SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi

Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 5-6 tuổi nơi trường tôi đang công tác. Để từ đó tìm ra những biện pháp đổi mới giáo dục xây dựng môi trường lớp học tạo nhiều góc mở áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, nêu lên những ý kiến đề xuất góp phần khắc phục thực trạng giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay. Nhằm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, để trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi” giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
doc 22 trang skmamnonhay 16/04/2024 2641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài:
 “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
cho trẻ 5-6 tuổi”
2. Lý do chọn đề tài:
 2.1. Cơ sở lý luận:
 2.1.1. Môi trường giáo dục
 Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục là môi trường bao gồm tất cả 
các yếu tố về cơ sở vật chất, quan hệ xã hội và văn hóa của con người, nó ảnh 
hưởng trực tiếp đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. 
 Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong lớp 
học và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ 
dùng, đồ chơi.... Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội để trẻ thỏa mãn 
nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện kể cả về vật chất và tinh thần.
 Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát 
triển nhân cách. Hay chính là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao 
gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ, giữa trẻ với những người xung 
quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia 
đình.
 2.1.2. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Là nền móng vững chắc trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người 
trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục con người phát triển 
hoàn thiện nhân cách để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ 
riêng các nhà giáo dục mà là của toàn xã hội.
 Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào 
tạo của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương 
pháp giảng dạy trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói 
riêng. “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị 
trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình 
hoạt động và xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Chương 
trình “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu 
cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ 
được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn 
nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. 
Chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú 
 2/36 Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường 
mầm non.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả 
giáo dục trẻ, đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành Giáo dục 
hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục trong toàn ngành 
nói chung và bậc học Mầm non nói riêng. Chính vì vậy trong năm học 2018-
2019 tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi” làm sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 
này, góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường 
nói riêng và ngành học nói chung đạt kết quả tốt hơn.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
 Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, 
đặc biệt là lứa tuổi 5-6 tuổi nơi trường tôi đang công tác. Để từ đó tìm ra những 
biện pháp đổi mới giáo dục xây dựng môi trường lớp học tạo nhiều góc mở áp 
dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách 
quan, nêu lên những ý kiến đề xuất góp phần khắc phục thực trạng giáo dục trẻ ở 
trường mầm non hiện nay. Nhằm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân 
một cách tích cực, để trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm 
non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi” giúp trẻ phát triển một cách 
toàn diện.
4. Đối tượng nghiên cứu: 
 Những kinh nghiệm trên đây đã được tôi nghiên cứu và áp dụng thực tế tại 
lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 tại trường nơi tôi đang công tác.
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 + Cơ sở vật chất: Môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng, đồ chơi
 + Nhận thức của trẻ về môi trường giáo dục.
 + Nhận thức của giáo viên, phụ huynh về việc áp dụng xây dựng môi trường 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 + Kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”
 + Hồ sơ tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm.
 Từ những vấn đề trên tôi cho rằng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
 Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn nội dung “Xây dựng môi trường giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho 
năm học 2018-2019.
 4/36 Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
 + Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh 
 giá đúng và được tôn trọng.
 + Mỗi trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là 
 thông qua vui chơi. 
 + Xây dựng kế hoạch giáo dục dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có 
 thể làm; kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng 
 cá nhân trẻ.
 Chính vì vậy mà năm học 2018 – 2019 nhà trường tôi tiếp tục phát động 
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi cán bộ, 
giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được 
giao.Và đặc biệt hơn nữa trong năm học 2017-2018 thực hiện theo kế hoạch của 
Bộ GD – ĐT trường tôi đã tham gia thi “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung 
tâm” và đạt giải 3 cấp thành phố. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để áp dụng vào 
môi trường lớp học nơi tôi công tác để tìm ra các biện pháp xây dựng môi 
trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của nhà 
trường, của lớp tôi và khả năng của trẻ. Đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục 
đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ 
tuổi của trẻ.
2. Thực trạng điều tra ban đầu:
 a. Thuận lợi:
 Trường tôi là trường điểm của Huyện về chuyên đề “ Xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nên được tham quan các trường điểm, 
trường nội thành nhiều.
 Lớp tôi ở tại khu trung tâm A là lớp có cơ sở vật chất đầy đủ theo Thông 
tư số 02/2010/TT/BGDĐT.
 Lớp tôi được bố trí đủ 2 giáo viên
 Bản thân tôi là giáo viên cũng đã dạy nhiều năm.
 Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về chuyên môn, bồi dưỡng phương 
pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện 
giúp chúng tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
 Mỗi giáo viên đều có kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động 
rất cụ thể ngay từ đầu năm học. Bên cạnh đó, kèm theo là kế hoạch công tác cá 
nhân theo từng tháng.
 Giáo viên trong lớp biết cùng nhau tìm tòi đưa ra các biện pháp xây dựng 
môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở 
vật chất của trường của lớp và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
 6/36 Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
 Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mối quan hệ 
 52 48
 2 giao tiếp với cô và bạn, thể hiện môi 33 17 16
 % %
 trường quan hệ xã hội
 Kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp và 54 46
 3 33 18 15
 ngoài lớp % %
 64 36
 4 Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động 33 21 12
 % %
 Xuất phát từ thực trạng chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của 
việc giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong 
nghành học mầm non. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, tìm ra những biện pháp triển 
khai xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm như sau:
3. Những biện pháp thực hiện:
 3.1. Lập kế hoạch xây dựng môi trường lớp học
 3.2. Xây dựng môi trường tạo góc mở cho trẻ hoạt động
 3.3. Làm thêm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
 3.4. Hướng dẫn trẻ hoạt động
 3.5. Các hoạt động khác
 3.6. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
 3.7. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
4. Mô tả, phân tích các biện pháp:
 4.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch xây dựng môi trường lớp học
 Dựa trên quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” là giáo viên có khả năng tự 
thiết kế kế hoạch giảng dạy để trẻ đạt kết quả tốt nhất căn cứ vào khả năng, nhu 
cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ. Nên ngay từ đầu năm học muốn thực 
hiện các hoạt động giáo dục một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi 
trước hết đã xây dựng mục tiêu giáo dục cả năm học cho mình dựa trên nhu cầu 
hứng thú và khả năng của từng trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với 
trẻ lớp tôi. Và kế hoạch giáo dục của tôi lập ra cho năm học 2018 – 2019 gồm 
có: Kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục tháng (sự kiện, chủ đề được 
lồng trong kế hoạch tháng) và kế hoạch giáo dục ngày. Sau khi tôi đã hoàn thành 
kế hoạch giáo dục cho cả một năm học. Bước tiếp theo mà tôi phải làm đó là 
dựa trên bản “Dự kiến chủ đề sự kiện” của năm học để tôi tìm ra các biện pháp 
xây dựng kế hoạch trang trí “môi trường lớp học áp dụng quan điểm lấy trẻ làm 
trung tâm” cho riêng mình. Dưới đây là bảng dự kiến chủ đề sự kiện cho năm 
học 2018-2019 để làm căn cứ cho cho xây dựng kế hoạch trang trí môi trường 
lớp học.
 8/36 Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
 trường tiểu ( Từ ngày mầm non
 học 6/5- 10/5) ( Từ ngày 
 ( Từ ngày 13/5 -17/5)
 29/4-3/5)
 Dựa vào bảng chủ đề sự kiện của năm học trên tôi tìm ra các biện pháp để 
xây dựng kế hoạch trang trí môi trường lớp học theo kế hoạch của tháng bám 
vào chủ đề sự kiện như sau:
 * Ví dụ: 
 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC
Tháng 
 Nội dung xây dựng môi trường lớp học Kết quả
 Tuần
 - Trang trí môi trường lớp học tuần 1 với chủ 
 đề “ trường mầm non của bé”
 - Trang trí các mảng tường ở các góc chơi 
 Tuần 1 theo chủ đề 
 - Làm và chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ 
 đề sự kiện
 - Vệ sinh lớp học
 - Trang trí môi trường lớp học tuần 2 theo chủ 
 đề “ Lớp học của bé”
 - Trang trí các mảng tường ở các góc chơi 
Tháng 9 Tuần 2 theo chủ đề 
 - Làm và chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ 
 đề sự kiện
 - Vệ sinh lớp học
 - Trang trí môi trường lớp học tuần 3 theo chủ 
 đề “ Các cô bác trong trường”
 - Trang trí các mảng tường ở các góc chơi 
 Tuần 3 theo chủ đề 
 - Làm và chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ 
 đề 
 - Vệ sinh lớp học
 Sau khi đã xây dựng song kế hoạch “Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ 
làm trung tâm”. Hết tháng những công việc nào chưa thực hiện được hay đã thực 
hiện nhưng còn hạn chế thì bản thân tôi sẽ rút kinh nghiệm để tháng sau thực 
hiện tốt hơn.
 4.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tạo góc mở cho trẻ hoạt động
 10/36

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc