SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

STEAM viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Chẳng hạn, trong giờ khoa học, để giải thích cho các em vì sao nước sông suối lại trong, giáo viên sẽ cho học sinh thử lọc nước chứa tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như đá, sỏi, cát và rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần
Hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp Steam đã được đưa vào chương trình giáo dục đào tạo tại các trường sư phạm dưới hình thức tham khảo và chương trình nghiên cứu mở rộng của các bộ môn.
Đối với trẻ mầm non, việc ứng dụng Steam vào dạy cho trẻ những bài học là vô cùng quan trọng. Thực hành là để giúp trẻ phát triển khả năng kiểm soát và phối hợp các hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ rèn luyện được tính tự lập và dần thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống. Các bài học, bài tập thực hành của môn này còn góp phần rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách và là kim chỉ nam hướng tâm hồn trẻ đến với chân, thiện, mỹ.
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Steam là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự do sáng tạo (trong khuôn khổ cho phép) của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn rất tôn trọng sự phát triển tư duy của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại.
Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.
STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật…
doc 18 trang skmamnonhay 04/07/2024 2972
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
 2
biện pháp ứng dụng phương pháp Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục 
cho trẻ 5-6 tuổi”
* ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Ứng dụng phương pháp Steam trong 
tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi.”
* ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.
 Khảo sát 48 cháu lớp mẫu giáo lớn A2 trường mầm non A Ngũ Hiệp
* PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
 - Nghiên cứu các loại sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục 
của Steam cho giáo viên mầm non của vụ giáo dục mầm non.
 - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.
 - Các chuyên đề giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm
 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
 - Phương pháp thực hành trải nghiệm.
* PHẠM VI KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
 Do điều kiện và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu 
Một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục của Steam cho trẻ 5-6 tuổi” từ 
tháng 9 năm 2022 đến nay. 4
lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống 
hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, 
tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.
 STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ 
trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang 
lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp 
các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích 
sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở 
thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình 
STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành 
trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, 
Nhật
 Vì thế tôi muốn ứng dụng phương pháp Steam vào tổ chức hoạt động giáo 
dục cho trẻ 5- 6 tuổi, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển 
tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân học tập và khám 
phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó 
hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân. 
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 
lớn lứa tuổi 5-6 tuổi, với 3 giáo viên. Trong quá trình tổ chức các hoạt động 
giáo dục trong trường mầm non, tôi đã gặp những thuận lợi khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
 - Từ năm 2008 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào thi đua 
“ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những biện pháp cụ 
thể để rèn kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ một cách chung nhất, đây chính 
là những định hướng giúp giáo viên có nhiều cơ hội để thực hiện rèn luyện các 
kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ.
 - Năm học 2022 - 2023, huyện đã tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyên đề 
“ ứng dụng phương pháp STEAM vào tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non” và 6
 Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ
Trẻ hứng thú, chủ động khi tham 26 63 22 37
gia hoạt động.
Trẻ có khẳ năng làm việc theo 17 41 31 59
nhóm.
Trẻ có kĩ năng ứng dụng STEAM 11 27 37 73
Trẻ có kĩ năng thuyết trình 19 46 29 54
 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. Biện pháp 1: Giáo viên xác định những nội dung và xây dựng kế hoạch 
nội dung các hoạt động theo các dự án
 Việc ứng dụng phương pháp Steam vào việc thiết kế các hoạt động giáo 
dục cho trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải lựa chọn nội 
dung dạy cho trẻ mầm non để phù hợp với lứa tuổi đã khó đối với mỗi giáo viên 
đứng lớp. Nhưng để xây dựng được nội dung và kế hoạch tổ chức các hoạt động 
ứng dụng Steam cho trẻ trong trường mầm non cũng là việc rất quan trọng mà 
giáo viên cần làm. Trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã xây dựng nội dung và 
kế hoạch cho trẻ trong mỗi hoạt động theo từng tháng trong năm học theo bảng 
kế hoạch sau:
Tháng Nội dung
Tháng 9 Làm giấy tái chế, nấu vụn sáp màu
Tháng 10 Làm mô hình khung xương, các bộ phận trên cơ thể
Tháng 11 Làm áo phao cứu hộ khi đi máy bay
Tháng 12 Làm trang trại kiến
Tháng 1 Làm lì xì
Tháng 2 Bồi quả
Tháng 3 Làm PTGT từ vỏ hộp sữa 8
- Trẻ phải được hợp tác, tương tác, được thảo luận với nhau, được lựa chọn các 
đồ chơi khác nhau.
- Góc chơi sắp xếp khoa học, dễ quản lý, bảo quản và thuận tiện vệ sinh. Cần 
sắp xếp góc chơi theo góc nhìn của trẻ (độ cao vừa phải để trẻ dễ thao tác với đồ 
dùng trong góc)
Kết quả: Việc xây dựng các góc theo đúng mô hình STEAM không chỉ thu hút 
trẻ đến lớp, tham gia vào hoạt động góc mà chất lượng hoạt động góc của trẻ lớp 
tôi cũng tăng rõ rệt, trẻ có kĩ năng hơn đặc biệt là khả năng làm việc nhóm, lắp 
ghép, chế tạo, tạo hình đều tiến bộ.
3.3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép Steam vào các hoạt động khác:
 Việc ứng dụng Steam vào các môn học là vô cùng cần thiết và quan trong 
ngày nay. Đối với chương trình giáo dục đào tạo hệ mầm non, phương pháp 
Steam được áp dụng cho rất nhiều các môn học: Tạo hình, Âm nhạc, Thể chất, 
Văn học, Toán, Khám phá. Một yêu cầu quan trọng là nên cho trẻ tiếp cận với 
kiến thức thông qua các hoạt động học mà chơi, chơi mà học để trẻ được trải 
nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động.
 VD1: Tổ chức họat động STEAM ở ngoài sân trường: Hoạt động “gieo 
hạt”
 1. Khoa học: Muốn cây phát triển thì cần ánh sáng, không khí, nước
 2. Công nghệ: Làm cách nào để nước chuyển đến tưới cây
 3. Kỹ thuật: Làm thế nào để thiết kế đường dẫn nước cho cây
 4. Nghệ thuật: Làm lưới bảo vệ không để cho các động vật khác ăn được 
hoặc là làm các người hình nộm
 5. Toán: Tính toán trong khoảng đất ấy có thể trồng được bao nhiêu cây để 
cây có thể lớn lên và phát triển ( VD: Cắt tán lá rộng nhất của cây để làm thước 
đo; khoảng cách giữa các cây bằng 1 tán lá)
 VD2: Các bước tiến hành 1 tiết học STEAM 
 Tên hoạt động: “Chế tạo Robot” 
 Lứa tuổi: 5- 6 tuổi
 Thời gian: 10
 Sau khi làm xong trẻ phải giới thiệu và thuyết minh để mọi 
 người thấy con robot mình làm ra đẹp và hiệu quả nhất.
 Thử nghiệm: Sau khi trẻ thực hiện, cho trẻ thử các con robot 
 mình vừa làm xem nó di chuyển như thế nào? 
 *Phần kết luận: Giáo viên kết luận nguyên lí hoạt động của 
 robot và là thế nào để robot di chuyển được
 Ngoài ra trong các video dạy trẻ tạo hình, khám phá, toán, làm quen chữ cái tôi 
luôn lưu ý để trẻ có thể trải nghiệm, tự lập kế hoạch và dùng các kĩ năng toán 
học, kĩ thuật, mỹ thuật đê rgiair quyết vấn đề.
Kết quả: Sau một thời gian thực hiện, trẻ lớp tôi không chỉ hứng thú hơn mà 
phụ huynh cũng rất quan tâm và thích thú với những hình ảnh tôi đã chia sẻ. Trẻ 
có kĩ năng tự giải quyết vấn đề và kết quả môn học cũng được nâng cao.
3.4. Biện pháp 4: Kết hợp cùng phụ huynh và nhà trường.
 Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối 
kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để 
giáo dục trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. 
Ngược lại, trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Như 
vậy, xuất phát điểm của trẻ là chưa công bằng. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà 
trường sẽ xóa đi rào cản đó. Vì vậy, giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành 
giáo dục trẻ song song với nhau. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh 
dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc ứng dụng phương pháp 
Steam vào dạy cho trẻ, để phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề để cùng nhà 
trường giáo dục trẻ. Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ 
đón trả trẻ về sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp 
thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. Hàng ngày tôi cũng chú ý đưa những 
thông tin giáo dục cũng như chăm sóc trẻ ra bảng tuyên truyền cho phụ huynh 
nắm được để cùng nhà trường rèn dạy thêm cho các cháu ở nhà. Những cử chỉ 
và việc làm tốt của trẻ ở trường và ở gia đình tôi thường nêu ra và tuyên dương 
trẻ đó trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học tập. 12
 *Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về 
phong cách, về lời ăn tiếng nói và quan tâm đến con em mình ngày càng nhiều 
hơn. 
 *Đối với giáo viên: Giáo viên biết tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu 
tài liệu, tập san, nghe đài, xem tivi, băng hình và sự tìm tòi sáng tạo ứng dụng đồ 
dùng, đồ chơi vào từng hoạt động để cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức 
phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Bản thân tôi được trau dồi kiến thức về 
phương pháp giáo dục STEAM, có thêm kinh nghiệm và thỏa sức sáng tạo trong 
việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
 Như vậy, với những kết quả đã đạt được ở trên chứng tỏ rằng chất lượng 
những tiết dạy của tôi đã được nâng lên, tỉ lệ trẻ nắm được bài đạt được theo yêu 
cầu của hoạt động đã tăng lên, đó là một kết quả tốt trong quá trình giáo dục. 14
 PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Mảng dự án STEAM thể hiện nội dung hoạt động STEAM trong ngày 16
Một số hoạt động ứng dụng STEAM 18
 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp trí giáo dục mầm non - Bộ giáo dụ xuất bản
2. Giáo trình giáo dục học tập 1 - NXBĐHSP in năm 2013
3. Giáo trình giáo dục học mầm non - Tác giả TS: Nguyễn Thị Hoa do 
NXBĐHSP in năm 2013
4.Tài liệu tham khảo về phương pháp Steam của sở giáo dục Hà Nội

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_phuong_phap_steam_trong_to_ch.doc