SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

Trường học thân thiện của lứa tuổi Mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào quá trình học tập thể phát triển nhận thức một cách toàn diện. Vì vậy việc tạo môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong thực tế, ở trường chúng tôi từ những năm học trước, khi mới phát động phong trào, các giáo viên trường tôi cũng đã trang trí môi trường lớp học của mình sao cho trẻ vừa cảm nhận được sự thân thiện, vừa kích thích trẻ hoạt động. Song môi trường đó vẫn mang tính chất là tạo được môi trường đẹp cho lớp học, nhưng chưa thực sự đầy đủ các yếu tố tích cực cho trẻ hoạt động. Các giáo viên trang trí lớp học của mình nhiều hình ảnh, đồ dùng đồ chơi đẹp ở các góc nhưng trẻ lại không thực sự được tự mình hoạt động với những đồ dùng, đồ chơi đó. Do đó không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
Trong năm học này, tôi được phân công là tổ trưởng chuyên môn, phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Vì vậy tôi đã suy nghĩ, tìm tòi phải làm thế nào để tạo được môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực. Môi trường đó phải thực sự khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, thẩm mỹ, kỹ năng thực hành, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử phù hợp với môi trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động tích cực”.
doc 19 trang skmamnonhay 15/11/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc
 ảnh, đồ dùng đồ chơi đẹp ở các góc nhưng trẻ lại không thực sự được tự mình 
hoạt động với những đồ dùng, đồ chơi đó. Do đó không kích thích được khả 
năng tư duy, sáng tạo của trẻ. 
 Trong năm học này, tôi được phân công là tổ trưởng chuyên môn, phụ 
trách lớp 5 - 6 tuổi. Vì vậy tôi đã suy nghĩ, tìm tòi phải làm thế nào để tạo được 
môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực. Môi trường đó phải thực sự 
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá 
và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống. Từ đó góp phần giúp trẻ 
phát triển toàn diện về nhận thức, thẩm mỹ, kỹ năng thực hành, phẩm chất đạo 
đức, hành vi ứng xử phù hợp với môi trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một 
số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện 
cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động tích cực”.
 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, 
sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực 
trong trường mầm non - huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc.
 3. Tác giả sáng kiến:
 + Họ và tên: Trịnh Thị Hoài Thu
 + Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Vân Hội-Tam Dương- Vĩnh Phúc.
 + Số điện thoại: 0989.738.112 E_mail: trịnhthihoaithu.covanhoi@vinhphuc.edu.vn.
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trịnh Thị Hoài Thu
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 Mục tiêu của việc nghiên cứu là giúp cho trẻ được học tập trong một môi 
trường xanh, sạch, đep, an toàn thân thiện. Đưa ra một số giải pháp giúp trẻ tiếp 
xúc với môi trường lớp học an toàn thân thiện, nhằm hình thành các biểu tượng 
về quá trình vận động, các mối quan hệ nhân quả của sự vật, hiện tượng, tích lũy 
sự hiểu biết để hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.
 - Nếu đề ra một số giải pháp phù hợp trong việc tạo môi trường lớp học 
xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường học tập giúp 
trẻ hoạt động tích cực nhằm góp phần giáo dục nhân cách trẻ một cách toàn diện. 
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 2/2018- 2/2019
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Cơ sở lý luận của: 
 Căn cứ của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ vào nhiệm vụ 
 2 a. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo nói 
chung và các cấp lãnh đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương nói riêng, 
trong những năm gần đây trường chúng tôi được xây mới một số phòng học, 
một số phòng học được thiết kế đúng quy cách thuận lợi cho việc tổ chức các 
hoạt động Chăm sóc giáo dục trẻ, và việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học.
 - Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, năng động, nhiệt tình với công việc, ham 
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân và tìm tòi có sáng tạo 
trong việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học.
 - Số trẻ ra lớp đầu năm học 2018 – 2019 rất đông. Các phụ huynh đã nhận 
thức được sự cần thiết của việc đưa con đến trường Mầm non.
 b. Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi đó trường còn gặp rất nhiều khó khăn: Mặc dù 
trường đã được xây dựng một số phòng học khang trang nhưng số phòng học đó 
vẫn chưa đáp ứng được số trẻ ra lớp. Một số phòng học mới chưa được đưa vào 
sử dụng, do đó học sinh phải học tập các phòng học cũ, chật chội, không đảm 
bảo đủ diện tích trong lớp do đó gây khó khăn trong việc xây dựng môi trường 
xanh, sạch đẹp, thân thiện, cũng như việc bố trí sắp xếp các góc chơi trong lớp 
một cách khoa học để giúp trẻ hoạt động tích cực.
 Trong năm học trước, do kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp nên việc 
giáo viên trang trí môi trường lớp của mình còn sơ sài, vẫn mang tính hình thức. 
Các giáo viên chưa thực sự tạo được môi trường hoạt động cho trẻ một cách tích 
cực cụ thể như sau:
 Các hình ảnh trang trí lớp chưa có tính thẩm mỹ, màu sắc lòe loẹt, không 
hấp dẫn trẻ. Cách trang trí của giáo viên không phù hợp với lứa tuổi, sắp xếp 
không hợp lý gây rối mắt cho trẻ khi quan sát.
 Các đồ dùng, đồ chơi ở các góc không có nhiều do đó không kích thích 
được sự tìm tòi sáng tạo của trẻ. Trẻ không được tự tay tạo ra những sản phẩm 
của riêng mình. Một số đồ dùng, đồ chơi bị hỏng giáo viên chưa kịp thời kiểm 
tra và loại bỏ những đồ chơi đó.
 Giáo viên chưa kịp thời làm mới các góc chơi để cho trẻ khám phá từng 
chủ đề.
Chưa tạo được môi trường xanh - sạch - đẹp để giảm bớt căng thẳng cho trẻ, 
giúp trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành. Do đó trẻ không hứng thú tham 
gia vào các hoạt động.
 Theo khảo sát đầu năm học 2018 – 2019 tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A1 
tổng số học sinh là 33 học sinh. Là lớp tôi đang phụ trách: Một số cháu chưa qua 
trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát chưa chủ động 
 4 cho riêng mình.
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, cọ rửa đồ dùng, đồ 
 chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc trực tiếp 
 với các đồ dùng đó.
 - Trang trí các hình ảnh ở chủ đề con và ở các góc bằng 
 các hình ảnh cô vẽ, trẻ vẽ về các bộ phận trên cơ thể bé.
 “Các bộ 
 - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ khám phá về cơ thể 
Tuần 2 phận trên cơ 
 của bé.
 thể”
 - Chuẩn bị môi trường lớp học đảm bảo sạch sẽ, an toàn 
 cho trẻ.
 - Trang trí các hình ảnh về các đồ dùng trong quen 
 thuộc, gần gũi có trong gia đình của bé. 
 - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi về các đồ dùng, trong gia 
 “Một số đồ 
 đình bé. Chuẩn bị các nguyên vật liệu có hình dáng phù 
Tuần 3 dùng trong 
 hợp cho trẻ tạo thành các đồ chơi về đồ dùng gia đình 
 gia đình”
 một cách sáng tạo.
 - Cô và trẻ cùng tham gia vệ sinh lớp học gọn gàng 
 ngăn nắp.
 - Trang trí các hình ảnh xoay quanh chủ đề con, phong 
 phú về chủng lọai, màu sắc kích thích trẻ tư duy để phân 
 “Phân loại 
 loại đồ dùng theo đúng chủng loại của nó.
Tuần 4 đồ dùng gia 
 - Chuẩn bị nhiều đồ chơi, đồ dùng gia đình cho trẻ 
 đình”
 khám phá và phân loại chúng.
 - Chuẩn bị môi trường lớp học sạch sẽ.
 7.2.2. Biện pháp 2. Trang trí cây xanh trong lớp học.
 Cây xanh góp phần tô điểm cho khung cảnh sư phạm thêm xanh, thêm 
đẹp, ban ngày cây xanh quang hợp nhả ô xy hơi nước và hút khí cacbonic làm 
cho không khí thêm sạch, mát mẻ, giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, tâm hồn thoải 
mái, trẻ được hít thở không khí trong lành một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra cây 
xanh còn là những vật mẫu thật, sống động để trẻ trực tiếp quan sát, làm quen, 
tìm hiểu về cỏ cây, hoa lá, một số con vật trong môi trường tự nhiên. Qua đó, cô 
dạy trẻ chăm sóc cỏ cây, hoa lá, con vật, dạy trẻ biết yêu lao động, yêu thiên nhiên.
 Tuy nhiên trồng cây xanh trang trí trong lớp học phải xanh tươi, màu sắc 
đẹp, không có gai, không có quả độc, không có sâu bệnh, các cây đó phải gần 
gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện như ở 
gia đình của mình. Nên trồng cây vào chậu sành, sứ, chậu xi măng, gáo dừa, ống 
tre để treo trên cửa sổ, trên các giá đồ chơi, hiên chơi sao cho đẹp.
 6 Ví dụ: ở “Bảng theo dõi trẻ đến lớp”.
 Với những đồ dùng được lấy từ những vật liệu thiên nhiên, từ nhữn đồ 
phế thải, từ những tấm sốp màu... tôi đã tạo thành một đoàn tàu đưa các bạn nhỏ 
đến lớp học mầm non thông qua những hình ảnh ngộ nghĩnh như hình con mèo, 
hình ảnh con chó, hình ảnh con lợn, hình ảnh con vịt... những con vật luôn gần 
gũi thân quen với trẻ, bên cạnh đó được trang trí bởi những ngôi nhà thân yêu và 
những cây cỏ gần gũi thân quen với trẻ. Được chia thành 3 tổ gắn hình các bé 
vào các hình con vật ngộ nghĩnh thân quen. 
 (Trang trí hình ảnh bé đến lớp của lớp 5-6 tuổi A1)
 Mỗi buổi sáng đến lớp các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, 
nếu hình bạn nào chưa được gắn lên là bạn đó nghỉ học ngày hôm đó. Chiều đi 
học về các bé gỡ hình ở các hình gắn phía dưới ngôi nhà tổ mình. Hoạt động này 
không những giúp cho giáo viên dễ dàng kiểm soát được số cháu đi và số cháu 
nghỉ học ngày hôm đó, mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú đến lớp để được gắn 
ảnh của mình lên những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh đáng yêu đó. Hơn thế nữa, 
hoạt động này còn tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ, sự quan tâm giúp 
trẻ phát hiện ra những bạn nghỉ học ngày hôm đó. 
 VD: ở bảng “Một ngày của bé”.
 Tôi đã dùng những chiếc CD, VCDcũ, dán những hoạt động của bé trên 
mặt đĩa. Cắt một miếng micca trong hình tròn có đường kính 60cm, gắn một kim 
chỉ ở tâm hình tròn sao cho kim chỉ có thể xoay tròn được. Dán một miếng đề 
can tròn màu xanh dương, trang trí thêm những họa tiết xung quanh hình tròn, 
 8 nên mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô vơí trẻ, giữa trẻ với trẻ mà còn giúp 
trẻ cảm nhận được sự yêu thương của cô giáo, sự quan tâm của bạn bè đối với 
mình. Từ đó tạo dựng được lòng tin đối với trẻ, khiến trẻ không sợ hãi mỗi khi 
đến lớp, ngược lại còn tích cực đến trường. Ngẫu nhiên mái trường đã trở thành 
ngôi nhà thứ hai của trẻ.
 Tất cả những mảng trang trí tôi bố trí, sắp xếp để ở các vị trí hợp lý cho 
trẻ dễ thấy, dễ hoạt động với các mảng tường đó. Với màu sắc trang trí hài hòa, 
dễ hiểu, đơn giản mà lại lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân 
thiện như ở gia đình mình.
 7.2.4. Biện pháp 4. Trang trí chủ đề và các góc chơi bằng chính sản 
phẩm của trẻ.
 Tôi luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ lớp tôi để trang trí chủ đề hoặc 
vào các góc chơi trong lớp học. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” trẻ được 
vẽ, xé dán, gấp, nặn các hình con vật thông qua hoạt động có chủ đích và hoạt 
động ở các góc chơi. Do đó sản phẩm của trẻ tạo ra rất phong phú, tôi đã tận 
dụng các sản phẩm này trang trí xung quanh lớp ở chủ đề, ở một số góc của lớp 
để làm nổi bật chủ đề đang thực hiện. Không tốn công sức, tiền bạc mà còn tạo 
được môi trường thân thiện cho trẻ. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự hào về 
những sản phẩm của mình làm ra, từ đó tạo cho trẻ sự phấn khởi, tích cực hoạt 
động ở các chủ đề sau.
 Tuy nhiên những hình ảnh trang trí đó phải đảm bảo vừa tầm mắt quan sát 
của trẻ để trẻ có thể giao lưu, trò chuyện về sản phẩm của bạn và của mình. Từ 
đó cũng tạo cho trẻ những mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ ngày 
càng thêm gắn bó, gần gũi, đoàn kết với các bạn trong lớp.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_lop_hoc_xanh_sach.doc