SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp mầm non sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” còn có tác dụng lớn trong việc thu hút trẻ đến trường, đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động đều lấy trẻ làm trung tâm; Rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng lao động tự phục vụ ở trẻ. Ngoài ra còn thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Là một tổ trưởng tổ chuyên môn khối 5-6 tuổi, phụ trách lớp 5-6 tuổi A1 - lớp điểm về mọi mặt. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, phải làm thế nào để tạo được môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp mầm non sáng - xanh- sạch- đẹp - an toàn; nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
Là một tổ trưởng tổ chuyên môn khối 5-6 tuổi, phụ trách lớp 5-6 tuổi A1 - lớp điểm về mọi mặt. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, phải làm thế nào để tạo được môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp mầm non sáng - xanh- sạch- đẹp - an toàn; nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp mầm non sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp mầm non sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

1. Cơ sở lí luận: Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong năm học 2022-2023: Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 05/CT- TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Căn cứ Kế hoạch số 58/KH-PGDĐT ngày 10/02/2022 của Phòng Giáo dục-Đào tạo về thực hiện cuộc vận động 3 sạch “Nước sạch, môi trường sạch, nông nghiệp sạch” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ. Kế hoạch số 196/KH- PGDĐT ngày 20/4/2022 về Hưởng ứng cuộc thi “Giữ gìn đường làng, ngõ xóm, tổ dân phó sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, triển khai mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, nói lời hay, làm việc tốt, cảnh quan đẹp trong trường học” Ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Phúc Thọ. Kế hoạch số 394/KH-PGDĐT ngày 08/08/2022 của Phòng Giáo dục- Đào tạo Phúc Thọ về Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi “Xây dựng trường, lớp Sáng- Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn; nhà vệ sinh thân thiện” Ngành GDĐT Phúc Thọ năm học 2022-2023. Nâng cao chất lượng cuộc thi “Xây dựng trường, lớp mầm non “Sáng- Xanh- Sạch-Đẹp-An toàn; nhà vệ sinh thân thiện” trong trường mầm non. Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng Chăm sóc giáo dục của ngành học mầm non. Nhưng để tạo cho trẻ tính tích cực hoạt động với những gì xung quanh, giáo viên phải là người trực tiếp tạo ra môi trường lớp học kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ , trẻ chủ động tham gia các hoạt động, từ đó phát triển được khả năng, năng lực, trí thông minh của mình. 2. Cơ sở thực tiễn Điều mà tôi nhận thấy trong quá trình công tác, giáo viên cũng rất nỗ lực, hết lòng vì công việc, tận tụy trang trí lớp học của mình để cho trẻ được hoạt động. Tuy nhiên cũng còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về kinh phí nên việc trang trí đó vẫn thiên về hình thức, đồ dùng, đồ chơi các góc chưa nhiều, chưa phong phú các chủng loại, chưa tạo được góc mở, giáo viên chưa thay đổi kịp thời theo chủ đề và sự kiện nổi bật trong tháng và vì thế trẻ hoạt động cảm thấy đồ dùng đồ chơi, các hoạt động lặp đi lặp lại tạo sự nhàm chán ở trẻ. Với cương vị là tổ trưởng chuyên môn, ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch và mục tiêu đề ra là phải xây dựng được môi trường lớp học “Sáng-xanh- sạch-đẹp-an toàn; nhà vệ sinh thân thiện” để lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động, góp phần vào phong trào thi đua chung của nhà trường và cũng để cho các giáo viên khác trong trường học hỏi kinh nghiệm, từ đó tạo được môi trường thật sự “Sáng- xanh- sạch- đẹp- an toàn; nhà vệ sinh thân thiện” cho trẻ được hoạt động một cách tích cực. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp mầm non - Sắp xếp trật tự nội vụ trong và ngoài lớp chưa ngăn nắp, khoa học, sử dụng đồ dùng, đồ chơi chưa đạt hiệu quả cao. + Đối với trẻ: - Một số cháu chưa đi lớp mẫu giáo 4-5 tuổi nên nề nếp chưa đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát chưa chủ động tham gia vào các hoạt động. Kết quả tham gia vào các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn chế, chưa hứng thú vào môi trường lớp, do đó chưa tự làm ra sản phẩm cho riêng mình. - Nhận thức của trẻ chưa đồng đều. Một số trẻ còn hiếu động, chưa chú ý, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. + Đối với phụ huynh: - Đa số phụ huynh làm công ty hoặc đi làm tự do xa chưa đầu tư thời gian để chăm sóc con hoặc trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. c, Khảo sát thực tế: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2022-2023 tại lớp 5-6 tuổi A1. Tổng số 31/31 trẻ như sau: Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ STT Nội dung % đạt % Trẻ cảm nhận môi trường học tập có 1 sự thân thiện, gần gũi. 11 35,5 20 64,5 Môi trường lớp học đã tạo động lực 10 32,3 21 67,7 2 cho trẻ tham gia hoạt động tích cực chưa Trẻ có kỹ năng sử dụng nguyên vật 11 35,5 20 64,5 3 liệu ở các góc để tạo ra sản phẩm. II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN l.Biện pháp 1: Nâng cao bồi dưỡng chuyên môn, tham mưu cải tạo môi trường học tập, đầu tư những đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Là một tổ trưởng tổ chuyên môn khối 5- 6 tuổi, phụ trách lớp 5- 6 tuổi A1 - lớp điểm về mọi mặt. Tôi không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các buổi tập huấn chuyên đề của PGD và nhà trường tổ chức. Trong quá trình tổ chức hội họp như: Họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp tổ chuyên môn, với những nội dung xây dựng môi trường “Sáng-xanh-sạch- đẹp-an toàn; nhà vệ sinh thân thiện” được chúng tôi đưa ra thảo luận sôi nổi, giáo viên nói lên những băn khoăn trăn trở, những khó khăn, hay kể cả những thành công bước đầu khi thực hiện để chia sẻ cùng với tập thể, khối 5 tuổi của mình và từ đó cùng nhau phát huy những kết quả tốt và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn khi thực hiện, truyền Ví dụ: Xây dựng chuyên đề để giáo viên tự xây dựng kế hoạch giáo dục , xây dựng môi trường, phối kết hợp với phụ huynh... cụ thể cho từng chủ đề, sự kiện nổi bật trong tháng. Khi thực hiện tiến hành có sơ kết đánh giá và đưa ra phương hướng tiếp theo để nâng cao chất lượng của mỗi chuyên đề. Ví dụ: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ viên. Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể theo từng tháng, học kỳ, từng chủ đề, từng thời điểm một cách phù hợp tạo điều kiện cho tổ viên tham gia. Hình ảnh 2: Họp tổ chuyên môn, dự chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn Ví dụ: Nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt...), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện.. .Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động.) Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Ví dụ: Vị trí trưng bày sản phẩm của trẻ, bảng tuyên truyền và góc khám phá... Tôi và giáo viên cùng lớp đã tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc sưu tập các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế phục vụ cho việc xây dựng môi trường vận dụng cho trẻ trải nghiệm các dự án mà trẻ thực hiện, trong đó chú trọng tới việc hạn chế tối đa việc sử dụng mút, xốp, màu sắc rực rỡ mà thay vào đó là sử dụng nguyên liệu tự nhiên như cành cây khô, quả khô, bìa cattong, màu sắc sử dụng trang trí đơn giản, bắt mắt, tạo sự sang trọng và không nhiều màu. Tạo ra một môi trường học tập mới theo phương pháp Steam. Từ đó, trẻ được học tập, trải nghiệm và khám phá, qua đó kích thích được sự sáng tạo, rèn luyện được sự khéo léo, bền bỉ, khuyến khích trẻ thực hiện những thử nghiệm mới, luyện tập các kỹ năng cần thiết cho trẻ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, cách làm việc theo nhóm. VD: Ở bảng “Bé giúp cô” Tôi đã sử dụng những hình ảnh bé giúp cô: Giúp cô trực nhật, giờ ăn, giờ ngủ.. Khi các con giúp cô trong các giờ hoạt động trong ngày, tôi đã kịp chụp lại những hình ảnh đó và in màu những tấm hình đó để trang trí, tôi dùng đề can cắt ra và phân chia thành từng giờ hoạt động, trẻ nhìn vào bảng đó có thể dùng ký hiệu cá nhân để đăng ký vào bảng giúp cô. Nhìn vào bảng đó là biết các bạn nào giúp cô. Ví dụ: Ở mảng tường “Bé đến lớp” Từ những vật liệu thiên nhiên như: Tấm bìa cattong tôi đã tạo thành những con vật, những hình ảnh chiếc bút, những khuôn mặt, những hình ảnh đó luôn gần gũi thân quen với trẻ. Trẻ có những ký hiệu cá nhân riêng và chia thành 3 tổ. Mỗi buổi sáng đến lớp các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, nếu hình bạn nào chưa được gắn lên là bạn đó nghỉ học ngày hôm đó. Chiều đi học về các bé gỡ hình ảnh ký hiệu của mình xuống và hôm sau bé lại tiếp tục gắn lên. Hoạt động này không những giúp cho giáo viên dễ dàng kiểm soát được số cháu đi lớp và số cháu nghỉ học ngày hôm đó, mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú mỗi khi đến lớp. Hơn thế nữa, hoạt động này còn tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ, sự quan tâm giúp trẻ phát hiện ra những bạn nghỉ học ngày hôm đó. Tôi còn tạo cơ hội và mở rộng quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với trẻ, trẻ với Ll.lU'J I.III Hình ảnh 3: Môi trường học tập 4. Biện pháp 4. Vệ sinh cá nhân, môi trường lớp, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp thường xuyên. Tôi thường xuyên dạy trẻ có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình và phải là hoạt động thường xuyên, liên tục để tạo môi trường an toàn và thân thiện. Vì cơ thể trẻ em đang phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ với bệnh tật nói chung cũng như khả năng thích ứng của da còn yếu nên trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và môi trường. Vì vậy việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh môi trường dựa trên sự hình thành phản xạ có điều kiện sẽ giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe. Từ đó tôi luôn chú trọng công tác vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ: Khăn mặt, cốc uống nước... Dạy trẻ nhận biết đúng ký hiệu và tự rửa cốc sau khi uống sữa, giặt khăn sau khi rửa mặt đúng cách. Dạy trẻ tỉ mỉ thao tác lao động vệ sinh và cho Ví dụ: Trang trí chủ đề và các góc chơi bằng chính sản phẩm của trẻ làm ra. Ở chủ đề “Động vật” trẻ làm ra những bức tranh con vật bằng những kỹ năng vẽ, xé dán, gấp, nặn, sử dụng các nguyên vật liệu như: Lá cây, hột hạt, vỏ ngao.. .Những sản phẩm đó được tạo ra thông qua hoạt động có chủ đích và hoạt động ở các góc chơi. Chính vì vậy sản phẩm của trẻ tạo ra rất phong phú, tôi đã tận dụng các sản phẩm này trang trí xung quanh lớp ở chủ đề, ở một số góc của lớp để làm nổi bật chủ đề đang thực hiện. Không tốn công sức, tiền bạc mà còn tạo được môi trường thân thiện cho trẻ. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự hào về những sản phẩm của mình làm ra, từ đó tạo cho trẻ sự phấn khởi, tích cực hoạt động ở các chủ đề sau. Ví dụ: Ở hoạt động LQVCV; LQVT tôi đã thiết kế các trò chơi lồng ghép kỹ năng thực hành cuộc sống như: Trang trí chữ cái, chữ số, tô màu, cắt dán, in chữ cái, số...Từ những sản phẩm này tôi cho trẻ trưng bày tại các góc. Từ đó tạo môi trường học tập kích thích lòng ham muốn ở trẻ hứng thú với hoạt động, kích thích trẻ sáng tạo ra nhiều sản phẩm, phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ. Trẻ được sử dụng các nguyên vật liệu và những kỹ năng tạo hình của trẻ từ đó cũng được tăng lên. Ví dụ: Ở hoạt động góc: Giờ hoạt động góc là một khoảng thời gian tốt để tôi giúp trẻ yêu thích đam mê hoạt động tạo hình. Vì vậy trong góc tạo hình tôi luôn chuẩn bị phong phú các nguyên vật liệu như: Bút sáp, màu nước, phấn màu, vải vụn, lá khô và các vật dụng để trẻ in hình người, nhà, cây, hoa, con vật .. Ở đây trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình. Với những nguyên vật liệu này trẻ sử dụng các kỹ năng vẽ, đồ hình in hình, xếp hình. Trẻ có thể tạo được rất nhiều con vật ngộ nghĩnh khác nhau để chơi và học trong chủ đề động vật: Làm con trâu từ lá đa, làm con rùa, con cua từ vỏ ngao, làm con mèo từ lá chuối, lá dừa, làm con gà, con tôm từ rơm rạ, con voi, con cá, con bướm từ hột hạt... Từ đó kỹ năng tạo hình của trẻ được nâng lên rõ rệt. Những sản phẩm trẻ làm ra được ghi tên và trưng bày ở góc tạo hình và phía ngoài lớp học để phụ huynh được ngắm nhìn chính sản phẩm con mình làm ra.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_mam_non_sang_xanh_sach_de.docx
SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp mầm non sáng - xanh- sạch- đẹp - an toàn; nhà vệ sinh thân thiện.pdf