SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Sông Cầu
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động dạy học đạt kết quả cao cũng như cho trẻ định hướng được về máy tính, trước hết chúng tôi giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin. Ngày nay trẻ được tiếp xúc với máy vi tính, điện thoại thông minh khá nhiều (vì các gia đình bây giờ cũng có điều kiện về kinh tế hơn), nhưng đa số trẻ thường xem các video như tictok, hay quảng cáo, game điện tử... Vì vậy việc giúp trẻ làm quen đúng cách với công nghệ thông tin (tham gia hoạt động học tập, trải nghiệm, khám phá...) là rất cần thiết.
Muốn làm tốt được điều này, đầu tiên chúng tôi tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với trẻ. Với trẻ mầm non thì cơ tay của trẻ còn khá yếu nên việc sử dụng bàn phím còn gặp khó khăn, trẻ lại chưa biết ghép chữ, chưa hiểu hết công dụng của bàn phím... còn khá nhiều trẻ chưa sử dụng được thao tác đơn giản như nhấn đúp chuột vào biểu tượng, mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính không nên quá lâu, đồng thời giáo viên cũng phải thường xuyên nhắc trẻ giữ khoảng cách, tư thế khi ngồi trước máy tính. Dựa vào những đặc điểm của trẻ, chúng tôi đã lựa chọn những tài liệu cũng như trò chơi phù hợp, kích thích trẻ tò mò khám phá, tích cực hoạt động.
Muốn làm tốt được điều này, đầu tiên chúng tôi tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với trẻ. Với trẻ mầm non thì cơ tay của trẻ còn khá yếu nên việc sử dụng bàn phím còn gặp khó khăn, trẻ lại chưa biết ghép chữ, chưa hiểu hết công dụng của bàn phím... còn khá nhiều trẻ chưa sử dụng được thao tác đơn giản như nhấn đúp chuột vào biểu tượng, mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính không nên quá lâu, đồng thời giáo viên cũng phải thường xuyên nhắc trẻ giữ khoảng cách, tư thế khi ngồi trước máy tính. Dựa vào những đặc điểm của trẻ, chúng tôi đã lựa chọn những tài liệu cũng như trò chơi phù hợp, kích thích trẻ tò mò khám phá, tích cực hoạt động.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Sông Cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Sông Cầu

2 cho trẻ tiếp cận theo những phương pháp giáo dục mới mẻ hơn, hứng thú hơn, giúp trẻ tích cực hoạt động, tự tin tham gia các hoạt động tại trường lớp. Đa số các trường mầm non hiện nay đều có điều kiện đầu tư trang bị ti vi, máy chiếu, máy vi tính và kết nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Để đáp ứng những yêu cầu trên đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi các kỹ năng của bản thân, đặc biệt là học hỏi nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để áp dụng vào công tác dạy học, nhằm tạo sự hứng thú, kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì như vậy trẻ được chủ động khám phá nhiều hơn. Đây có thể coi là một phương pháp mang lại hiệu quả cao, lại vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa đảm bảo “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, chúng tôi nhận thấy việc đưa công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia học tập hơn. Chúng tôi đã suy nghĩ và tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án Elearning, sáng tạo trò chơi điện tử, thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng phần mềm vyond để dạy trẻ. Qua một thời gian chúng tôi thấy những biện pháp này thực sự mang lại hiệu quả, vậy nên chúng tôi đã đưa vào sử dụng “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sông Cầu” với mong muốn giúp trẻ tiếp thu bài học một cách dễ dàng, thuận lợi nhất. Để thực hiện được thành công báo cáo sáng kiến này, đầu năm học 2022 - 2023 chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên sỹ số học sinh lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 và A2 với tổng số trẻ là 54/54 học sinh. Kết quả như sau: Mức độ đánh giá Tổng TT Nội dung đánh giá Chưa số trẻ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ đạt Trẻ tự tin, chủ động, tích cực tham 1 54 28/54 51,9% 26/54 48,1% gia vào hoạt động học Trẻ tò mò, thích khám phá, ham 2 54 35/54 64,8% 19/54 35,2% học hòi Độ hứng thú, tập trung chú ý của 3 54 33/54 61,1% 21/54 38,9% trẻ khi tham gia hoạt động Trẻ có kỹ năng, thao tác, tiếp xúc 4 54 21/54 38,9% 33/54 61,1% sử dụng máy vi tính Từ thực trạng trên chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa vào sử dụng một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Sông Cầu như sau: 4 Hình ảnh giáo viên tuyên truyền với cha mẹ trẻ Khi ở trường lớp thì giáo viên chính là người hướng dẫn trẻ. Vào thời gian hoạt động buổi chiều, hay thời gian hoạt động ngoại khóa, chúng tôi hướng dẫn trẻ cách tắt mở máy vi tính, giới thiệu c ho trẻ biết các bộ phận của máy tính, sau đó hướng dẫn trẻ một số thao tác sử dụng máy tính đơn giản như: Mở, tắt máy, cách rê chuột, nhấp chuột chọn biểu tượng, thoát chương trình..., khi hướng dẫn trẻ xong chúng tôi cho trẻ lên làm thử thao tác. Đầu tiên trẻ còn lúng túng, nhưng sau khi được thực hành trẻ đã thực hiện được theo yêu cầu của cô. Hình ảnh giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng máy vi tính 6 bài thơ “Mèo đi câu cá”; hoặc hoạt động kỹ năng xã hội “Dạy trẻ biết yêu quý, chăm sóc con vật nuôi gần gũi” cũng là những đề tài mà chúng tôi ứng dụng công nghệ thông tin để dạy trẻ. * Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học + Đối với hoạt động khám phá khoa học: Thế giới xung quanh luôn chứa đựng nhiều điều mới lạ đối với trẻ, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Nó được dùng để làm gì? Vì sao nó lại như vậy?... Do vậy, việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được tổ chức linh hoạt, hệ thống, khoa học, đặc biệt khi trẻ được trực tiếp quan sát những hình ảnh rõ ràng, những âm thanh rõ nét, chân thật sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ được thỏa mãn mọi thắc mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động khám phá khoa học, giáo viên không có đủ điều kiện cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp các đối tượng. Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số con vật sống trong rừng: trẻ cần phải biết tên gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn, nơi sống, tiếng kêu, thói quen của các con thú. Nếu sử dụng tranh sẽ rất hạn chế và không mang lại hiệu quả trẻ hoạt động tích cực. Hiểu được điều này chúng tôi đã tìm tư liệu và xây dựng hoạt động dạy học trên Powerpoint. Trẻ rất hứng thú khi được quan sát con sư tử, đặc biệt trẻ tập trung chú ý khi được xem con sư tử chạy đuổi bắt con mồi, sư tử gầm. Để trẻ không thụ động trong học tập chỉ ngồi xem và nghe, chúng tôi thường gọi trẻ, dùng những câu hỏi kích thích tư duy trẻ phát triển và cho trẻ lên sử dụng máy tính như nhấp chuột để tìm hiểu các con vật khác, hay lên chơi trò chơi “Tìm thức ăn cho con vật”, trẻ phải nhấp chuột vào những thức ăn mà các con vật thường ăn (khỉ ăn chuối, voi ăn mía lá cây) Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động học tìm hiểu một số con vật sống trong rừng 8 Có thể những bài thơ, câu chuyện được thiết kế thành bài giảng power point để dạy trẻ không phải là mới mẻ, tuy nhiên giải pháp này luôn mang lại hiệu quả cao khi chúng ta sử dụng đúng cách để dạy trẻ, lựa chọn những nội dung phù hợp vừa đảm bảo giáo dục trẻ, lại vừa đem lại hiệu quả cao giúp trẻ tiếp thu nội dung bài học một cách tốt nhất. + Đối với hoạt động làm quen với chữ cái: Với những năm học trước kia khi chưa công nghệ thông tin chưa phát triển thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái khiến giáo viên mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn các thẻ chữ, các đồ dùng để cho trẻ học. Điều này không gây được hứng thú cho trẻ cũng như khó kết quả cao trong việc giảng dạy. Để tạo cho trẻ thích thú dễ học và dễ nhớ trong khi làm quen chữ cái chúng tôi đã sử dung và thiết kế một số bài giảng cho trẻ làm quen chữ cái có ứng dụng công nghệ thông tin như: Thiết kế các trò chơi chữ cái: Trò chơi xếp chữ theo quy luật. Cách chơi: Trẻ sẽ tìm chữ cái cái và sắp xếp chữ cái đó theo đúng quy luật sắp xếp; Trò chơi: Bánh xe quay. Cách chơi: Trẻ chia thành hai đội chơi và mỗi đội sẽ lần lượt quay bánh xe. Khi bánh xe dừng lại ở chữ cái nào trẻ phải tìm hình ảnh có chứa chữ cái đó; Trò chơi: Ô chữ bí mật. Cách chơi: Trẻ lần lượt lật các ô số. Sau mỗi ô số sẽ có hình ảnh trẻ phải trả lời đó là hình ảnh gì và có chứa chữ cài nào đã học; Trò chơi: Ai đoán giỏi. Cách chơi: Trẻ có 5 giây để quan sát các ô chữ cái. Sau 5 giây sẽ có ô bị mất chữ cái nhiệm vụ của trẻ phải tìm chữ cái trong ô đó. Hình ảnh trẻ chơi trò chơi chữ cái trên máy tính 10 + Đối với hoạt động làm quen với toán: Tùy từng hoạt động mà giáo viên thiết kế bài giảng cho phù hợp, đảm bảo hấp dẫn trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm mang lại hiệu quả cao không có nghĩa là lạm dụng công nghệ thông tin. Hơn nữa các hoạt động dạy trẻ làm quen với toán thường khô khan, dập khuôn, với số lượng trẻ đông thì khâu chuẩn bị đồ dùng cho trẻ cũng rất vất vả. Xác định được điều này, chúng tôi đã đưa công nghệ thông tin vào một số hoạt động làm quen với toán. Ví dụ: Khi dạy trẻ đếm đến 8, nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 8, nhận biết chữ số 8 ở chủ đề thế giới động vật, chúng tôi ứng dụng công nghệ thông tin vào một số phần như: Khi cho trẻ ôn luyện tách gộp trong phạm vi 7, chúng tôi thiết kế trò chơi “Ai thông minh hơn” (Cho trẻ đếm, tách gộp trong phạm vi 7 và dùng chuột kéo thả số lượng con gà trên màn hình máy tính, cô giáo kết nối với máy chiếu để cả lớp tiện theo dõi). Khi dạy trẻ lập số chúng tôi dùng hiệu ứng trình chiếu Power point có các con vật lần lượt xuất hiện, khi xuất hiện kèm với tiengs kêu của con vật đó. Hay đến phần củng cố chúng tôi thiết kế trò chơi “Tìm thức ăn cho con vật” và cho trẻ chơi trên máy tính. Kết quả trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động. Việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính còn mang lại cho trẻ sự hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động hơn nữa bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi thường kẻm theo các hiệu ứng mới lạ hấp dẫn theo ý muốn của giáo viện, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, giờ học sẽ càng đạt hiệu quả hơn. Qua những ví dụ minh họa ở trên, chúng tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học là hình thức rất cơ bản giúp người giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra tùy theo nội dung của từng chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phù hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực, “học mà chơi, chơi nhưng mà học”. Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp thu được bài học tốt hơn. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn nói chuyện trong giờ học, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển. * Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số hoạt động khác trong ngày Việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin qua các hoạt động học là hình thức rất cơ bản để giúp trẻ nắm đựơc những kĩ năng cần thiết khi bước vào trường phổ thông sau này. Bên cạnh đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động khác như hoạt động chơi theo ý thích, hoạt động làm quen với 12 - Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần bảo mật. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để thực hiện thuận lợi được sáng kiến này cần những điều kiện sau: Trước hết nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự ủng hộ của đồng nghiệp và cha mẹ trẻ, chúng tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến này. Bản thân giáo viên phải xây dựng kế hoạch, nắm chắc nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động và lựa chọn những hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với thực tế học sinh của lớp, phù hợp với thực tế của trường, của địa phương. Bản thân mỗi người chúng tôi sắp xếp thời gian hợp lý để tự tìm tòi, nghiên cứu và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy tại lớp. Điều kiện trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, ti vi, loa đài đều được kết nối internet để dạy trẻ. Ngoài ra việc tham gia các lớp tập huấn, các video hướng dẫn trên mạng cũng giúp ích rất nhiều cho chúng tôi khi thực hiện sáng kiến này. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: * Đối với bản thân: Trước hết những giải pháp mà chúng tôi đưa ra đã giúp cho chúng tôi xác định được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm mang lại hiệu quả nhất định trong công tác dạy và học. Bản thân giáo viên được trau dồi, tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình công tác. * Đối với trẻ: Sau một năm học áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sông Cầu”, chúng tôi nhận thấy: - Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn so với hồi đầu năm học. - Trẻ có một số kỹ năng đơn giản sử dụng máy vi tính, là cơ sở giúp trẻ học tốt bộ môn tin học ở giai đoạn phổ thông sau này. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp hơn, ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ tiếp thu bài học dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.docx