SKKN Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học tập viết Lớp 1
Đứng trước thử thánh mới đòi hỏi các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên tiểu học đã có những hoạt động tạo nên chuyển biến đáng kể, cả trong nhận thức lẫn phương pháp dạy học. Tuy thế, khi triển khai thực hiện chương trình vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là ảnh hưởng của cách dạy cũ, đó là sự nóng vội trong quá trình đổi mới, một số giáo viên vẫn chưa hiểu ý đồ của sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, chưa phát huy chủ động sáng tạo của học sinh.
Song để đáp ứng được mục tiêu giáo dục thì việc dạy học phân môn Tập viết ở lớp 1,2,3 không phải là dễ, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sáng tạo khi dạy học, thực hiện và nắm vững các yêu cầu có tính nguyên tắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo sát với thực tế đối tượng học sinh có như vậy mới nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết, góp phần tích cực vào việc đào tạo những con người năng động, sáng tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Xuất phát từ thực tế dạy học phân môn Tập viết lớp 1 ở đơn vị, khiến bản thân tôi phải suy nghĩ,tìm tòi các giải pháp để tháo gỡ một số khó khăn dạy học Tập viết ở đơn vị đạt kết quả tốt.Và đó cúng là lý do mà tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học Tập viết lớp 1 “ tại trường Tiểu học Phú Thuỷ.
Song để đáp ứng được mục tiêu giáo dục thì việc dạy học phân môn Tập viết ở lớp 1,2,3 không phải là dễ, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sáng tạo khi dạy học, thực hiện và nắm vững các yêu cầu có tính nguyên tắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo sát với thực tế đối tượng học sinh có như vậy mới nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết, góp phần tích cực vào việc đào tạo những con người năng động, sáng tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Xuất phát từ thực tế dạy học phân môn Tập viết lớp 1 ở đơn vị, khiến bản thân tôi phải suy nghĩ,tìm tòi các giải pháp để tháo gỡ một số khó khăn dạy học Tập viết ở đơn vị đạt kết quả tốt.Và đó cúng là lý do mà tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học Tập viết lớp 1 “ tại trường Tiểu học Phú Thuỷ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học tập viết Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học tập viết Lớp 1

A.Lời mở đầu I. lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thiên niên kỷ mới, với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong nghị quyết trung ương V Khoá VIII Đảng ta nhấn mạnh: “ Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển GD -ĐT, phát huy nguồn lực con người,yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững”. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng ta thực sự coi GD&ĐT là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế hiện đại và ngày càng coi đây là yếu tố hàng đầu tạo ra nội lực của mỗi quốc gia. Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của GD&ĐT là nhằm xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội. Gần đây nhất trong văn kiện đại hội X Đảng ta lại nhấn mạnh “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Với chức năng “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, GD&ĐT được nhìn nhận như là con đường quan trọng nhất để phát triển XH. Tuy nhiên, để đạt được điều đó nền GD Việt Nam phải có một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh và một cơ sở vững chắc là bậc giáo dục Tiểu học. Điều 2: luật GD Tiểu học khẳng định: “ Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ,trí tuệ và thể chất trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người Việt Nam XHCN” Với mục tiêu đó Điều lệ trường Tiểu học đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học: “ Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành”. Chương trình tiểu học trong nhà trường đặt vấn đề dạy cả ngôn ngữ nối và ngôn ngữ viết, cả hai dạng ngôn ngữ này đều chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ nói chung. Vì vậy, cần tránh cả hai xu hướng thiên lệch hoặc chú trọng đến ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói. Các phân môn Tiếng Việt gồm: (Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn) nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ sắc bén để phục môn Tiếng Việt nói chung cho học sinh Tiểu học. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất ý kiến về việc dạy học phân môn Tập viết lớp 1 B. Phần nội dung Chương I: Mục tiêu, cấu trúc nội dung phân môn Tập viết lớp 1 l. Mục tiêu 1.1 về kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ thường, chữ hoa, dấu thanh và chữ số. 1.2. về kỹ năng: Viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch.. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn kuyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một trong các bài tập đọc có độ dài từ 25-30 chữ. 2. Nội dung dạy học Tập viết lớp 1 2.1 Dạy chữ viết thường + Dạy viết hệ thống chữ cái viết thường theo quy định. Các chữ một đơn vị chiều cao: a, ă, â, c , e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x, Các chữ hai đơn vị chiều cao: d, đ, p, q Các chữ 2,5 đơn vị chiều cao: h, b, k, l, y, g Các chữ 1,25 đơn vị chiều cao: r, s Các chữ 1,5 đơn vị chiều cao; t + Dạy kỹ thuật viết liên kết các chữ cái Khi viết một chữ ( ghi âm, ghi tiếng) gồm từ hai chữ cái nối lại với nhau, để đảm bảo tốc đọc, viết được các số từ 0 đến 100, các em cần đọc và viết được 10 chữ số cơ bản từ 0 đến 9. Các chữ số đều có độ cao là 2 đơn vị. Nhiệm vụ chung của phân môn Tập viết ở Tiểu học là truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết hoa và kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết Tập viết, học sinh nắm chắc được tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái * Phương pháp tổ chức Về cơ bản phương pháp tổ chức dạy một tiết Tập viết không thay đổi, nó vẫn theo quy trình chung: + Giới thiệu bài tập viết. +Phân tích cấu tạo chữ. + Giáo viên viết mẫu. + Học sinh luyện viết trên bảng. + Học sinh viết vào vở + Củng cố viết bài. bước tạo ra cho học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, qua đó, giáo dục cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Lòng yêu quý Tiếng Việt của các em phải được thể hiện trong hành động cụ thể, khả năng nói đúng, viết đúng Tiếng Việt. Tuy vậy, hiện nay hầu hết học sinh ít hứng thú khi học phân môn Tập viết và cho rằng đây là môn học khô khan và đòi hỏi sự tỷ mỉ cao. Những kiến thức trong môn học này không nhiều nhưng các em ngại luyện tập. * Những khó khăn khi dạy phân môn Tập viết. + Khó khăn chủ quan: Ngay sau khi học sinh làm quen với các nét cơ bản,học sinh đã phải học ngay cách viết chữ e. Như vậy là rất khó đối với học sinh. Bởi đây là lần đầu tiên các em cầm bút nên viết nét cong rất vất vả, nét viết không được đẹp. Sau bài chữ e, các em học viết chữ b. Điều này cũng gây ra khó khăn đối với các em. Vì chữ e đang có độ cao là 1 đơn vị lại chuyển sang luôn chữ b có độ cao 2,5 đơn vị. Các nét cơ bản lại không tương ứng với chữ viết. Chữ b gồm nét khuyết trên và một nét thắt nhỏ, trong khi hệ thống các nét cơ bản lại không có nét thắt nhỏ. Có ít bài luyện viết theo nhóm các chữ có sự đồng dạng về nét. Do đó, không tiện trong việc so sánh chữ sẽ viết với chữ đã viết., không phát huy được tính tích cực của học sinh. Ví dụ: bài 12, viết chữ i và chữ a. + Kỹ thuật viết chữ: Các bài viết không nhất quán về kỹ thuật viết Ví dụ: Bài 30 Tuần 7 - Tập viết 1 Bài 32 Tuần 7 Tập viết 1 Vở không có điểm đặt bút làm cho học sinh lúng túng không xác định được điểm đặt bút. Chữ thay đổi độ cao mà số li trong vở không thay đổi. Do đó, phải dàn hàng ngang nên vở trình bày xấu. + Cách trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Chương III. Khảo sát, phân loại đối tượng Để có kết quả trong việc dạy phân môn Tập viết chúng tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh cụ thể như sau: Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 1B Sĩ số lớp: 25 học sinh Tham gia thực nghiệm: 25 học sinh. Đặc điểm: Có 3 em giỏi 11 học sinh khá. 10 học sinh trung bình 1 học sinh yếu Tiếng Việt ( kỹ năng viết) Nội dung thực nghiệm: Dự giờ dạy Tập viết lớp 1B: Bài op, ap, họp nhóm, múa sạp, ăp, âp. bắp cải, cá mập. Kết quả: Có 16/25 em nộp bài viết đúng quy định. Cách đánh giá, xếp loại kết quả: Học sinh nắm được cách viết và quy trình viết đúng: 9/25 em. Học sinh viết sai quy trình chữ: Đưa bút chưa liền mạch, sự điều tiết về khoảng cách chưa cân đối: 13/25 em. Còn lại 3/25 em viết chưa hoàn thành theo quy định và các chữ viết được con sai nhiều ( về nét, quy trình...). Chương IV: Những biện pháp chỉ đạo dạy học phân môn Tập viết lớp 1 Xuất phát từ thực trạng nêu trên, là người quản lý trực tiếp chỉ đạo chuyên môn Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ d ( bài 14 Tập viết 1) giáo viên nên sử dụng chữ mẫu a đặt cạnh chữ mẫu d để học sinh quan sát và so sánh chữ cái d giống và khác chữ cái a như thế nào. Học sinh phân tích được chữ a và chữ d đều có cấu tạo gồm hai nét: Nét cong kín và nét móc phải. Nét móc của chữ a cao 1 đơn vị, nét móc của chữ d cao 2 đơn vị. Từ bước phân tích này, học sinh sẽ củng cố lại cách viết chữ a và ghi nhớ được cách viết chữ d trên cơ sở chữ a, đồng thời học sinh cũng nhanh chóng nắm bắt được ký thuật viết chữ d đúng và đẹp. Chữ mẫu: Biện pháp 3: Hướng dẫn viết kỹ càng, cụ thể: a. Hướng dẫn cách viết chữ cái: Ví dụ: Hướng dẫn cách viết chữ a ( bài 12 Tuần 3- Tập viết 1) 1. Phân tích cấu tạo: Sử dụng chữ mẫu o và a Học sinh só sánh chữ o và a. ( Giống: có 1 nét cong lớn, có độ cao là 2 dòng.). Khác: Chữ o chỉ có một nét cong kín. Chữ a có một nét cong kín và một nét móc phải.) Giáo viên: Chỉ vào chữ mẫu và phân tích: Chữ cái a có cấu tạo gồm hai nét: nét cong kín và một nét móc phải, chữ có độ cao 2 dòng. 2. Cách viết chữ cái a. Giáo viên dùng thước đo theo quy trình viết chữ và giảng giải: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ o, tiếp theo từ đường ngang 3 đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc phải. Điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 2. 3. Giáo viên viết mẫu: Giáo viên viết mẫu lần 1 và phân tích: viết chậm + giảng giải. Giáo viên viết mẫu lần 2 ở phần nội dung: viết nanh không giảng giải. 4. Luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh đồ chữ a trên không trung. 5. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con: Trên cơ sở học sinh sử dụng viết bảng, giáo viên giúp học sinh sửa chữa những chữ viết sai, viết chưa đẹp. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở: cách 2 đường kẻ dọc mới viết một chữ. b. Hướng dẫn cách liên kết các chữ cái: lợi. Đó là những trường hợp nôi các chữ cái mà vị trí liên kết không thể viết các nét nôi từ nét cuôi của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau: Ví dụ: oa; ao. Nếu chữ cái đứng trước có liên kết, chữ cái thứ hai không có liên kết thì điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái thứ nhất trong vần hoặc trong tiếng. Ví dụ: l ghép với o: lo Khi viết đến điểm dừng bút của chữ l, cần lia bút đến điểm bắt đầu của chữ o, rồi viết sao cho nét cong trái của chữ o chạm vào điểm dừng bút của chữ l. Nếu chữ cái đừng trước không có nét liên kết, chữ cái đứng sau có nét liên kết thì viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước thì lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch. Ví dụ: q ghép với uy: quy Khi viết đến điểm dừng bút của chữ q thì lia bút đến điểm bắt đầu của chữ u và viết tiếp chữ y theo quy trình viết liền mạch. Nếu cả hai chữ cái đứng cạnh nhau đều không có nét liên kết, khi viết phải tạo nên nét liên kết phụ. Điểm đặc biệt ở đây là khó viết nét liên kết phụ sao cho phù hợp. Do đó, cần xác định điểm nôi ở chữ cái đứng sau sao cho nét liên kết phụ nối từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước chạm vào đúng điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau. Ví dụ: s ghép với a Khi viết điểm dừng bút của chữ s, lia bút đến trên đường kẻ nganh một chút, thẳng hàng dọc với vị trí ngoài cùng của nét cuối chữ s. Sau đó viết nét thẳng hất lên, lia bút về điểm đăth bút của chữ cái a và viết. Nắm được các trường hợp liên kết chữ ghi tiếng trong Tiếng Việt giáo viên mới có thể hướng dẫn học sinh viết liền mạch được. Ví dụ: Viết chữ “ khoan” - bài 93 tuần 20 - Tập viết 1. 1. Phân tích cấu tạo: Giáo viên treo chữ mẫu: khoan Học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét, xem chữ “khoan” gồm mẫy chữ cái ghép lại, các chữ cái có độ cao như thế nào? 2. Cách viết. viết đúng các chữ cái. Hơn nữa,sử dụng bộ chữ cái này gây được sự tập trung cao độ của học sinh khi học và gây được hứng thú cho các em.
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_khac_phuc_kho_khan_trong_day_h.docx
SKKN Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học tập viết Lớp 1.pdf