SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thanh Minh

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”từ khi bắt đầu nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sáng kiến đã khẳng định được mục đích, ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của trẻ đáp ứng được những nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện đại.
Sáng kiến trên đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo trẻ phát triển về đức, trí, thể, mỹ.
Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, không còn nhút nhát, lo sợ, rụt rè. Qua mỗi dự án Steam các bé sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống, điều đó tạo cho bé hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Giúp trẻ có các kỹ năng hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Giúp cho phụ huynh tin tưởng khi gửi trẻ đến trường. Đó chính là mục tiêu mà giáo dục Steam luôn hướng tới.
docx 30 trang skmamnonhay 04/07/2024 5181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thanh Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thanh Minh

SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thanh Minh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên.
 (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
 Tên tôi là: Vũ Thị Huyền.
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường mầm non Thanh Minh
 Điện thoại: 0987444838 Email: vuhuyenmntm@gmail.com
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên 
xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam 
trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thanh 
Mimh”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng trong lĩnh vực: 
Giáo dục Mầm non 
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến 
được thực hiện áp dụng lần đầu từ tháng 03 năm 2022.
 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến: 
 4.1. Chú trọng việc tự rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên 
môn nghiệp vụ về phương pháp giáo dục Steam.
 4.2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng ghép các dự án Steam phù hợp với 
trẻ trên lớp
 4.3: Trang trí lớp, tạo môi trường hoạt động theo phương pháp giáo dục 
Steam.
 4.4: Tổ chức các hoạt động Steam vào dạy trẻ thông qua các bài học cụ thể 
như hoạt động học và hoạt động khác.
 4.5: Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong công tác dạy trẻ tham 
gia vào hoạt động giáo dục Steam.
 5. Điều kiện áp dụng: 
 Để sáng kiến đem lại hiệu quả trong việc áp dụng phương pháp giáo dục 
Steam cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thanh Minh thì trước hết giáo viên phải Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục 
Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”từ 
khi bắt đầu nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sáng kiến đã khẳng định được mục 
đích, ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của trẻ đáp ứng được những nhu cầu đổi mới 
của giáo dục hiện đại.
 Sáng kiến trên đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình 
chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo trẻ phát triển về đức, trí, thể, mỹ.
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, không còn nhút nhát, lo sợ, rụt 
rè. Qua mỗi dự án Steam các bé sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng 
trong cuộc sống, điều đó tạo cho bé hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu 
thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Giúp trẻ có các kỹ năng hoạt 
động nhóm, hoạt động tập thể. Giúp cho phụ huynh tin tưởng khi gửi trẻ đến 
trường. Đó chính là mục tiêu mà giáo dục Steam luôn hướng tới.
 * Mang lại lợi ích đối với giáo viên:
 Tôi đã áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo 
dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 
Thanh Minh”vào lớp tôi đang giảng dạy, tôi thấy mình tiến bộ rất nhiều. Cùng 
với sự linh hoạt của giáo viên, sự tham gia nhiệt tình của các bé 5 tuổi, đặc biệt là 
các bé lớp 5 tuổi C trường mầm non thanh Minh, bản thân tôi đã đạt được những 
kết quả nhất định như sau:
 Bản thân tôi được học tập, tiếp thu sự phát triển của nền giáo dục hiện đại 
như dạy học theo phương pháp Steam. Đáp ứng những nhu cầu đổi mới của giáo 
viên trong thời đại trí tuệ 4.0.
 Tôi có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và những bài học về phương pháp dạy 
học Steam, dạy học theo dự án 5E, không còn e ngại như trước nữa mà ngược lại 
tôi rất tự tin, thoải mái, say mê sáng tạo, hứng thú và có nhiều kỹ năng, nhiều cách 
làm hay.
 Nhờ tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng, bản thân tôi đã đạt giải nhất 
cuộc thi giáo viên dạy giỏi do nhà trường tổ chức, giải nhì kì th giáo viên giỏi cấp 
thành phố và giải ba trong kì thi tổ chức xây dựng môi trường theo quan điểm 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,đặc biệt với dự án Steam ẩm thực“ Bé với các loại 
hoa quả – cho trẻ 5-6 tuổi” đã đạt loại xuất sắc trong chuyên đề tháng 1 của nhà 
trường.
 Tôi đã tự tin chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ và xây dựng, góp ý, tham mưu cho các BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Lời giới thiệu
 Thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, 
nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tạo chuyển hướng căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, 
hiệu quả giáo dục, đào tạo. Giáo dục con người việt Nam phát triển toàn diện và 
phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi các nhân. Giáo dục mầm 
non trong những năm qua đã có nhiều đổi mới nhằm giúp trẻ phát triển về thể 
chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, 
chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
 Đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên đường hội nhập Quốc 
tế, đặc biệt là giáo dục mầm non đã không ngừng học hỏi những phương pháp 
giáo dục tiên tiến trên thế giới, các trường mầm non trên cả nước đã bắt đầu tiếp 
cận và áp dụng phương pháp Steam vào trong giảng dạy.
 Steam được ra đời tại Mỹ trong khoảng những năm cuối thế kỷ XX. Steam 
gắn liền với cách mạng về giáo dục lần thứ 4, với sự phát triển đột phá của công 
nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kỹ 
thuật đem đến cho con người rất nhiều cơ hội. Bên cạnh đó, nó đặt ra hàng loạt 
những thách thức đối với nguồn nhân lực, đòi hỏi con người phải có những kiến 
thức, kỹ năng để giải quyết các nhiệm vụ đa lĩnh vực. Sự phát triển của giáo dục 
Steam đã đáp ứng được những yêu cầu đó.
 Sau khi được thừa nhận tại Mỹ, Steam được nhân rộng và phát triển ở nhiều 
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Steam là phương pháp học tập chủ 
yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục Steam 
tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (khoa học), Technology (công 
nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học). Giáo dục 
Steam là một cách tiếp cận trong đó các kiến thức và kỹ năng phải được tích hợp, 
lồng ghép với các bài học dựa trên các chủ đề, sự kiện. Nhằm thỏa mãn và nuôi 
dưỡng trí tò mò của trẻ và quá trình chơi để hình thành các kỹ năng như: kỹ năng 
làm việc nhóm, kỹ năng thảo luận, phản biện, .
 Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, trẻ chỉ nhận thức 
được sự vật, hiện tượng khi được tri giác chúng với tất cả các giác quan của mình. 
Chúng ta không thể bắt trẻ học những kiến thức trên lý thuyết và sách vở mà trẻ 
học bằng trải nghiệm bằng khám phá bằng thực hành về tất cả những gì diễn ra 
 1 - Giáo viên chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể, nên phải nghiên cứu tài 
liệu về phương pháp giáo dục Steam qua mạng Internet.
 - Giáo viên chỉ mới được đi tập huấn về lý thuyết, chưa được tham dự hoạt động cụ thể. 
Nên còn khó khăn trong việc lựa chọn hoạt động dạy phù hợp với trẻ.
 - Nhiều trẻ từ bé đi học ở trường tư thục, lên 5 tuổi mới chuyển về trường. Nên 
trẻ vẫn còn thụ động, chưa có sự nhanh nhẹn, sáng tạo.
 - Chưa có môi trường dành riêng cho hoạt động Steam. Nên việc áp dụng 
phương pháp giáo dục Steam cho trẻ vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. 
 - Phụ huynh và giáo viên chưa có sự phối hợp trao đổi thường xuyên do hầu 
như ông, bà, cô, chú, đưa đón . Một số phụ huynh chưa nhiệt tình phối hợp cùng 
cô trong việc áp dụng phương pháp giáo dục Steam cho trẻ.
 Cụ thể khảo sát đầu vào như sau
 Khảo sát thực tế trẻ đầu năm: 2022-2023
 STT Đầu năm
 Tiêu chí 
 Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ 
 đánh giá 
 %
 1 Trẻ hào hứng, tích cực tham 24/28 85%
 5/28 18%
 gia hoạt động.
 2 Trẻ có kỹ năng hợp tác, làm 25/28 89%
 3/28 11%
 việc nhóm
 3 Trẻ biết cách giải quyết các 26/28 93%
 2/28 7%
 vấn đề 
 4 Trẻ có khả năng và tư duy 25/28 89%
 3/28 11%
 phản biện tốt
 5 Trẻ biết sử dụng công nghệ 23/28 82%
 5/28 18%
 khi tham gia hoạt động
* Về phía giáo viên.
 - Steam là phương pháp giáo dục giáo viên mới được tập huấn và học tập.
 - Chưa biết vận dụng và đưa phương pháp giáo dục Steam vào các hoạt động 
cho trẻ lớp mình.
 - Chưa tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong công tác dạy trẻ tham 
gia vào hoạt động giáo dục Steam.
 - Chưa biết cách trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động theo 
hướng Steam.
 3 Sáng kiến được thực hiện áp dụng lần đầu từ tháng 03 năm 2022 .
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Steam không phải là phương pháp giáo dục có thể áp dụng một cách dễ 
dàng nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ 
mầm non nói riêng là vô cùng lớn.
 Nhờ phương pháp giáo dục Steam mà trẻ tiếp thu bài vở không phải qua 
những lời nói mơ hồ mà chúng cần được trải nghiệm thực tế, được khám phá, 
quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực 
quan. Khi cho trẻ thực hiện một thí nghiệm khoa học nào đó, hãy tạo điều kiện 
cho trẻ được quan sát, đồng thời tập trung vào những câu hỏi để trẻ tự đưa ra câu 
trả lời về những hiện tượng, thay đổi mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Tránh giải thích 
dài dòng làm trẻ hoang mang khó hiểu, hãy để trẻ tiếp thu mọi thứ bằng chính 
cảm nhận và giác quan của mình.
 Trẻ mầm non không học kiến thức mang tính chất lý thuyết. Mà chúng chỉ 
có thể ghi nhớ mọi thứ nhanh nhất khi nó được ứng dụng vào chính cuộc sống của 
mình. Chính vì thế, muốn bài học trở nên hứng thú và có nghĩa với trẻ. Hãy biến 
mỗi kiến thức thành một sản phẩm như: Chiếc chong chóng quay, chiếc đèn phát 
sáng, ô tô phản lực,
 Khi các nguyên lý khoa học trở nên cụ thể qua các món đồ chơi mầm 
non yêu thích của trẻ. Được trẻ tự sáng tạo ra thì chúng sẽ trở nên vô cùng hứng 
thú và có tác động tích cực đến quá trình trẻ tiếp thu.
 Con đường trải nghiệm Steam là con đường vô cùng lý thú. Khi được học 
tập theo phương pháp này, trẻ rất tập trung, say sưa khám phá, qua đó trí tò mò 
được thỏa mãn và trên hết là giúp khơi gợi niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối 
với khoa học và công nghệ.
 Mô hình Steam còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là kim chỉ nam rất 
thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia trên thế giới. Giáo dục Steam 
đề cao phương diện thực hành trong học tập, rèn luyện cho học sinh năng lực tư 
duy và sáng tạo, cung cấp và rèn luyện kiến thức. Dạy trẻ theo phương pháp Steam 
giúp trẻ hình thành các kỹ năng cơ bản đó là: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng 
diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng phản biện. Kích thích sự tìm tòi, khám phá và 
trải nghiệm, hướng trẻ đến những thử nghiệm mới mẻ. Từ đó, gợi mở óc tư duy, 
sáng tạo của trẻ.
 7.1. Biện pháp 1: Chú trọng việc tự rèn luyện, học hỏi kinh 
nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phương pháp giáo dục Steam.
 5

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_phuong_phap_giao_duc_steam_tr.docx