SKKN Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ học tại nhà vì dịch
Nhằm nâng cao của việc dạy và học, giúp trẻ chủ động làm quen dần với công nghệ thông tin tiếp thu một cách nhanh chóng, hứng thú….góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả về mọi mặt, phát triển nhân cách cho trẻ.
Xây dựng một số biện pháp ứng dựng phần mềm vui chơi, học tập cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, là hoạt động chủ đạo, còn cô giáo là người gợi ý, hướng dẫn trẻ tìm tòi khám phá, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong khi tham gia học.
Xây dựng một số biện pháp ứng dựng phần mềm vui chơi, học tập cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, là hoạt động chủ đạo, còn cô giáo là người gợi ý, hướng dẫn trẻ tìm tòi khám phá, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong khi tham gia học.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ học tại nhà vì dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ học tại nhà vì dịch
2 Nhằm nâng cao của việc dạy và học, giúp trẻ chủ động làm quen dần với công nghệ thông tin tiếp thu một cách nhanh chóng, hứng thú.góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả về mọi mặt, phát triển nhân cách cho trẻ. Xây dựng một số biện pháp ứng dựng phần mềm vui chơi, học tập cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, là hoạt động chủ đạo, còn cô giáo là người gợi ý, hướng dẫn trẻ tìm tòi khám phá, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong khi tham gia học. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ học tại nhà vì dịch. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Tại lớp 5 tuổi A1 trường mầm non Phú Cường. Số trẻ: 29 trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp quan sát dùng lời nói, làm mẫu. Phương pháp thực hành. Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Phương pháp động viên, khuyến khích. Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.Tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 trường mầm non Phú Cường. 4 cũng như học qua video tại nhà là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, theo nhóm nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỷ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ học tại nhà vì dịch. Góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường nói riêng và ngành học nói chung. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thuận lợi . Luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn về công nghệ thông tin để tăng thêm sự hiểu biết về kiến thức về công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy. Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. Giáo viên có chứng chỉ tin học, sử dụng thành thạo máy vi tính, có kỹ năng sử dụng một số phần mềm để ứng dụng làm video hướng dẫn trẻ học bài tại nhà. Giáo viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, luôn cố gắng tìm tòi, về một số cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả nhất. 2.2. Khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 kéo dài nên trẻ mầm non chưa thể đến trường nên việc tương tác giữa cô và trẻ gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình do có con học ở cấp 1 và cấp 2 nên không có đủ thiết bị ( điện thoại, máy tính) để phục vụ nhu cầu học tập cho các con. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học tập của trẻ mầm non không cao. Do trẻ chưa biết sử dụng máy tính, điện thoại nên việc học hoàn toàn nhờ vào sự hướng dẫn và giúp đỡ của bố mẹ, điều này làm cho trẻ cảm thấy chán nản, không hào hứng và chú ý trong khi học nên kết quả tiếp thu bài học không cao. Nhận thức của một bộ phận phụ huynh chưa đầy đủ dẫn đến việc một số phụ huynh chưa nhiệt tình tương tác với giáo viên trong quá trình học của con. Nên giáo 6 3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch học tại nhà. 4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp thực hiện từng phần). 4.1. Biện pháp 1: Tự học, tự rèn luyện nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của bản thân. Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản thân là điều đặt lên hàng đầu. Muốn thực hiện được điều đó tôi phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi kiến thức về công nghệ thông tin cho bản thân. Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ. Để nâng cao được kết quả giáo dục trong các hoạt động thì trước tiên bản thân tôi phải tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp, hình thức tổ chức của tựng hoạt động và từ đó áp dụng phần mềm vào soạn giảng bài dạy. Đầu tiên, tôi tự bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn các đề tài hợp lý, phù hợp với độ tuổi, có tính sáng tạo và giáo dục cao. Bản thân tôi nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp, khi soạn cần phải bám sát mục tiêu, ngân hàng nội dung chương trình, tìm hiểu, nắm chắc được yêu cầu và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Không chỉ vậy ở năm học này do ảnh hưởng của dịch covid 19 nên trẻ mầm non chưa thế đến trường nên cấp học mầm non chuyển sang quay video để gửi tới các bậc phụ huynh dạy trẻ học tại nhà trong thời gian trẻ chưa thể đến trường. Để thực hiện được nhiệm vụ dạy học như vậy bản thân tôi cũng phải tự tìm tòi học hỏi một số phần mềm để thiết kế video kết nối với phụ huynh như phần mềm: Camtasia, capcut, pewrepoit và một số phần mềm tạo phiếu bài tập cho trẻ như: Movimarker, google biểu mẫu từ đó hiệu quả học tập của trẻ cũng được nâng lên đáng kể. Ngoài ra, khi được Ban giám hiệu cho dự các buổi tập huấn về công nghệ thông tin qua phần mềm zoom, tôi thấy đây là một cơ hội rất tốt để trau dồi, học hỏi kinh nghiệm về các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Bởi vì, trong quá trình được 8 Với phần mềm này giáo viên có thể tự tạo video nhạc, hình ảnh, nhạc kết hợp với hình ảnh theo ý thích để gây hứng thú và thu hút sự quan tâm với trẻ. Nhất là trong giai đoạn trẻ mầm non chưa đến trường phải học qua video cô giáo gửi thì phần mềm này rất là tiện lợi cho việc tạo video bài học của giáo viên. Hơn nữa phần mềm này có sẵn trên máy tính window 10 nên giáo viên không cần phải cài đặt phần mềm. Để sử dụng phần mềm này giáo viên chỉ cần vào mục Start ---> Tìm kiếm Movi Maker, biểu tượng của phần mềm là hình cuộn phim. Với phần mềm này giáo viên có thể tạo ra nhiều giáo án như một đoạn phim để gửi tới các con học tập rất là thuận tiện và hiệu quả. Với việc học của trẻ cũng đơn giản hơn các con chỉ việc kích vào đường link cô gửi trên zalo nhóm lớp là các con có thể học bài mọi lúc mọi nơi. ( Minh chứng 4: Hình ảnh tạo video bằng phần mềm Window Movie Maker) *Phần mềm Liveworksheet.com. Đây là một phần mềm trên mạng giúp giáo viên tạo ra các phiếu bài tập bổ trợ cho hoạt động học của trẻ. Với phần mềm này giáo viên có thể dễ dàng tạo ra các phiếu bài tập cho trẻ ôn luyện cho các hoạt động như: Làm quen chữ cái, làm quen với toán, hoạt động khám phá, văn học.Từ đó củng cố được kiến thức cho trẻ một cách cụ thể và cho tiết hơn. Nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt. Để tạo ra phiếu bài tập cho trẻ bằng phần mềm Liveworksheet.com. Giáo viên chỉ cần đăng nhập vào phần mềm Liveworksheet.com đăng ký tài khoản cho bản thân. Sau đó tạo phiếu bài tập theo ý muốn của mình ( có thể sử dụng hình ảnh trên mạng internet cho bài tập thêm sinh động). Sau khi tạo được phiếu bài tập chúng ta lưu lại điền đầy đủ thông tin của bài tập và coppy đường link gửi cho phụ huynh để phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ làm bài tập ở nhà mọi lúc, mọi nơi khi phụ huynh có thời gian. ( Minh chứng 5: Hình ảnh phiếu bài tập cho trẻ được thiết kế từ phần mềm Liveworksheet.com và hình ảnh trẻ đã làm phiếu bài tập gửi kết quả cho giáo viên) * Phần mềm Microsoft PowerPoint. 10 Với ứng dụng Capcut được sử dụng trên nền tảng của điện thoại thông minh rất thiết thực cho giáo viên trong việc chỉnh sửa video rất dễ dàng và hiệu quả. Với ứng dụng này giáo viên có thể làm việc ở bất kỳ đâu rất là tiện lợi. Với ứng dụng này giáo viên có thể chỉnh sửa video như xóa, ghép nền động ngộ nghĩnh theo các chủ đề hoặc hình nền theo ý muốn cho video mà không cần phải dùng đến phông nền màu xanh, hồng. Không chỉ vậy ở ứng dụng này còn có chức năng chuyển cảnh, tăng âm lượng, ghép video, thêm hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh theo ý tưởng của giáo viên, hiệu ứng chuyển cảnh, hiệu ứng nền rất đa dạng và phong phú. Với ứng dụng này giáo viên có thể tạo ra một video đẹp, hấp dẫn. Điều này sẽ kích thích sự thích thú, chú ý quan sát của trẻ khi trẻ học video tại nhà. ( Minh chứng 7: Giáo viên sử dụng ứng ụng Capcut để xóa nền và ghép nền video ) Kết luận: Với việc ứng dụng một số phần mềm, ứng dụng đơn giản vào trong việc dạy và học của cô và trẻ trong thời gian trẻ nghỉ học tại nhà vì dịch Covid - 19 đã giúp giáo viên truyền tải nội dung bài học một cách ngắn gọn và chất lượng trong thời gian ngắn nhât. Với trẻ thì tạo được hứng thú cho trẻ với việc cô ghi âm giọng của mình trong bài dạy làm cho trẻ có tâm lý thoải mái như đang được học cùng với cô giáo của mình, từ đó trẻ chú ý trong khi học hơn, sự tiếp thu bài học của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn. Hơn nữa việc sử dụng các phần mềm này trong việc giao bài tập củng cố cho trẻ sau mỗi bài học cúng thu được những kết quả đáng khích lệ. Đối với việc làm phiếu bài tập cho trẻ giúp trẻ dễ dàng thực hiện bài tập khi ở nhà. Và khi thực hiện bài tập xong trẻ có thể biết luôn kết quả mà trẻ đã đạt được. Với việc giao phiếu bài tập còn giúp cho phụ huynh và giáo viên biết được việc học của mình đang ở mức độ nào để có thể tạo ra nhiều bài tập khác giúp trẻ học được tốt hơn. Hơn nữa phần mềm này cho phép giáo viên có thể sưu tầm tranh ảnh trên mạng rất là sinh động, điều này tạo được hứng thú, và thu hút sự chú ý của trẻ trong quá trình trẻ học tại nhà. Giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. 4.3. Biện pháp 3: Xây dựng thư viện giáo án điện tử cho bản thân. Việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho trẻ, trên thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học, trong đó 12 thất tốt giữa gia đình và nhà trường. Gia đình phối hợp với cô giáo để quan tâm đế cách chăm sóc giáo dục trẻ, các kỹ năng phòng tránh dịch cơ bản, các sinh hoạt của trẻ về việc dạy trẻ cách ứng sử đúng đắn, giáo dục lòng yêu thương con người và đặc biệt quan tâm đến các sự vật xung quanh trẻ. Giáo viên cần trao đổi với các bậc phụ huynh để phụ huynh giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tư duy của trẻ trong việc khám khá sự vật hiện tượng xung quanh ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời gian trẻ nghỉ dịch như hiện nay thì việc gặp gỡ, trao đổi giữa cô giáo và phụ huynh là rất khó khăn. Vì vậy để đảm bảo sự kết hợp, phối hợp trao đổi giữa cô giáo và phụ huynh được tốt và kịp thời thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào là rất cần thiết và cấp bách. Vì thế để chủ động nắm bắt tình hình của trẻ cũng như cách chăm sóc giáo dục trẻ đôi đã chủ động phối hợp với phụ huynh bằng các ứng dụng như: Zalo, google biểu mẫu, phần mềm zoom meeting để trao đổi với phụ huynh. Khi cô thiết kế được các video bài dạy, các trò chơi, các phiếu bài tập, cách hướng dẫn thực hành các kỹ năng để gửi đến trẻ, thì phụ huynh chính là cầu nối để giúp trẻ tiếp cận, học tập một cách hứng thú. Sau mỗi bài học thì phụ huynh lại chính là người quay lại video, chụp lại hình ảnh các bài học để gửi lên nhóm lớp tương tác với giáo viên. Điều đó vừa giúp trẻ tiếp thu các kiến thức bài học, các kỹ năng, một cách nhanh và hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy điều này còn có tác dụng tăng thêm tình cảm giữa phụ huynh và các con khi mà phụ huynh hướng dẫn và cùng học với con trong tình hình dịch như hiện nay. Kết luận: Việc làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và giáo viên còn để thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục trẻ. Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ luôn được sống trong môi trường giáo dục ở mọi lúc mọi nơi ( Minh chứng 9: Hình ảnh cô giáo trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ qua phần mềm Zoom meeting và zalo nhóm lớp). 5. Kết quả đạt được.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cong.docx