SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc

Năm học 2021-2022 bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, với tổng số là 33 trẻ.Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi sau:
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến hoạt động góc cho đội ngũ giáo viên qua các buổi dự giờ, kiểm tra toàn diện…
Nhà trường đầu tư mua sắm đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động góc: Gạch, cây, thảm cỏ, tháp nút, đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ, bộ dinh dưỡng...Ngoài ra được phụ huynh ủng hộ các chậu cây hoa để trẻ hoạt động.
Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ đồ chơi ở các góc cho trẻ hoạt động.
Bản thân có trình độ đào tạo trên chuẩn và dạy lớp mẫu giáo lâu năm nên nắm được tâm lý, khả năng, vốn kinh nghiệm của trẻ. Được tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao tổ chức hoạt động góc cho trẻ do trường, phòng giáo dục tổ chức.
docx 10 trang skmamnonhay 26/11/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc
 Bên cạnh những thuận lợi bản thân tôi khi mới thực hiện đề tài còn gặp một 
số khó khăn như sau:
 Chưa xây dựng được nhiều chủ đề chơi, nội dung chơi mới phong phú cho 
trẻ hoạt động.
 Cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi chưa khoa học, chưa theo hướng mở để hấp 
dẫn, thuận tiện cho trẻ chơi.
 Kỹ năng phối hợp và vốn giao tiếp của một số trẻ còn hạn chế, chưa biết 
liên kết giữa các góc chơi.
 Một số phụ huynh trong lớp chưa quan tâm đến việc học của con mình, 
chưa huy động tham gia đóng góp trong việc làm đồ dùng đồ chơi. 
 Đầu năm học 2021-2022 tôi tiến hành khảo sát để nắm bắt được kĩ năng 
chơi hoạt động góc của trẻ trong lớp, từ đó có biện pháp phù hợp nhằm phát triển 
kỹ năng chơi hoạt động góc cho trẻ.
 Qua khảo sát đầu năm học tôi nhận thấy trẻ lớp tôi vốn ngôn ngữ còn hạn 
chế trong cách diễn đạt, chưa biết sử dụng từ và ngữ điệu giọng khi giao tiếp giữa 
các vai chơi, chưa ích cực tham gia hoạt động góc.
 Từ những những khó khăn trên, bản thân tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào 
để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ và tạo cho trẻ một môi trường vui chơi một 
cách tự tin, không gò bó, giúp trẻ luôn tích cực tham gia hoạt động góc. Từ đó tôi 
đã áp dụng một số biện pháp sau.
 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong lớp đa dạng, phong phú phù 
hợp chủ đề giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động góc
 Tôi luôn quan tâm đến các đồ dùng, dụng cụ trực quan ở trường, lớp cũng 
như tạo ra các đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt để thu hút trẻ, khi trẻ được tận mắt nhìn 
và trực tiếp sờ mó, tìm tòi khám phá trên các đồ dùng sẽ kích thích sự hứng thú, 
sáng tạo của trẻ, từ đó trẻ tham gia hoạt động học tích cực hơn.
 Tôi tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ: Ngoài những đồ 
dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở 
địa phương như: Thùng catton, xốp, lốp xe, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa 
quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, suốt chỉ đảm bảo an toàn về tính mạng, 
không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.
 Ví dụ: Các loại hộp sữa, bình nước rửa chén, các loại chai lọ bằng nhựa, 
vải vụn, bao ni lông, lon bia, ...Tôi tạo thành đồ chơi cho trẻ: Trống cơm, sắc xô, 
con công, dụng cụ xây dựng, máy bay, đu quay, cầu trượt bập bênh,...thật đẹp mắt 
để tạo hứng thú cho trẻ.
 Tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn cùng với cách bố trí, sắp 
xếp một môi trường học tập vừa gọn gàng, khoa học với nhiều màu sắc. Nhưng 
để giờ hoạt động góc đạt hiệu quả cao hơn, ngoài việc tạo không gian học tập đẹp 
mắt, tôi chú ý đến cá nhân trẻ lấy trẻ làm trung tâm.
 2 Tôi có các biện pháp khác nhau đối với trẻ có kỹ năng chơi, giao tiếp tốt, 
và trẻ có kỹ năng chơi, giao tiếphạn chế hơn.
 * Đối với trẻ có kỹ năng chơi, giao tiếp tốt:
 Tôi nâng cao yêu cầu đối với trẻ như phải biết lắng nghe, giao tiếp bằng 
ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ và nét mặtnhư:
 Ở góc phân vai tại “Cửa hàng tạp hóa”, cô bán hàng phải biết giao tiếp 
niềm nở, mời chào khách mua hàng; Khách mua hàng phải biết hỏi giá, trả giá, 
nhận biết tiền mặt để trả cho người bán hàng.
 Ví dụ: 
 Người bán hàng: Tôi chào bác, bác mua gì cho tôi ạ?
 Người mua hàng: Tôi chào bác bán hàng, bác bán cho tôi 5 quả táo, hết 
nhiêu tiền vậy bác? 
 Người bán hàng: 5 nghìn bác ạ
 Người mua hàng: Thế 3 nghìn được không bác? 
 Người bán hàng: Vâng tôi bán cho bác ạ.
 Tôi thường xuyên quan sát, theo dõi đánh giá kỹ năng năng chơi và giao 
tiếp của trẻ từ đó khuyến khích kịp thời giúp cho quá trình tổ chức chơi ngày càng 
tốt hơn. 
 Góc xây dựng ở chủ đề “Trường mầm non” Nhóm trưởng sẽ giao công 
việc cho các bạn: Bác nào xây nhà? bác nào trộn hồ? xây công viên phải xây thế 
nào? Còn xây trường học có những gì? Sau đó cả nhóm cùng thảo luận sẽ xây 
công trình như thế nào, đưa ra bàn bạc rồi thống nhất cách xây. Khi xây xong sẽ 
tổ chức khánh thành công trình....tôi bao quát hết góc chơi, để biết được tiến trình 
nhập vai của trẻ.
 Góc học tập: Tôi sưu tầm những tờ lịch cũ, sỏi, hạt muồng, hạt đỗ, ngôđể 
trẻ tư duy, bàn bạc với nhau xem từ những nguyên vật liệu đó sẽ phải làm gì và 
làm như thế nào? Khi trẻ thực hiện tôi cố gắng hướng trẻ tới chủ đề mà trẻ đang 
học. Ví dụ ở chủ đề bản thân tôi cho trẻ xếp chữ cái A,Ă, Â, số 5 bằng các loại 
hạt, sang đến chủ đề gia đình tôi hướng trẻ làm album câu truyện minh họa về gia 
đình trẻ
 Góc nghệ thuật: Ở chủ đề “Bản thân” tôi sẽ cho trẻ tự nhận vai chơi, trò 
chuyện với nhau về nội dung chơi: Bác nào sẽ nặn các loại quả? Bác nào vẽ quần, 
áo tặng bạn? Còn bác nào sẽ hát các bài hát về chủ đề để tặng các bạn? Trong quá 
trình trẻ chơi tôi cố gắng gợi ý để trẻ giao tiếp với nhau như: Hướng dẫn bạn vẽ, 
nặn, hướng dẫn bạn hát. 
 Góc khám phá khoa học: Tôi cho trẻ khám phá sự vật hiện tượng xung 
quanh qua các thí nghiệm như: Khám phá vật nổi-vật chìm, không khí, nam 
châm.... Trong quá trình khám phá tôi khuyến khích trẻ đặt câu hỏi: Thưa cô vì 
sao viên sỏi lại chìm mà khúc gỗ lại nổi? hay tại sao nam châm lại hút sắt mà 
 4 Sau khi tôi áp dụng: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục 
giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc”. Tôi thấy kết quả 
như sau:
 - Trẻ tích cực tham gia hoạt động góc đạt: 30/33 = 91%
 - Trẻ tạo ra được sản phẩm đạt: 29/33= 88% 
 - Trẻ có kĩ năng giao tiếp, kỹ năng chơi đạt: 28/33= 85%
 Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm cho nên kinh 
nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng khó phai 
mờ trong trẻ và cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ chủ động, 
tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, 
hợp tác trong hoạt động. Từ đó trẻ phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp 
xã hội, ngôn ngữ.
 Qua việc thực hiện biện pháp mới, tôi thấy trẻ có kỹ năng chơi, tích cực, tập 
trung hơn trẻ không còn nhàm chán khi chơi, trẻ chơi hứng thú hiệu quả và có sự 
giao lưu thân thiện giữa các nhóm chơi. Bản thân tôi cũng nhận thấy mình thực 
sự đã tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng qua các giờ hoạt động góc.
 Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong trong lớp 
5TA1 và thu được một số thành công nhất định. Trong quá trình thực hiện đề tài 
có thể còn một số thiếu sót kính mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến để việc 
thực hiện đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin trân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN CỦA Tam Hồng, ngày tháng năm 2021
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tác giả sáng kiến
 Trần Thị Nguyệt
 6 Hình ảnh 3: Trẻ thực hiện kỹ năng khâu quần áo
 Hình ảnh 4: Trẻ giao tiếp khi bán hàng
 8 PHỤ LỤC
 Nội dung Trang
1. Đặt vấn đề 1
2. Thực trạng của vấn đề 1
3. Nội dung chọn biện pháp 2,3,4
4. Kết quả đạt được 5
5. Kết luận 5
6. Hình ảnh: Dạy trẻ hát Biện pháp 1
7. Hình ảnh: Trẻ chơi trong góc nghệ thuật Biện pháp 2
8. Hình ảnh: Góc học tập Biện Pháp 3
9. Hình ảnh: Trẻ tập làm Bác sĩ Biện Pháp 4
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_giup_tre.docx