SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Lớp học hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân sự. Vậy liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện?
Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở. Tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “Lớp học hạnh phúc”
Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở. Tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “Lớp học hạnh phúc”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
2 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng, lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” năm học 2021- 2022 làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Lớp học hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân sự. Vậy liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện? Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở. Tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “Lớp học hạnh phúc” 2. Thực trạng của vấn đề: 4 - Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng. b. Khó khăn: - Số trẻ đông nên GV gặp khó khăn trong việc bao quát trẻ. - Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. - Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi - Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. - Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử. Một số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh - Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ - Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đưa ra được một số biện pháp như sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi bằng học, học bằng chơi. Từ đấy trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học. Tôi luôn tạo cho trẻ hứng thú khi đến lớp. Bản thân tôi có suy nghĩ để trẻ được hạnh phúc khi đến lớp. Người đầu tiên là giáo viên. Vì giáo viên có hạnh phúc khi truyền đạt thông điệp niềm hạnh phúc đến các con thì các con mới cảm thấy hạnh phúc . Tôi luôn phối hợp cùng cô trên lớp xây dựng môi trường hạnh phúc theo từng chủ đề. Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi - khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ, nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, cởi mở, chủ động hơn trong mọi hoạt động. Kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ 6 ơ Hình ảnh: Tuyên truyền Thông điệp 5K, quy tắc 5 ngón tay cho trẻ Trong lớp tôi luôn kiểm tra đồ dùng đồ chơi hàng ngày không để các vật nhỏ, sắc nhọn, ở lớp. Luôn dạy trẻ sử dụng an toàn các đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ phù hợp với độ tuổi: dao nhựa, dĩa nhựa. Mỗi khi trẻ đi đâu, làm gì đều phải nằm trong tầm mắt của giáo viên trong lớp để kịp thời giúp đỡ và ngăn ngừa mọi mối nguy hiểm cho trẻ. Tôi luôn chấp hành đúng quyền, nghĩa vụ và đạo đức nhà giáo, không trách phạt, bạo hành trẻ dưới mọi hình thức. Trong lớp tôi đã sắp xếp không gian, các góc hoạt động trong lớp hợp lý - thẩm mỹ, thân thiện - linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ. Đồ dùng - đồ chơi, các nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng - linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ. Trang trí môi trường nhóm lớp bằng chính sản phẩm của trẻ. Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng để xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh - luôn tự tin, vui vẻ thoải mái khi đến lớp, cảm thấy mình được quan tâm, chào đón ở lớp học, cảm thấy an toàn và được tôn trọng. Trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân trẻ, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Mỗi ngày đến lớp, các con được nhìn thấy tên, thấy hình ảnh, ngày sinh nhật và các sản phẩm của mình trong lớp,... giúp các con thấy mình thuộc về lớp học trường học. 8 VD: Cô ơi vẽ ông mặt trời như thế nào ạ ? . Các GV trong lớp hiểu nhau hơn, vui vẻ khi đến lớp, gắn bó với nghề và chúng tôi luôn chủ động hơn trong mọi công việc, hoàn thiện công việc với lòng nhiệt huyết và lòng đam mê. Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó Còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cung bậc cảm xúc: Cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Khái niệm “ Tôn trọng”, “ Cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi mầm non. Qua một buổi họp hội đồng nhà trường, chị đồng nghiệp đã giới thiệu cho chúng tôi trên tivi kênh VTV7 có một chương trình rất hay đó là“Thầy cô chúng ta đã thay đổi” về nhà tôi đã xem. Thật sự nó là một chương trình quá hay và tuyệt vời, tôi không kìm nổi những cảm xúc của mình, và tôi nhìn thấy trong đó có hình ảnh của tôi. Tôi cảm thấy mình còn quá nhiều điểm yếu và thiếu nhiều điều chưa làm được cho các con của mình. Từ đó tôi bước đầu nghiên cứu và làm theo. Những buổi đầu khi có trẻ tôi cũng gặp ít khó khăn vì chưa quen nếp của trẻ, các kỹ năng đơn giản nhất các con cũng chưa thực hiện tốt, rồi tính cách các bé khác nhau, một vài trẻ có biểu hiện tăng động tự kỷ. Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ, rồi tính cách trẻ, dần dần trẻ bước đầu theo nề nếp của cô. Cứ như vậy qua thời gian tôi đã hiểu hết tính cách của trẻ. Tôi đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác. Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời. Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “ Cô nghĩ nhất định trẻ sẽ làm được ”, “ Lần sau trẻ sẽ làm tốt hơn ” khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác để cùng phát triển. Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi (cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau). Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, xây dựng quy tắc hoạt động trong các góc. Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô. Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, 10 nhiều lần trẻ sẽ dễ nhàm chán, vì vậy ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch họat động tôi luôn tìm tòi, vận dụng nhũng đề tài đổi mới, sáng tạo, lựa chọn các nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có như: lá, que, sỏi, đá, hạt đậu, hạt ngô....để trẻ thỏa sức sáng tạo, có bạn dùng hạt đậu xếp thành cánh hoa dùng ống hút hay những cành cây khô làm cành hoa, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo những con vật rất ngộ nghĩnh, hay đôi khi chỉ là in màu từ đôi bàn tay để tạo hình các con vật..... Trên đây là hình ảnh hoạt động tạo hình hoa từ lá cây của các bạn nhỏ lớp lá Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, nên việc cho trẻ được trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: được sờ, cầm, ngửi, cảm nhận,...là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy hứng thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thống "cô nói trẻ nghe". Ví dụ như trong hoạt động khám phá nghề nông thay vì việc cô trò chuyện, cho trẻ xem video về công việc của bác nông dân thì tôi cho trẻ trực tiếp được trải nghiệm: xới đất, gieo hạt, tưới nước ....giống như một bác nông dân thực thụ Đứa trẻ của bạn sẽ vô cùng hạnh phúc khi được làm chủ cuộc chơi, được thể hiện vai trò, khả năng của của bản thân. Lồng ghép những trò chơi trải nghiệm thú vị. Tôi áp dụng phương pháp “học qua chơi”lồng ghép các trò chơi vào trong các hoạt động, phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tôi không quá chú trọng đến kết quả mà chủ yếu tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, thể hiện ở sự vui tươi nhí nhảnh của trẻ thơ. Vì vậy trẻ sẽ không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh phúc thực sự là ở những “nụ cười”.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_5_6.docx