SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi vào hoạt động làm quen chữ cái

Trong quá trình thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động tôi nhận thấy trẻ vô cùng hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động và chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ. vỡ vậy, tụi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm mà tôi đó thực hiện: “một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi vào hoạt động làm quen chữ cái” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. điểm mới của đề tài mà tôi lựa chọn đó là: thiết kế bài dạy và tổ chức hoạt động chữ cái thông qua ứng dụng công nghệ thông tin tôi nghĩ rằng nó phù hợp và hiệu quả nhằm thực hiện tốt đề tài mà tôi chọn.
doc 8 trang skmamnonhay 12/04/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi vào hoạt động làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi vào hoạt động làm quen chữ cái

SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi vào hoạt động làm quen chữ cái
 Đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho 
trẻ 5 - 6 tuổi vào hoạt động làm quen chữ cái” được áp dụng trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non, giúp trẻ nắm kiến thức trong hoạt động làm quen 
chữ cái một cách nhẹ nhàng, thoải mái và có hiệu quả. 
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã vận dụng đưa vào quá trình chăm sóc 
trẻ trong lớp tôi phụ trách và đạt được kết quả khá mỹ mãn. Được hội đồng chuyên môn 
nhà trường đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài trong các trường MN trong 
toàn huyện, tỉnh và đăng trên Web, giáo án điện tử. 
 B. néi dung
I. THỰC TRẠNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
 Trong thực tế, để thực hiện chương trình giáo dục mầm non hầu như các giáo viên 
đang còn bị vướng mắc giữa cái mới và cái cũ, chưa thiết kế cho mình được tiết dạy thực sự 
đổi mới và khoa học, mà giáo viên hầu như đang còn bắt chước nhau. Giáo viên chưa phát 
huy được ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào bài dạy để gây hứng thú cho 
trẻ, vì vậy mà tiết học trở nhàm chán chưa sinh động và hấp dẫn trẻ. Do đó kiến thức, kỹ 
năng mà trẻ thu được trên tiết học chưa đáp ứng được với yêu cầu kiến thức cô đặt ra. Mặt 
khác có giáo viên đã cố tìm tòi áp dụng công nghệ thông tin nhằm gây hứng thú cho trẻ 
song vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. 
 Từ thực trạng đó, bản thân tôi suy nghĩ, trăn trở tìm và thử nghiệm “Một số biện 
pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi vào 
hoạt động làm quen chử cái” mới để làm đề tài nghiên cứu.
 Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn 
như sau :
1. Thuận lợi: 
 Thực hiện chủ đề năm học 2014 - 2015 “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao 
chất lượng giáo dục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” theo sự chỉ 
đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo. Trường mầm non chúng tôi đã 
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các hoạt động dạy học, nhằm nâng cao 
hiệu quả trong công tác giảng dạy.
 Năm học 2014 - 2015 tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo lớn, nhà trường đã trang 
cấp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như: Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có 
loa máy, ti vi đa chức năng.
 Nhà trường cũng như Phòng Giáo dục, tạo điều kiện cho tôi tham gia các lớp tập 
huấn ứng dụng công nghệ thông tin, các lớp tập huấn chương trình giáo dục mầm non.
 2. Khó khăn: 
 Thực hiện chủ đề năm học 2014 - 2015 bản thân tôi đã ứng dụng công nghệ thông 
tin vào tất cả các hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên đây là một việc làm đã và đang thực hiện, 
nhưng chưa thống nhất về mặt hình thức. Chính vì thế mà khi thực hành ứng dụng công 
nghệ thông tin vào giảng dạy tôi gặp không ít những khó khăn.
 2
 chữ cái nhằm thay đổi hình thức dạy để gây hứng thú cho trẻ. 
 Môi trường chữ cái đối với trẻ vô cùng phong phú về các kiểu chữ, cỡ chữ trẻ lại rất 
tò mò ham hiểu biết, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi cho mình: Đó là chữ cái gì? Kiểu chữ 
gì?  Do vậy việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái phải chính xác về câu từ, về kiểu 
chữ, cách phát âm, hình ảnh minh họa phải rỏ nét, hấp dẫn gây sự chú ý cho trẻ. Vậy để 
đáp ứng được yêu cầu đó thì giáo viên cần lựa chọn phương pháp sử dụng chương trình 
powerpoint như thế nào cho có hiệu quả, vừa gây hứng thú, vừa hấp dẫn đối với trẻ và tôi 
đã tiến hành các bước như sau:
 - Chuẩn bị về kiến thức:
 Để làm tốt công tác chuẩn bị giáo viên cần soạn giáo án, nghiên cứu kỉ bài soạn, lựa 
chọn nội dung trò chơi phù hợp với đặc điểm trẻ.
 Xác định được mục đích yêu cầu của bài dạy phải dựa vào khả năng của trẻ trong lớp 
và dựa vào thực tiễn ở địa phương.
 - Thiết kế bài dạy:
 Như chúng ta đã biết việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết chữ cái 
nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ, giáo viên cần lựa chọn và cài đặt các hình ảnh rỏ nét không nên 
lạm dụng quá nhiều màu sắc lòe loẹt gây rối mắt trẻ mà hiệu quả không cao, làm nổi bật 
nội dung chính mình cần truyền đạt đến trẻ. Đồng thời lựa chọn hiệu ứng phải chọn một 
nhóm nhất định.
 Ví dụ: Tôi thường dùng nền trắng nên các chữ cái tôi dùng màu đỏ, màu xanh nước 
biển hai bên các slide viền hoa màu hồng nhạt. Riêng về phần hiệu ứng nếu quá nhiều sẽ 
gây rối nên tôi lựa chọn một nhóm hiệu ứng nhất định bao gồm: Peek In (từ dưới vào 
giữa), Wedge (tách ra), Strips (nhiều mảnh), wheel (xoay tròn).
 Trong tiết làm quen chữ cái cần cung cấp cho trẻ chính xác các kiểu chữ cần cho trẻ 
làm quen, đó là kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa. Muốn tạo ra kiểu chữ in thường để 
giới thiệu cho trẻ thì cần vào kiểu chữ VnAvant, sau đó vào Unikey kích chuột vào phong 
chữ TVCN3(ABC) mới thực hiện được kiểu chữ in thường.
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ cái y có trong cụm từ “Máy bay”. Từ “Máy bay” này 
cung cấp cho trẻ là không đúng mà phải vào phong chữ VnAvant “M¸y bay” mới đúng kiểu 
chữ cần cung cấp cho trẻ 
 Ở phần so sánh cấu tạo chữ, sau khi trẻ nhận xét xong cấu tạo chữ cái g, y cô củng 
cố lại phần cấu tạo chữ, cô nên tách rời các nét chữ, sau đó đưa hiệu ứng vào rồi vừa giải 
thích vừa xuất hiện các nét chữ ra. Làm như vậy trẻ vừa dễ nhận biết vừa gây sự chú ý đối 
với trẻ.
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ cái y cấu tạo bởi một nét xiên ngắn và một nét xiên 
dài. Khi cô củng cố lại cô sử dụng các hiệu ứng khác nhau cho xuất hiện một nét xiên ngắn 
ở phía bên trái trước sau đó đến xuất hiện nét xiên dài ở phía bên phải.
 - Chuẩn bị trang thiết bị dạy học:
 4
 * Thông qua tiết học:
 Như chúng ta đã biết việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động vừa 
lợi cho giáo viên, vừa gây hứng thú trẻ. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng nó, 
mà chúng ta cần phải lựa chọn nội dụng nào nên ứng dụng, nội dụng nào không nên ứng 
dụng. Nếu có sử dụng thì nên chọn thời điểm thích hợp để sử dụng.
 Đối với hoạt động làm quen chữ cái mới đều phải sử dụng phần mềm Powerpoit để 
tổ chức hoạt động. Vì trong quá trình sử dụng Powerpoit thì hình ảnh được lấy trên mạng 
hay được chụp màu sắc vừa rõ nét, vừa thu hút trẻ vào hoạt động. Đồng thời cụm từ ghi 
tên bức tranh nếu sử dụng công nghệ thông tin thì kiểu chữ đẹp, màu sắc hấp dẫn và trong 
quá trình tổ chức hoạt động bài dạy một cách liên hoàn hơn so với những bài dạy thông 
thường. Tuy nhiên để thay đổi hình thức bài dạy không nhất thiết hoạt động làm quen chữ 
cái nào cũng ứng dụng công nghệ thông tin, đôi khi cũng sử dụng hình thức dạy thông 
thường nhằm gây sự mới lạ đối với trẻ, vì tâm lí của trẻ khi nào cũng muốn sự khác lạ và 
sự khác lạ đó luôn lôi cuốn, hấp dẫn trẻ.
 Ví dụ: Khi cô giới thiệu từ “Máy bay” ở dưới bức tranh, nếu sử dụng Powerpoit thì 
đưa vào các slide tạo các hiệu ứng, khi thực hiện dạy chỉ cần kích chuột thì hình ảnh với 
cụm từ đó sẽ xuất hiện. Còn nếu tiết dạy thông thường không sử dụng Powerpoit thì phải 
sử dụng các thao tác ghép từ, lấy chữ cái mới để giới thiệu sẽ làm dán đoạn tiết dạy và sẽ 
mất sự tập trung chú ý đối với trẻ.
 Đối với hoạt động trò chơi với chữ cái: Ở hoạt động này phần ôn luyện chữ cái đã 
học có thể chọn một trò chơi động thông thường hoặc có thể chọn trò chơi thiết kế phần 
mềm Powerpoit cho trẻ chơi hình thức theo nhóm, lớp. 
 Đặc biệt ở phần nhận xét thì giáo viên không thể sử dụng chương trình Powerpoit 
được. 
*Thông qua trò chơi Kidsmart:
 Trò chơi Kidsmart là một trò chơi mang tính trải nghiệm, luyện tập.
Thông qua trò chơi này trẻ được thực hành ở trên máy tính với các trò chơi vô cùng phong 
phú và đa dạng, làm cho trẻ vô cùng thích thú. Tuy nhiên đây là một trò chơi cho trẻ chơi 
theo cá nhân nên rất khó cho trẻ thực hiện trong một lúc mà tất cả trẻ đều chơi được. Vì 
vậy tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, phân ra nhiều bữa nhằm đảm bảo cho tất cả 
trẻ đều được chơi trên máy; qua đó luyện cho trẻ phối hợp cử động bàn tay, các ngón tay. 
Đặc biệt chú ý những trẻ còn nhút nhát, chưa có điều kiện tiếp xúc với máy tính, để hướng 
dẫn trẻ.
*Tổ chức trò chơi luyện tập:
 Khi tổ chức một hoạt động nào thì chúng ta nên hướng đến mục tiêu giáo dục với 
phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học” và đảm bảo kết hợp động -tĩnh trong tất cả các 
hoạt động. Vì các trò chơi trên máy đa số là trò chơi tĩnh nên khi lựa chọn các trò chơi củng 
cố, tôi phải đưa thêm trò chơi thông thường như trò chơi “Hái hoa”, “Thi xem đội nào giỏi 
 6
 sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Tuy nhiên khi sử dụng 
phương pháp nào thì mỗi giáo viên luôn nhớ rằng trẻ luôn làm trung tâm, cô giáo chỉ là 
người hướng lái cho trẻ và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng là 
phương tiện cho ta đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ. 
2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
a. Đối với nhà trường
 Bổ sung các loại tài liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, tìm ra những biện 
pháp có hiệu quả giúp trẻ lĩnh hội kiến thức làm quen với chữ cái đạt kết quả cao nhất.
 Tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, dự giờ các tiết dạy hay các trường bạn để 
giáo viên học hỏi kinh nghiệm. 
b. Đối với phòng giáo dục:
 Phòng giáo dục mở lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng thiết kế bài soạn điện tử để giáo 
viên học hỏi thêm. 
 Trên đây là những biện pháp và kinh nghiệm tôi đưa ra trong việc ứng dụng công 
nghệ thông tin vào trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm tháo gở 
những vướng mắc, khó khăn trong việc giảng dạy. Kính mong sự góp ý bổ sung của quý 
cấp trên và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính khả thi cao, góp 
phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong giai 
đoạn hiện nay.
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_vie.doc