SKKN Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Thủy

Theo Chương trình giáo dục mầm non, bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu muốn cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động là phải dạy tốt các bộ môn trong Chương trình Giáo dục mầm non đặc biệt và đầu tiên đó là vấn đề giáo dục đạo đức, lễ giáo cho trẻ. Khi trẻ được giáo dục lễ giáo tốt thì khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc và có văn hóa cả trong lời nói lẫn trong cử chỉ, hành động. Trẻ có hành vi văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, có thái độ đúng đắn với cô giáo, người lớn, em nhỏ và mọi người xung quanh, có tình yêu đối với mọi sự vật, hiện tượng…qua đó nhằm từng bước hình thành phẩm chất, nhân cách tốt cho trẻ. Vì vậy, việc giúp trẻ 5- 6 tuổi hoàn thiện tốt về mặt lễ giáo là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” vào để nghiên cứu nhằm mục đích giúp trẻ lớp mình được giáo dục cả về phẩm chất đạo đức, tính cách, lối sống và hình thành cho trẻ nhân cách con người. Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
doc 17 trang skmamnonhay 06/04/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Thủy

SKKN Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Thủy
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 TÊN ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở 
 TRƯỜNG MẦM NON ”
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Lan
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Thủy
 Lệ Thủy, tháng 3 năm 2022
 giáo dục lễ giáo chỉ được lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, chưa được xây 
dựng cụ thể, chưa có nội dung rõ ràng. Phần lớn giáo viên chưa quan tâm nhiều đến 
công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ khi tổ chức các hoạt động trên lớp, hơn nữa, một bộ 
phận không nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho con, chưa 
là tấm gương về đạo đức, lễ giáo cho con trẻ noi theo và chưa chú ý uốn nắn những 
hành vi của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. 
 Từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên mầm non dạy ở trường mầm non 
nông thôn, vấn đề đặt ra đối với tôi là cách giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở 
trường mầm non như thế nào để đạt hiệu quả cao? Chính vì thế, tôi mạnh dạn chọn 
đề tài “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non” 
làm đề tài nghiên cứu.
 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Theo Chương trình giáo dục mầm non, bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu 
muốn cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động là 
phải dạy tốt các bộ môn trong Chương trình Giáo dục mầm non đặc biệt và đầu tiên 
đó là vấn đề giáo dục đạo đức, lễ giáo cho trẻ. Khi trẻ được giáo dục lễ giáo tốt thì 
khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc và có văn hóa cả trong lời nói lẫn 
trong cử chỉ, hành động. Trẻ có hành vi văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, có thái 
độ đúng đắn với cô giáo, người lớn, em nhỏ và mọi người xung quanh, có tình yêu 
đối với mọi sự vật, hiện tượngqua đó nhằm từng bước hình thành phẩm chất, nhân 
cách tốt cho trẻ. Vì vậy, việc giúp trẻ 5- 6 tuổi hoàn thiện tốt về mặt lễ giáo là 
một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn 
đưa đề tài “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” 
vào để nghiên cứu nhằm mục đích giúp trẻ lớp mình được giáo dục cả về phẩm chất 
đạo đức, tính cách, lối sống và hình thành cho trẻ nhân cách con người. Hệ thống 
các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ 
sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi, 
phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Đề tài “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi” được áp dụng 
trong trường mầm non nơi tôi đang công tác và các trường mầm non trong huyện, 
trong tỉnh. Tôi đã vận dụng những kiến thức, kĩ năng, hiểu biết, kinh nghiệm của 
mình nhằm giáo dục trẻ những thói quen lễ giáo, những hành vi văn minh, văn hóa 
có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và theo hệ thống đạt được kết quả khá mỹ 
mãn. Đề tài được Ban giám hiệu nhà trường và hội đồng sư phạm góp ý. Sáng kiến 
được xếp loại tốt và nhân rộng trong toàn trường. Đặc biệt, được đăng trên trang 
thông tin điện tử của nhà trường, đăng trang sáng kiến kinh nghiệm điện tử.
 Phụ huynh đa số là những gia đình làm nghề nông nên không có nhiều thời gian 
quan tâm đến đời sống tình cảm, tâm lý của trẻ. Một số gia đình thì quá nuông chiều 
con nên việc giáo dục lễ giáo cho con mình còn chưa được thực hiện đúng mức.
 Đôi lúc phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho 
trẻ, nên chuyện trẻ ứng xử không phù hợp cũng chưa thực sự được quan tâm như trẻ 
đến lớp khóc nhè, nũng nịu, nói trống không, nói tục, chửi bậy chưa biết kính trọng lễ 
phép với người lớn tuổi và bạn bè.
 Môi trường xã hội phức tạp, trẻ tiếp xúc hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ 
đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Đứng trước thực trạng đó, là một giáo viên mầm non, 
người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ mình phải làm gì? Làm như thế nào? Bao nhiêu 
câu hỏi đặt ra cho tôi để sớm đưa trẻ vào nề nếp và có thói quen lễ giáo tốt.
 c. Khảo sát thực trạng: 
 Năm học 2021- 2022, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 
 5-6 tuổi với tổng số trẻ là 35 cháu. Qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi 
tiến hành khảo sát trẻ theo các nội dung, tiêu chí mà mình xây dựng để giáo dục lễ 
giáo cho trẻ:
 Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi phụ trách. Tôi đánh giá 
các mức độ đạt và chưa đạt để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.
 Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2021-2022: 
 Đạt Chưa đạt
 TT Nội dung giáo dục
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 Trẻ biết chào hỏi, cảm 
 1 ơn, xin lỗi, xưng hô lễ 29/35 82,8 6/35 17,2
 phép
 Trẻ biết sắp xếp đồ dùng 
 2 30/35 85,7 5/35 14,3
 đồ chơi ngăn nắp
 Trẻ biết nhường nhịn, 
 3 27/35 77,1 8/35 22,9
 giúp đỡ bạn
 Biết giữ gìn vệ sinh thân 
 4 26/35 74,3 9/35 25,7
 thể, vệ sinh môi trường
 Trẻ mạnh dạn trong giao 
 5 22/35 62,8 13/35 37,2
 tiếp
 Trẻ thích chăm sóc cây 
 6 25/35 71,4 10/35 28,6
 cối, con vật quen thuộc
 Trẻ có hành vi văn minh, 
 7 25/35 71,4 10/35 28,6
 văn hóa nơi công cộng
 Sau khi xây dựng nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, tôi tiến hành lựa chọn chủ 
đề và hoạt động để đưa những nội dung này vào lồng ghép dạy cho trẻ.
 Ví dụ: Với nội dung trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ 
phép với người lớn thì tôi sẽ lồng ghép 9 chủ đề trong năm học và chọn hoạt 
 động chung và hoạt động góc để giáo dục cho trẻ.
 -Với nội dung trẻ thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc tôi sẽ lồng ghép 
vào chủ đề thực vật, động vật, gia đình và chọn hoạt động ngoài trời, hoạt động góc 
để giáo dục trẻ.
 -Với nội dung trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động tôi sẽ lồng 
ghép vào các hoạt động trong ngày và ngày hội, ngày lễ để giáo dục trẻ.
 -Với nội dung trẻ biết nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người 
đối với môi trường tôi sẽ tạo môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ để giáo dục
 2.2.2. Giải pháp 2: Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động trong ngày
 Như chúng ta đã biết; ở trường mầm non không có môn học đạo đức riêng. 
Chính vì vậy! để giáo dục đạo đức, giáo dục lễ giáo cho trẻ thì giáo viên phải lồng 
ghép các nội dung giáo dục lễ giáo vào tất cả các hoạt động hàng ngày để giáo dục 
trẻ.
 + Để giáo dục trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép 
với người lớn thì giáo viên biết lồng ghép tất cả mọi lúc mọi nơi. 
 Ví dụ: Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ cô tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm 
biệt bố mẹ để vào lớp học. Chào cô để ra về.
 Hoặc: Qua giờ hoạt động chung “Trò chuyện về trường mầm non của bé”, cô 
có thể đàm thoại:
 - Trong trường mầm non thì có những ai?
 - Khi các cô, các bác vào thăm lớp thì các con như thế nào? 
 - Khi các cô, các bác cho quà thì các con như thế nào?
 Qua đó, giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép và vâng lời cô giáo, người lớn tuổi. 
Biết nói cảm ơn khi người lớn cho quà và nói năng nhẹ nhàng, lễ phép.
 + Để giáo dục trẻ thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc 
 Ví dụ: Giờ hoạt động chung “Tìm hiểu về một số loại cây”, cô có thể đàm 
thoại:
 - Đây là cây gì?
 - Cây xoài được trồng để làm gì?
 - Để có quả xoài cho chúng ta ăn thì các con cần làm gì?
 Hoặc giờ hoạt động chung “Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình”, 
cô đàm thoại:
 - Cô đố các con, đây là con gì?
 - Chúng ta nuôi con mèo để làm gì?
 đúng nơi quy định. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong là 
biết thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.
 Trong lớp học, tôi xây dựng góc “Bé học lễ giáo”, trong góc này tôi trang trí 
những hình ảnh về lễ giáo mà chủ đề đó tôi muốn dạy cho trẻ. Qua các hình ảnh này 
trẻ được khắc sâu những hành vi lễ giáo đơn giản, đúng / sai trong cuộc sống hàng 
ngày. Từ đó, trẻ biết học theo những hành vi lễ giáo đúng và không làm theo những 
hành vi lễ giáo sai.
 Ví dụ: Tôi trang trí tranh “Bé tưới nước cho hoa” và tranh “ Bé hái hoa”, tôi 
gợi hỏi trẻ:
 + Đâu là tranh có hành vi chúng ta nên làm?
 + Vì sao con biết đây là tranh hành vi chúng ta nên làm?
 + Đâu là tranh hành vi không nên làm?
 + Vì sao con biết đây là tranh hành vi không nên làm?
 + Con học theo tranh nào?
 Qua đây, tôi giáo dục trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây, không ngắt 
hoa, bẻ cành.
 - Môi trường ngoài lớp học:
 Ngoài ra, ở góc thiên nhiên của lớp, tôi trồng nhiều cây xanh, cây hoa để tạo 
cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, 
giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình 
cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ.
 2.2.4. Giải pháp 4: Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ ở trường 
mầm non
 Như tất cả chúng ta đều biết, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là 
“Tôn sư trọng đạo”. Giáo dục trẻ truyền thống của người Việt Nam thông qua các 
ngày lễ như: Ngày 20/11, tết trung thu, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt 
Nam,...là điều rất cần thiết. Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các 
hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo 
dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân 
tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với 
người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người 
có ích cho xã hội.
 Ví dụ: Ngày nhà giáo Việt Nam tôi tổ chức cho các tổ trong lớp thi hát về cô 
giáo. Các tổ sẽ phải nhớ được các bài hát về cô giáo và hát thi với nhau. Sau đó trò 
chuyện để trẻ hiểu thêm về ý nghĩa công việc của các cô giáo. Giáo dục trẻ biết quí 
trọng, nghe lời cô giáo, cố gắng chăm ngoan học giỏi để cô vui lòng.
 Ngày Tết trung thu tôi chuẩn bị mâm ngũ quả, đèn ông sao và rất nhiều hoa 
quả, bánh kẹo. Mời trẻ cùng chuẩn bị, bày mâm ngũ quả và thắp đèn. Nhắc trẻ giúp 
 Để giáo dục lễ giáo cho trẻ thì giáo viên phải là người làm gương trong mọi 
hoạt động hàng ngày là điều cần thiết. Cô giáo như mẹ hiền, mẹ và cô là hai cô giáo, 
trẻ có hai mẹ hiền nhất định là con ngoan trò giỏi. vì vậy để đạt được hiệu quả trong 
giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết. 
Bởi hàng ngày thời gian của trẻ ở trường, ở bên cô là chủ yếu, trẻ luôn thích được cô 
yêu thương, gần gũi. Mọi hành vi của cô được trẻ để ý và bắt chước làm theo. Vì vậy 
cô luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người 
xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ 
đón trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với 
phụ huynh. Khi nói với trẻ tôi phát âm chuẩn, rõ ràng, không khô khan, cứng nhắc. 
Tôi nhận thấy tư duy của trẻ gắn với yếu tố tình cảm, hành động suy nghĩ theo hứng 
thú trẻ ghi nhớ chủ yếu qua những gì ấn tượng mạnh. Một giọng nói hấp dẫn nhẹ 
nhàng, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa.
 Ví dụ: Cô nói chuyện nhã nhặn với đồng nghiệp, xưng hô lễ phép với người 
lớn tuổi, yêu thương các em nhỏ tuổi để cho trẻ bắt chước, noi theo.
 Mặt khác tôi luôn tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có những 
cách ứng xử phù hợp với trẻ.
 Ví dụ: Lớp tôi có các cháu Quốc Hào, cháu là một đứa trẻ nhút nhát, không 
thích nói chuyện với người lạ, trong giờ học không tham gia phát biểu ý kiến. Chính 
vì vậy, tôi luôn dành nhiều thời gian nói chuyệnvà hoạt động cùng trẻ và lôi cuốn trẻ 
vào các hoạt động.
 2.2.7. Giải pháp 7: Nêu gương, khen ngợi
 Tâm lý của mỗi chúng ta đó là thích được khen hơn chê, đối với trẻ nhỏ cũng 
vậy, trẻ muốn người lớn, cô giáo khen khi chúng làm được một việc tốt nào đó. 
Chính vì vậy, đối với trẻ lớp tôi phụ trách, tôi thường tổ chức nêu gương cuối ngày, 
cuối tuần để chỉ ra những việc làm tốt của trẻ trong ngày, trong tuần. Khi nêu gương 
tôi không nói chung chung mà cụ thể từng vấn đề để trẻ bắt chước noi theo. Những 
lời khen ngợi, khích lệ của tôi đã làm cho trẻ vui sướng và cố gắng làm nhiều việc 
tốt để được khen. 
 Ví dụ: Hôm nay, khi hoạt động ngoài trời, bạn A đã nhìn thấy một vỏ hộp sữa 
vứt vào bồn hoa, bạn đã lấy và bỏ vào thùng rác. Qua đó, tôi giáo dục trẻ không vứt 
rác bừa bãi, thấy bạn khác vứt rác không đúng nơi quy định thì biết nhắc nhở.
 2.3. Kết quả đạt được
 * Đối với trẻ:
 Sau 7 tháng áp dụng “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi ở 
trường mầm non”, tôi nhận thấy trẻ lớp mình ngoan hơn, lễ phép hơn, biết trao nhận 
bằng hai tay, biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, biết quan tâm, giúp 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_5_6_tuoi_o_tr.doc