SKKN Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2
Ðứng trước tình hình đó, trường Mầm non Yên Xá xã Tân Triều đã được thành lập từ tháng 9/2012 đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2012, đạt chuẩn lại tháng 1/2020 . Là trường mầm non trong huyện Thanh Trì sẽ phấn đấu theo đúng kế hoạch của Phòng GD&ÐT huyện được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trong điều kiện thực tế khi cơ sở hạ tầng của nhà trường như vậy, cơ sở vật chất và đồ dùng đồ chơi vẫn chưa đầy đủ danh mục theo dự án. Bản thân tôi tuy đã có 14 năm được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhưng vẫn rất lo lắng, băn khoăn trước những điều kiện còn thiếu của nhà trường so với tiêu chuẩn của trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Chính vì vậy, tôi đã xác định nếu không làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ngành và làm tốt công tác xã hội hoá thì không thể thực hiện được nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Xuất phát từ những nhận thức trên nhận thức trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất để trường Mầm non xã Tân Triều đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Từ đây, tôi đã đi sâu, nghiên cứu tìm tòi sách báo, tài liệu và học hỏi chị em đồng nghiệp để nhanh chóng, nhạy bén, linh hoạt đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng kinh nghiệm trong quá trình làm công tác quản lý trong công tác giáo dục. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã áp dụng, thực hiện tại trường Mầm non Yên Xá xã Tân Triều huyện Thanh Trì- Hà Nội đạt kết quả tốt.
Xuất phát từ những nhận thức trên nhận thức trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất để trường Mầm non xã Tân Triều đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Từ đây, tôi đã đi sâu, nghiên cứu tìm tòi sách báo, tài liệu và học hỏi chị em đồng nghiệp để nhanh chóng, nhạy bén, linh hoạt đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng kinh nghiệm trong quá trình làm công tác quản lý trong công tác giáo dục. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã áp dụng, thực hiện tại trường Mầm non Yên Xá xã Tân Triều huyện Thanh Trì- Hà Nội đạt kết quả tốt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ 4 I. Cơ sở lý luận 4 II. Cơ sở thực tiễn 5 1. Đặc điểm chung 5 2. Thuận lợi 6 3. Khó khăn. 6 III. Các biện pháp thực hiện 7 1. Biện pháp 1 : Chủ động kiểm tra rà soát, tổng hợp số liệu 7 chính xác về cơ sở vật chất thiết yếu trong trường 2. Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua 8 sắm trang thiết bị kịp thời 3. Biện pháp 3: Tổ chức công tác tuyên truyền với phụ huynh và 9 nhân dân trên địa bàn xã Tân Triều. 4. Biện pháp 4 : Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp, tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà 12 trường để đạt tiêu Chuẩn Quốc gia mức độ 2 Biện pháp 5 : Phối hợp với phụ huynh đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ qua công 15 tác xã hội hóa giáo dục IV. Kết quả đạt được 15 PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 17 1. Kết luận 17 2. Bài học kinh nghiệm 17 3. Khuyến nghị 18 PHỤ LỤC ẢNH 19 - 2 - chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại trong trường mầm non luôn là điều kiện không thể thiếu trong việc chãm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện theo mục tiêu của ngành học mầm non đề ra. Nếu thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi thì không thể tiến hành và thực hiện được các hoạt động trong trường mầm non. Vậy, muốn nâng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 thì đòi hỏi người hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về công việc mình làm”. Không chỉ có vậy, phải biết cách vận dụng tốt phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chủ động, mạnh dạn tham mưu lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, địa phương để họ hiểu rõ mục đích, yêu cầu cần đạt và những điều kiện thiết yếu về việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non để đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Mặt khác người hiệu trưởng phải nắm vững cách thu – chi và biết quản lý ngân sách của nhà trường để chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, theo quy mô xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá để tăng cường nguồn thu trang bị cơ sở vật chất trong mỗi nhà trường thì mới đạt kết quả tốt. Đây là việc làm rất khó không phải bất cứ người hiệu trưởng nào cũng làm được công tác tham mưu, công tác xã hội hoá giáo dục tạo nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất đạt hiệu quả cao. Ðứng trước tình hình đó, trường Mầm non Yên Xá xã Tân Triều đã được thành lập từ tháng 9/2012 đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2012, đạt chuẩn lại tháng 1/2020 . Là trường mầm non trong huyện Thanh Trì sẽ phấn đấu theo đúng kế hoạch của Phòng GD&ÐT huyện được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trong điều kiện thực tế khi cơ sở hạ tầng của nhà trường như vậy, cơ sở vật chất và đồ dùng đồ chơi vẫn chưa đầy đủ danh mục theo dự án. Bản thân tôi tuy đã có 14 năm được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhưng vẫn rất lo lắng, băn khoăn trước những điều kiện còn thiếu của nhà trường so với tiêu chuẩn của trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Chính vì vậy, tôi đã xác định nếu không làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ngành và làm tốt công tác xã hội hoá thì không thể thực hiện được nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2. Xuất phát từ những nhận thức trên nhận thức trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất để trường Mầm non xã Tân Triều đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Từ đây, tôi đã đi sâu, nghiên cứu tìm tòi sách báo, tài liệu và học hỏi chị em đồng nghiệp để nhanh chóng, nhạy bén, linh hoạt đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng kinh - 4 - PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Muốn đạt được trường mầm non chuẩn Quốc gia mức độ 2 thì quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn mức độ 2. Tiêu chuẩn 1: Đạt chuẩn về tổ chức và quản lý nhà trường. Tiêu chuẩn 2: Đạt chuẩn về cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên. Tiêu chuẩn 3: Đạt chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Tiêu chuẩn 4: Đạt chuẩn về quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tiêu chuẩn 5: Đạt chuẩn về hoạt động và kết quả nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất của trường mầm non là hệ thống các phương tiện hết sức cần thiết được sử dụng vào hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Để đạt chuẩn về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị là hết sức cần thiết khi xây dựng và phấn đấu để đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 bao gồm: + Hệ thống phòng, lớp, sân chơi, vườn trường. + Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, đồ dùng phục vụ trẻ. Đồng thời, những trang thiết bị cơ bản để đạt chuẩn Quốc gia thì phải có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác giáo dục trong nhóm lớp như: Bàn, ghế đủ số trẻ, giá góc tại các góc chơi, đồ chơi mua sẵn, đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên, vật liệu phục vụ các hoạt động của trẻ. Những đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời chính là đu quay, cầu trượt, thang leo, bể cá, chuồng nuôi động vật....Không thể thiếu đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng như: Đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phục vụ ăn uống cá nhân của trẻ đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm tốt. Mặt khác, trường Mầm non Yên Xá xã Tân Triều đã là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Về cơ sở vật chất nhà trường chỉ được nhận qua sự trang bị cung cấp những trang thiết bị từ những năm 2012 nên cơ sở vật chất, các trang thiết bị đã xuống cấp và gần như hỏng cần được bổ xung và thay thế. Chính vì vây, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn về những đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng như: Ðồ dùng nhà bếp, đồ dùng phục vụ công tác ăn uống cá nhân đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt. Hay những đồ dùng trang thiết bị hiện đại như: Bảng tương tác, máy chiếu đa năng, ...đây là một vấn đề hết sức nan giải. Trên thực tế, nhà trường sẽ phải chuẩn bị tốt về mọi mặt để sẵn sàng và vinh dự được đón đoàn thẩm định của UBND Thành Phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nộ. Lúc này, để thực hiện tốt - 6 - Mở dạy 13 lớp học (11 lớp mẫu giáo 2 lớp nhà trẻ). Trung bình 43 trẻ/ 1 lớp học. 100% trẻ 5 tuổi ra lớp ngay từ đầu năm học. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trong trường là: 52 đồng chí. Đảng viên có 40/52 đồng chí = 77 % 2) Thuận lợi: Được sự quan tâm nhiệt tình chỉ đạo của lãnh đạo UBND, Sở GD&ĐT Hà Nội, Huyện Uỷ, UBND, phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, HĐND, UBND xã Tân Triều. Trường có một điểm với cơ sở vật chất khang trang, kiến trúc hiện đại, đảm bảo thẩm mỹ, đủ các học và phòng chức năng cho trẻ, những các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình yêu nghề mếm trẻ được phụ huynh tin tưởng khi gửi con. 100% CB,GVNV đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên trong đó Trình độ trên chuẩn của đội ngũ giáo viên toàn trường là 33/35đ/c = 94,3%. Đa số phụ huynh là lao động tự do nhưng tốc độ đô thị hóa của xã Tân Triều rất nhanh nên có tầm nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan träng khi đưa con đến trường mầm non. Tập thể nhà trường đoàn kết đồng lòng cùng phấn đấu xây dựng nhà trường ngày càng đi lên. 3) Khó khăn: Đội ngũ giáo viên, nhân viên tuyển mới nhiều nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng của bếp ăn phải trang bị mới hoàn toàn vì quá cũ và xuống cấp, trong khi không có nguồn kinh phí lớn để trang bị một cách đồng loạt, chưa có trang thiết bị hiện đại. Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ chương trình giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin số lượng rất hạn chế, chưa có đủ máy vi tính phục vụ cho giáo viên và học sinh. Các phòng chức năng chưa có được trang thiết bị đồ dùng hiện đại để dạy trẻ. Khu vườn cổ tích cũng như khu vận động thể chất cho trẻ đồ dùng còn ít sơ sài. Xuất phát từ khó khăn thuận lợi trên, tôi đã trăn trở và suy nghĩ tìm ra một số biện pháp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất đạt trường mầm non chuẩn Quốc Gia mức độ 1 cụ thể như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. - 8 - bản thân sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của từng đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất thiết yếu trong trường mầm non tốt hơn và kịp thời hơn. * Kết quả: Qua quá trình chủ động kiểm tra già soát, tổng hợp số liệu chính xác về cơ sở vật chất thiết yếu trong nhà trường vào thời điểm ngay sau khi thành lập đoàn kiểm tra như sau: Xếp loại 13/13 lớp tốt, bếp ăn xếp loại tốt. Nhưng thiếu một số phương tiện hiện đại trong toàn trường đó là: Máy chiếu đa năng, ,bảng tương tác, máy tính, máy in chưa đầy đủ, trang thiết bị phòng y tế chưa hoàn thiện đầy đủ, khu vận động của trẻ còn sơ sài.... 2. Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị kịp thời : Với kết quả rà soát kiểm tra cơ sở vật chất như trên thì việc xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị kịp thời để đón đoàn thẩm định trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 là rất cần thiết. Căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia về “Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị”. Căn cứ vào số lớp hiện có của nhà trường là 13/13 lớp học cùng với số học sinh hiện có, hệ thống bếp ăn một chiều và kết quả thống kê tài sản, cơ sở vật chất hiện có của đoàn kiểm tra. Ngay sau khi có nguồn ngân sách được giao do phòng tài chính của UBND huyện Thanh Trì giao năm 2022 cho nhà trường, tôi đã lên kế hoạch nhanh chóng dự trù kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị hiện đại theo qui định của ngành đề ra, rồi phân theo nguồn như: Kinh phí từ ngân sách được giao, nguồn kinh phí thu sự nghiệp, nguồn khinh phí thu của phụ huynh và đặc biệt là nguồn kinh phí từ công tác xã hội hoá giáo dục. Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị kịp thời để chủ động phân bổ nguồn kinh phí cụ thể như sau: + Trọng tâm bổ sung đồ dùng hiện đại phục vụ bếp ăn như: Tủ sấy bát, bàn sơ chế, bàn chia thức ăn, máy xay to khi sơ chế thực phẩm cho trẻ, nồi cơm ga, bếp ga công nghiệp 3 bếp, 100% đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ có chất liệu bằng inox để đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh an toàn cho trẻ. Đặc biệt bổ sung tủ lạnh cho bếp ăn để bảo quản và lưu nghiệm thức ăn lấy từ nguồn kinh phí ngân sách chi thường xuyên. Trang bị 100% giá phơi khăn, tủ đựng cốc, tủ đựng chăn chiếu, hệ thống mành che hiện đại đảm bảo thẩm mỹ, xốp trải nền khi thời tiết lạnh và mùa đông. + Bổ sung trang thiết bị phòng y tế như: Đệm, ga trải đệm, cân sức khoẻ cho trẻ, đồ dùng sơ, cấp cứu cho trẻ, rèm....lấy từ nguồn kinh phí ngân sách chi không thường xuyên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_co_so_vat_chat_dat_truong_mam.doc