SKKN Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. GDTC là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình GDTC cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GDTC được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GDTC ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ.
Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học giáo dục thể chất, thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Thực tế hiện nay trong trường mầm non, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể phát triển vận động cho trẻ mầm non thực sự chưa đầy đủ lắm. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, ở trường Mầm non Hoa Pơ Lang”.
doc 21 trang skmamnonhay 17/07/2024 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho 
trẻ. 
 Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học giáo dục thể 
chất, thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp, nhưng trong 
các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương 
pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến 
việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được 
ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện 
trong hoạt động của mình. Thực tế hiện nay trong trường mầm non, chúng tôi thấy 
rằng sự quan tâm đúng mức tới thể phát triển vận động cho trẻ mầm non thực sự 
chưa đầy đủ lắm. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp và hình 
thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, ở trường Mầm non Hoa Pơ 
Lang”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu:
 Đề tài này nhằm mục đích rèn kỹ năng vận động cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm 
non đạt hiệu quả cao.
 Kết quả cần đạt trong quá trình thực hiện đề tài: 
 Giáo viên biết cách thể hiện các vận động vào hoạt động trong ngày của trẻ
 Về trẻ kết quả thực hiện các vận động từ 85- 90%
 Nhiệm vụ :
 Nhiệm vụ cụ thể của đề tài rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố 
chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Từ 
đó trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong 
sáng về đạo đức. Đồng thời giúp giáo viên dạy thực hiện một cách mềm dẻo, linh 
hoạt hơn ở mọi hoạt động.
 Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những mâu thuẫn sau:
 Việc rèn kỹ năng vận động cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non chưa đạt hiệu 
quả cao bởi nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là:
 Thứ nhất: Đó là việc giáo viên chưa thể hiện được thường xuyên
 Thứ hai: Là do giáo viên sử dụng chưa hợp lý các phương pháp dạy học và 
những đồ dùng trực quan khi giảng dạy cho các lứa tuổi khác nhau.
 Thứ ba: Là chưa thật sự chú ý rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ qua các 
môn học và dưới các hình thức khác nhau.
 Thứ 4: Là giáo viên chưa thực sự nắm bắt kịp thời tâm sinh lý của trẻ kịp thời 
cũng như các vân động theo từng giai đoạn.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Biện pháp sư phạm, hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 
tuổi.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
 Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp, hình thức phát triển vận động 
nhằm rèn luyện sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ.
 Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 tuổi trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
 2 + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú 
phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục 
sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
 Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần 
được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của 
toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
 Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo 5 tuổi 
nói riêng việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó, chưa 
tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bò vì ở 
lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi – chơi mà học’’, hình thức tổ chức chưa sáng tạo 
hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào 
các hoạt động. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để gây 
hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được tốt hơn .
 Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của 
trường mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
 2. Thực trạng 
 2.1. Thuận lợi và khó khăn.
 *. Thuận lợi
 - Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, quan tâm giúp đỡ của Ban giám 
hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị cho các lớp một số đồ dùng đồ chơi phục phụ 
cho cho hoạt động này.
 - Qua thời gian học tập công tác tôi được dự giờ chuyên đề do Phòng và nhà 
trường tổ chức về các tiết dạy phát triển vận động cho trẻ. 
 - Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình năng động, yêu thương gần gũi với trẻ.
 - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau 
qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ và 
thực hành luyện tập . 
 - Khuôn viên sân chơi vận động rộng thuận lợi cho các hoạt động giáo dục 
phát triển vận động.
 *. Khó khăn 
 Phát triển vận động cho trẻ mầm non là việc làm thường ngày của các cô giáo 
khi trực tiếp dạy dỗ các cháu ở trường mầm non. Song khi đi sâu vào hoạt động 
phát triển vận động vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế sau:
 - Một số giáo viên còn hạn chế trong việc sáng tạo các động tác tập luyện kết 
hợp với nhạc cho trẻ nghe và thực hành tập luyện.
 - Phòng hoạt động giáo dục thể chất chưa có nên còn nhiều ảnh hưởng đến 
việc cho trẻ làm quen với một số hoạt động thể chất.
 - Đôi khi còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên các hoạt động ít được tổ 
chức ngoài trời nhằm tạo không gian thoải mái cho trẻ được vận động.
 - Tài liệu tham khảo về giáo dục phát triển vận động còn thiếu nên hạn chế 
trong việc nghiên cứu của giáo viên.
 - Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú. 
 4 Thứ hai: Là do giáo viên sử dụng chưa linh hoạt các phương pháp dạy học và 
những đồ dùng trực quan còn hạn chế khi giảng dạy.
 Thứ ba: Là chưa thật sự chú ý nâng cao môn giáo dục thể chất cho trẻ qua các 
môn học, các trò chơi dân gian và dưới các hình thức khác nhau.
 Về học sinh, phụ huynh:
 - Trường của tôi hơn 2/4 học sinh là con em đồng bào dân tộc và số cháu theo 
học lớp lá chưa qua các lớp dưới chiếm 1/3 do một số học sinh vì điều kiện gia đình 
khó khăn, số khác vì phụ huynh nhận thức hết được tầm quan trọng của các lớp nhà 
trẻ- mầm- chồi.
 - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới con em mình do mải kiếm 
 tiền, lo làm rẫy nươngKhông những thế một số phụ huynh còn hạn chế 
trong hiểu biết về môn giáo dục thể chất nên không luyện thêm được cho các cháu 
ở nhà thậm chí còn hướng dẫn sai lệch. 
 Về cơ sở vật chất của trường: 
 - Phòng học chật hẹp, quá cũ do tiếp cận từ tiểu học dẫn tới việc sinh hoạt 
môn giáo dục thể chất cũng như các trò chơi vận động trở nên hạn chế.
 - Trang thiết bị dành cho môn giáo dục thể chất còn ít và một số dụng cụ còn 
chưa phù hợp.
 Từ những nguyên nhân trên mà qua nhiều năm những kết quả đạt được về 
phát triển vận động ở trẻ chưa cao cụ thể qua khảo sát trẻ 5- 6 tuổi trường tôi thu 
được kết quả như sau:
 Các tiêu chí Đầu năm học 2015-2016
 Số cháu Tỷ lệ
Mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia giáo dục phát triển 
 62/ 100 62 %
vận động
Nắm được đầy đủ bài tập vận động 58/100 58 %
Có kỹ năng vận động 58/100 58 %
Vận động thô 67/ 100 67 %
Vận động tinh 52/100 52 %
Trẻ suy dinh dưỡng vừa và nặng 13/100 13 %
Trẻ thấp còi độ 1 và độ 2 11/100 11 %
 Qua bảng số liệu trên ta thấy, đầu năm học mức độ hứng thú của trẻ khi tham 
gia và hoạt động phát triển thể chất còn thấp, kỹ năng thực hiện các vận đông thô 
và vận động tinh còn thấp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi còn cao.
 Từ kết quả trên khiến tôi phải băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để có được giải 
pháp biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng trên để trẻ phát triển hoàn thiện 
giảm thiểu tối đa trẻ suy dinh dưỡng trong trường. Ngay từ đầu năm lên kế hoạch 
cụ thể cho các hoạt động trong đó chú trọng sự phát triển vận động cho trẻ đặc biệt 
là trẻ 5-6 tuổi. Thông qua việc phát động phong trào làm đồ dùng dạy học tự tạo, 
thường xuyên nhắc nhở giáo viên tuyên truyền sự hiểu biết về phát triển vận động 
cho trẻ, tổ chức chuyên đề dự giờ thăm lớp.
 6 sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù 
hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có 
thể tự tham gia vận động khi trẻ dược bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có 
thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng 
góc vận động tôi nhận thấy trẻ trường tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động 
tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan 
trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem 
với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt 
bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng 
không, Xây dựng Góc vận động 
 Biện pháp 2: Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể 
chất cho trẻ.
 * Môi trường học tập:
 - Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng thú 
cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có sự yêu thương, thích đến lớp thì trẻ mới có hứng thú 
tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích 
cực hoạt động . Việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô 
cùng cần thiết.
 - Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi đã hướng dẫn chỉ đạo cho giáo viên 
trang trí lớp đẹp theo các chủ điểm để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi 
chủ điểm luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt 
động góc tạo các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học. 
 Từ việc cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ được phát triển các vận 
động tinh như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu qua đó trẻ thấy thích thú tham gia 
các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô.
 Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời 
gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời 
trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, 
trường có sân phát triển vận động với nhiều dụng cụ tập luyện hấp dẫn để trẻ tham 
gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây 
cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ hứng 
thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây Giúp trẻ phát triển và 
nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
 8 Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng thường xuyên thay đổi đồ 
dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, 
cờsử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm đang thực 
hiện
 Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản có thể trang trí các đồ dùng 
học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa - thanh nhựa có 
màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả 
cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên 
tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an 
toàn cho trẻ.
 Trong các trò chơi vận động giáo viên nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi 
hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao
 Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, 
người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm 
kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát 
của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ 
hoạt động. Tôi luôn quan tâm nhắc nhở giáo viên làm tốt công tác chuẩn bị: Sân 
tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể 
dục, thang leo cần kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa 
chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ 
dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động của 
các lớp.
 Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất:
 * Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất: 
 - Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc 
Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động giáo 
dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của 
trẻ đạt kết quả cao hơn.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm “ Thế giới động vật’’ chọn nhạc bài:
 “ Nhện nhện đang chăng tơ chăng tơ ta cùng leo lên này
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_va_hinh_thuc_phat_trien_van_dong_cho_t.doc