã thấy có những hiệu quả như sau 
 4.2. Hiệu quả áp dụng
 + Đối với trẻ:
 Việc tổ chức và lồng ghép các hoạt động dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết 
kiệm, hiệu quả tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, trẻ có kiến thức kĩ năng và thái độ 
tích cực đối với các nguồn năng lượng. Giúp phát triển ở trẻ sự tò mò, ham hiểu 
biết, phát triển trí tưởng tượng, thích khám phá, trải nghiệm, năng động, mạnh 
dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động giáo dục. Qua gần một năm thực hiện đề 
tài và qua so sánh đối chứng thực tế tôi thấy như sau:
 Trẻ có những hiểu biết ban đầu về một số loại năng lượng, biết về một số 
dạng năng lượng thường hay sử dụng trong gia đình và nhà trường, biết lợi ích 
của của năng lượng. Biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm năng 
lượng. Trẻ có kĩ năng tốt khi sử dụng các đồ dùng về các nguồn năng lượng. Trẻ 
có ý thức bảo vệ môi trường, không đồng tình với những hành vi làm ảnh hưởng 
đến môi trường, những hành vi không tiết kiệm năng lượng. Nhờ có sự chỉ dạy 
và nhắc nhở thường xuyên nên ý thức của trẻ đối với việc sử dụng năng lượng 
tiết kiệm, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Qua đó giúp trẻ hình thành và trau dồi những 
kĩ năng, ý thức trong cuộc sống. 
 + Đối với cô: 8
 HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ SÁNG 
KIẾN CẤP TRƯỜNG MN HƯƠNG Tôi xin cam đoan đây là báo cáo tóm tắt 
 SEN sáng kiến của bản thân tôi, không sao chép 
 Điểm chấm......., Xếp loại nội dung của người khác.
 Phường 7, ngày ... tháng  năm 
Phường 7, ngày  tháng  năm 20 20
 CHỦ TỊCH Người viết
 (Ký tên, đóng dấu)
 Nguyễn Thị Ngọc Thuỷ
 HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
 CẤP CƠ SỞ - NGÀNH GIÁO DỤC TP VŨNG TÀU
 Điểm chấm..,Xếp loại..
 Phường 7, ngày . Tháng... năm .. 10
Sách, truyện hướng dẫn trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Giải pháp 2: Dạy trẻ thông qua ngôn ngữ, kí hiệu, quy tắc. 12
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 Mục lục 1
 Báo cáo tóm tắt 2
 1. Tên sáng kiến 2
 2. Cơ sở đề xuất giải pháp 2
 - Sự cần thiết hình thành giải pháp 3
 - Mục tiêu đạt được của sáng kiến 3
 - Căn cứ đề xuất giải pháp 3
 3. Tóm tắt nội dung giải pháp 4
 3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 4
 3.2. Nội dung giải pháp 4
 - Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về năng lượng và sử dụng 4 
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
 - Giải pháp 2: Dạy trẻ thông qua ngôn ngữ, kí hiệu, quy tắc 5 
 - Giải pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng 6
lượng tiết kiệm hiệu quả thông qua các hoạt động trong ngày. 7
 - Giải pháp 4: Phối hợp với gia đình trong việc dạy trẻ sử dụng 
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
 4. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến 8
 - Việc áp dụng hoặc áp dụng thử 9
 - Hiệu quả áp dụng
 - Phạm vi ảnh hưởng
 Phụ lục kèm theo 11
 Tài liệu tham khảo 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_tre_5_6_tuoi_su_dung_nang_luo.doc