SKKN Một số biện pháp xây dựng video hướng dẫn phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19

Thực tế tại trường mầm non, những năm qua công tác phối hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh đã thực hiện rất hiệu quả tại các nhóm lớp, giáo viên đã xây dựng được cổng thông tin hai chiều trao đổi bàn bạc về công tác chăm sóc giáo dục trẻ thông qua giờ đón trả trẻ tại lớp, qua cuộc họp phụ huynh và thông qua nhóm zalo, messenger... Tuy nhiên khi trẻ tạm dừng đến trường, các cô giáo không được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng các cháu nữa mà chỉ được gặp gỡ trẻ qua các hoạt động giao lưu kết nối trên các phần mềm trực tuyến (phần mềm zoom, google. Met) hay qua các video tương tác hỗ trợ cha mẹ các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại nhà. Biết bao khó khăn vất vả cho cả cô trò và cho cả cha mẹ, người thân của trẻ.
Bản thân là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề, tôi thực sự trăn trở và lo lắng làm thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được học tập, cung cấp các kiến thức về chăm sóc cũng như giáo dục, để trẻ được phát triển toàn diện theo các lĩnh vực phát triển lứa tuổi. Nhận thức được vấn đề trên, tôi suy nghĩ tìm ra biện pháp làm thế nào để phối hợp với phụ huynh hướng dẫn, đồng hành cùng trẻ để trẻ không bị gián đoạn kiến thức, các cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái của họ. Đó cũng chính là lý do mà năm học 2021- 2022 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng video hướng dẫn phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid- 19” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
doc 19 trang skmamnonhay 11/03/2025 550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng video hướng dẫn phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng video hướng dẫn phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19

SKKN Một số biện pháp xây dựng video hướng dẫn phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19
 văn hóa gia đình như: Nề nếp sinh hoạt, thói quen và kỹ năng sống, hành vi ứng xử 
và giao tiếp xã hội Qua đó, giúp trẻ có sự gắn kết với môi trường xung quanh, 
với phụ huynh và người thân, rèn luyện ý chí hoàn thành nhiệm vụ đa dạng và gắn 
với đời sống thực. 
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 Đề tài này do tôi trực tiếp nghiên cứu, được áp dụng trong lớp Mẫu giáo lớn 
của tôi và mang lại kết quả cao. Đề tài này đã được nhân rộng trong khối Mẫu giáo 
lớn và nhân rộng trong toàn trường, được các giáo viên trong trường đồng tình ủng 
hộ. 
 2. Nội dung 
 2.1.Thực trạng:
 Năm học 2021-2022, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách 
lớp Mẫu giáo lớn và bản thân tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn ở lớp mình 
như sau:
 * Thuận lợi: 
 - Cơ sở vật chất trang thiết bị chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tương đối 
đầy đủ. Ban giám hiệu nhà tường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm hỗ 
trợ hướng dẫn kịp thời các giáo viên dạy học trong tình hình mới.
 - Tổ chuyên môn luôn đồng hành cùng giáo viên để hướng dẫn và xây dựng 
những nội dung hay sáng tạo phù hợp với trẻ để phối hợp với phụ huynh chăm sóc, 
giáo dục trẻ tại nhà.
 - Giáo viên có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thần 
luôn học hỏi tìm tòi. Thích ứng nhanh và kịp thời trong việc thay đổi kế hoạch 
giảng dạy để áp ứng tình hình mới.
 - Thành thạo công nghệ thông tin, có máy tính, điện thoại thông minh kết 
nối internet để xây dựng các bài viết video gửi đến phụ huynh của lớp.
 - Trẻ trong cùng độ tuổi nên nhận thức tương đối đồng đều.
 - Một số phụ huynh có kiến thức nuôi dạy con khoa học.
 - Một số phụ huynh đã có nhận thức hơn về bậc học mầm non.
 * Khó khăn: 
 - Một số video khi quay vẫn còn thiếu sót phải quay đi quay lại nhiều lần.
 - Một số phụ huynh còn hời hợt trong việc phối hợp tương tác với giáo viên. 
Đôi khi vào nhóm nhưng ít chia sẻ trao đổi.
 - Một số trẻ thường được bố mẹ nuông chìu nên khi thực hành bài tập chưa 
tới nơi tới chốn.
 - Khi tổ chức hoạt động kết nối với trẻ vào cuối tuần nhiều phụ huynh 
thường vắng mặt. 
 - Mặc dù phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con nhưng khi tương tác 
cùng con hay nóng vội thiếu sự kiên nhẫn kiềm chế. 
 - Nhiều phụ huynh bận đi làm thường gửi con cho ông bà họ hàng chăm sóc 
nên sự tương tác với hoạt động cô hướng dẫn còn ít.
 - Phụ huynh còn tâm lý trẻ mầm non chưa học gì nên không giành thời gian 
trao đổi cùng cô cũng như rèn và dạy dỗ con học tại nhà.
 2 * Giải pháp 1: Tạo sự tương tác với phụ huynh trong nhóm zalo, facebook. 
 - Trẻ ở lớp tôi đa số phụ huynh đều sử dụng tốt công nghệ thông tin, máy tính 
điện thoại đều kết nối internet và 99 % phụ huynh sử dụng zalo. Đây là một lợi thế 
rất lớn để tôi và giáo viên đứng lớp tiện trong việc trao đổi tương tác cùng phụ 
huynh.
 Sau khi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp, tôi và giáo 
viên đứng lớp lập nhóm cho lớp của mình với cái tên vô cùng đáng yêu “Lớp Lớn 
1 thân yêu” và lần lượt mời phụ huynh của lớp vào nhóm. 
 - Công việc này cũng diễn ra khá thuận lợi bởi hầu như phụ huynh sử dụng 
số điện thoại ghi trong hồ sơ đều sử dụng zalo. Với những câu chào hỏi giới thiệu 
sơ qua về bản thân, giáo viên của trường mầm non... phụ huynh đã rất vui vẻ và 
chấp nhận vào nhóm.
 - Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp phụ huynh không chấp nhận lời mời 
vào nhóm hoặc có khi vào rồi lại rời nhóm. Tôi cùng với giáo viên đứng lớp tìm 
phương án và tìm thời gian thích hợp gọi điện để giải thích cho phụ huynh hiểu, 
trao đổi nắm bắt thêm một số thông tin hoàn cảnh của họ và phụ huynh đã chấp 
nhận lời mời vào nhóm.
 Sau khi mời phụ huynh vào nhóm, hai giáo viên gửi những lời thăm hỏi trao 
đổi về tình hình dịch bệnh cũng như thông báo cho phụ huynh biết tình hình trẻ 
đến trường sẽ tạm hoãn đến khi có quyết định của sở, phòng. Tôi cũng thông báo 
cho phụ huynh nắm bắt việc họp phụ huynh đầu năm của lớp học là họp trực tuyến 
dưới sự đồng ý phê duyệt của lãnh đạo nhà trường. Thông báo ngày giờ họp và gửi 
đường link ở nhóm.
 - Nắm bắt phụ huynh hay bận việc và đang rối vì tình hình dịch bệnh tôi động 
viên và tổ chức gặp mặt vào buổi tối để tất cả phụ huynh đều có mặt.
 Trong buổi họp trao đổi nhiều vấn đề liên quan, chia sẻ phụ huynh kiến thức 
nuôi dạy con tại nhà. Đưa ra những mục tiêu lĩnh vực để phụ huynh nắm bắt. Và 
trao đổi với phụ huynh về việc giáo viên sẽ gửi video các hoạt động của 5 lĩnh vực 
theo kế hoạch của trường, khung chương trình giáo dục mầm non và mong phụ 
huynh hợp tác hỗ trợ để giúp trẻ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết. 
Đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi cần trang bị cho trẻ những kiến thức kỹ năng để trẻ có 
một tâm thế tốt khi bước vào lớp 1.
 - Ngoài ra tôi cũng thường xuyên tương tác với phụ huynh bằng cách gọi 
video, nhắn tin riêng cho từng bố mẹ ông bà trẻ. Nắm bắt gia đình nào có hoàn 
cảnh khó khăn hay quá bận rộn không có thời gian chăm sóc con tôi trao đổi để tìm 
ra hướng giải quyết tốt nhất. 
 - Động viên các trẻ luôn chăm ngoan nghe lời ông bà bố mẹ và luôn dành 
những lời khen mỗi khi bố mẹ chia sẻ những việc làm tốt của con.
 * Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung trọng tâm xây dựng kế hoạch làm video 
tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục gửi cho phụ huynh tương tác cùng trẻ.
 Thực hiện chương trình theo hướng dẫn của phòng giáo dục, lựa chọn những 
nội dung cốt lõi để lên kế hoạch làm video đảm bảo kiến thức cho trẻ 5- 6 tuổi 
nhận dạng được 29 chữ cái. Biết đếm, nhận biết số lượng, số thứ tự trong phạm vi 
10, chữ số 10. Thêm bớt, so sánh trong phạm vi 10. Phân biệt được khối, hình
 4 cùng cho trẻ đọc. Nếu trẻ chọn sai thì hỏi trẻ so sánh nắp trẻ cầm trên tay là chữ số 
gì và chữ dưới bìa là chữ số gì.
 Trò chơi này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao cho trẻ. 
Giúp trẻ vừa được học vừa được chơi một cách thoải mái.
 - Bên cạnh các hoạt động học, tôi chia sẻ với phụ huynh một số hoạt động 
vui chơi vận động rất phù hợp khi trẻ ở nhà và không quá cầu kỳ, giúp trẻ có một 
tuổi thơ vô cùng đáng nhớ và đồng thời giúp trẻ gần gũi hơn với môi trường thiên 
nhiên, tránh xa các thiết bị điện tử gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ.
 Phụ huynh có thể cùng con tham gia các trò chơi vận động như trò chơi: 
“Cưỡi ngựa”, “Mèo bắt chuột”, “Bịt mắt bắt dê”, “Chó sói xấu tính”,“Về đúng 
nhà”Các trò chơi này tôi nghĩ rằng hầu như phụ huynh nào cũng đã từng trải 
qua ở tuổi thơ và có thể sắp xếp thời gian để vui chơi cùng con. 
 Ví dụ: Trò chơi: “Cưỡi ngựa”: bố mẹ sẽ quỳ gối xuống sàn nhà, thực hiện 
cách bò cao giả làm con ngựa, trẻ sẽ ngồi trên lưng bố (mẹ) và thực hiện cưỡi 
ngựa. Bố mẹ vừa chơi cùng con vừa hát cùng con: “Nhong nhong nhong, cha làm 
con ngựa”. Trò chơi này trẻ rất thích thú và đây cũng việc sợi dây gắn kết sự yêu 
thương gần gũi của bố mẹ và con.
 - Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên hướng dẫn chia sẻ với phụ huynh tổ 
chức cho trẻ chơi các trò chơi vô cùng đơn giản mà tôi nghĩ rằng trẻ nào cũng 
thích, đồ dùng nguyên vật liệu thì vô cùng dễ kiếm. 
 Ví dụ: Các trò chơi với lá. Tôi hướng dẫn phụ huynh như sau:
 + Về nguyên vật liệu:
 - Lá cây đủ loại.
 - Giấy màu, giấy decal, màu nước
 - Keo 2 mặt..
 * Phụ huynh cho trẻ chơi như sau:
 + Trò chơi 1: "Bé sáng tạo với lá cây chuối, lá cây mít.". 
 Với những loại lá cây khác nhau bé sẽ có những kỹ năng và sự sáng tạo 
cũng như một hoạt động mang tính khác biệt. 
 Ví dụ: Với những chiếc lá chuối, bé có thể làm "râu" để đóng vai ông già, 
các cụ lớn tuổi. Hoặc với những chiếc lá chuối đó, có thể hướng dẫn trẻ làm thành 
những chiếc đồng hồ, chiếc nhẫn thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
 Với những chiếc lá mít cũng làm nên những con trâu rất ngộ nghĩnh như 
tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ em vậy. 
 + Trò chơi 2: “Chọi gà bằng cỏ đầu gà”. 
 Bố hoặc mẹ cùng chơi với trẻ.
 Mỗi người chỉ được quất mạnh (hết sức) “gà” của mình một lần vào “gà” 
của đối phương.
 Người thua (gà bị đứt cổ) phải đưa tiếp con “gà” khác của mình ra để cho 
bạn “chọi” tiếp lần thứ hai. Nếu “gà” thứ hai cũng bị đứt cổ thì lại lấy tiếp “gà” thứ 
baCứ như thế cho đến khi “gà” mình không đứt cổ mà “gà” đối phương đứt cổ 
thì đổi vai, người kia phải đưa “gà” ra để cho các đối phương chói “chọi”.
 Trong trường hợp nhóm chơi ba người thì thứ tự từng người sẽ quất “gà” 
của người bị “bét”, người nào bị đứt cổ gà trước thì phải đưa “gà” ra cho hai bạn 
 6 chơi mang đầy tính giải trí và giáo dục này. Kênh youtube Mighty Toys sẽ giúp 
cho trẻ thỏa mãn niềm yêu thích cũng như sự khéo léo, tỉ mỉ của mình bằng các 
video hướng dẫn nặn đất sét theo nhiều hình dạng khác nhau. Bậc phụ huynh cũng 
có thể cùng xem và chơi cùng bé từ đó sẽ thắt chặt hơn tình cảm gia đình cũng như 
sợi dây liên kết giữa cha mẹ với con cái.
 * Giải pháp 3: Tổ chức xây dựng và gữi các video theo kế hoạch đã xây 
dựng nhằm hỗ trợ phụ huynh tương tác cùng con tại nhà. 
 * Thực hiện video các hoạt động vui chơi:
 - Khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cha mẹ trẻ, tôi luôn mong muốn các con 
sẽ cùng xem và thực hiện theo video cùng với sự hỗ trợ của cha mẹ, nên tôi đã cố 
gắng lựa chọn những nội dung phù hợp với trẻ, đưa vào những hình ảnh sống 
động, đẹp mắt kèm theo những âm thanh nhạc điệu phù hợp cũng như tích hợp các 
trò chơi bài hát vui tươi để thu hút sự chú ý của các con.
 Lần đầu tiến hành xây dựng các video để gửi đến phụ huynh, bản thân tôi 
cũng như các giáo viên khác đều không tránh khỏi sự hoang mang, lo lắng vì việc 
truyền thụ kiến thức không chỉ cho trẻ xem học mà còn rất nhiều phụ huynh xem 
và thông qua các kênh mạng những video giáo viên xây dựng có thể được chia sẻ 
cho nhiều người xem. Nếu bài dạy không đảm bảo, phong cách lên lớp không phù 
hợp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân cũng như giảm sút uy tín của nhà 
trường. Chính vì vậy tôi và nhiều giáo viên trong trường luôn tìm mọi cách để cho 
ra các video vừa phù hợp vừa thu hút người xem. Để có được video hay chất lượng 
đòi hỏi nhiều yếu tố:
 + Thứ nhất, giáo viên cần chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại thông minh 
có cài đặt các phần mềm ứng dụng với phiên bản mới nhất, kết hợp với chiếc máy 
tính để sử dụng tạo các sile powepoint cho từng hoạt động.
 + Thứ 2, giáo viên cần học hỏi tìm tòi cách để tạo được các video hay sống 
động.
 + Thứ 3, giáo viên phải nắm vững nội dung kiến thức cần truyền tải sao cho 
trẻ và phụ huynh nắm bắt. Thời gian không quá ngắn và cũng không quá dài (video 
khoảng 5-10 phút cho trẻ mẫu giáo lớn)
 Trong quá trình quay, khi đứng trước máy quay phải thật tươi vui, âm thanh 
ánh sáng phù hợp, video phải đảm bảo có thể không xuất sắc như các chuyên gia 
nhưng phải đảm bảo trẻ và phụ huynh xem được và làm cách nào để trẻ thích thú 
mỗi khi cô giáo xuất hiện trên màn hình điện thoại máy tính mà phụ huynh cho trẻ 
xem. 
 Tôi tìm tòi, học hỏi chị em đồng nghiệp cũng như trên các phương tiện thông 
tin trên internet cách làm video hấp dẫn, sáng tạo mà không cầu kỳ phức tạp, có thể 
kể đến các phần mềm làm video được giáo viên ưa chuộng nhất đó là phần mềm 
catcut, video show, video slide show, canvan, soliip. Riêng bản thân tôi thường lựa 
chọn phần mềm catcut kết hợp với sử dụng powepoint trên máy tính để tạo các 
silde đẹp, phù hợp với thực tế của trẻ và của địa phương để cho các các video sống 
động thu hút trẻ.
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_video_huong_dan_phoi_hop_voi.doc