SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ khi trẻ nghỉ dịch tại nhà
Trong tình hình hiện nay, trẻ mầm non đang được nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục trẻ lại càng cần thiết và đang giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giúp trẻ phát triển đầy đủ và toàn diện. Mặt khác,việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy rất thuận lợi cho giáo viên, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, lại vừa tiết kiệm được công sức trong việc làm đò dùng đồ chơi. Đồng thời, gây hấp dẫn cho trẻ bởi màu săc rõ nét, các thủ thuật, hiệu ứng gây sự chú ý với trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái góp phần tạo cảm hứng, thu hút trẻ từ đó hình thành và phát triển bền vững những yếu tố ban đầu của nhân cách. Hơn nữa, việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi bước vào lớp 1 là một việc làm hữu ích không thể thiếu để giúp trẻ tự tin, vững bước khi bước vào ngôi trường mới. Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức đầy đủ, chính xác nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Ngôn ngữ là công cụ đẻ học tập, giao tiếp, vui chơi, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Vì vậy, việc giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ là một việc làm hết sức quan trọng để tạo tiền đề vững chắc cho trẻ trong việc đọc, viết sau này trên trường tiểu học. Đồng thời, giúp cho trể có thể diễn đạt rõ ràng những điều mong muốn của mình với người khác và thể hiện được cảm xúc của mình với môi trường xung quanh. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển ngôn ngữ khi trẻ nghỉ dịch tại nhà”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ khi trẻ nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ khi trẻ nghỉ dịch tại nhà

2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận: Trong xu thế hòa nhập, phát triển của đất nước và thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ thông tin và các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Ngay từ năm 2008, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học trong đó có cả bậc học mầm non nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. Khi mà nền kinh tế tri thức phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là một điềun cần thiết và tất yếu trong xu thế hiện nay. Với trẻ mầm non “học mà chơi, chơi mà học” việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học sẽ kích thích sự húng thú, chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ vào bài giảng một cách nhẹ nhàng, đặc biệt là trong các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện. Chỉ bằng vài cái “nhấp chuột” là giáo viên đã có những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đầy màu sắc hay những con chữ biết đi...thu nhút mọi ánh nhìn và tâm trí của trẻ. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính là đang giúp trẻ chuẩn bị một phần hành trang để trẻ có thể bước vào lớp 1 vững bước, tự tin. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Trong tình hình hiện nay, trẻ mầm non đang được nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục trẻ lại càng cần thiết và đang giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giúp trẻ phát triển đầy đủ và toàn diện. Mặt khác,việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy rất thuận lợi cho giáo viên, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, lại vừa tiết kiệm được công sức trong việc làm đò dùng đồ chơi. Đồng thời, gây hấp dẫn cho trẻ bởi màu săc rõ nét, các thủ thuật, hiệu ứng gây sự chú ý với trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái góp phần tạo cảm hứng, thu hút trẻ từ đó hình thành và phát triển bền vững những yếu tố ban đầu của nhân cách. Hơn nữa, việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi bước vào lớp 1 là một việc làm hữu ích không thể thiếu để giúp trẻ tự tin, vững bước khi bước vào ngôi trường mới. Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức đầy đủ, chính xác nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Ngôn ngữ là công cụ đẻ học tập, giao tiếp, vui chơi, là phương tiện để giáo 4 hoạt trong giao tiêp 3 Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động, 6/19 31,5 13/19 68,5 tiêp thu bài hiệu quả 4 Trẻ có một số kĩ năng thao tác cơ bản 4/19 21,1 15/19 78,9 trên máy tính, điện thoại Qua kêt quả khảo sát trẻ đâu năm học cho thây tỉ lệ trẻ phát âm rõ ràng, đúng ngữ pháp; số trẻ sử dụng từ ngữ phong phú, linh hoạt trong giao tiêp và số trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động, trẻ tiêp thu bài tốt còn đạt tỉ lệ thâp. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhât ngôn ngữ, góp phân chuẩn bị cho trẻ một hành trang vững chắc khi vào lớp một trong khi trẻ nghỉ dịch tại nhà. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một số nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Quyêt định số 117/QĐ-TTg, quyêt định phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy- học, nghiên cứu khoa học góp phân nâng cao chât lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đên năm 2025”. Quyêt định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạọ giai đoạn 2022- 2025, định hướng đên năm 2030”. Công văn số 4003/ BGDĐT-CNTT ngày 07/10/2020 về việc hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020- 2021 Công văn số 4096/BGDĐT-CNTT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021 - 2022 có nhắc đên: Tăng cường các điều kiện đảm bảo và ứng dụng CNTT để tổ chức có hiệu quả các hình thức dạy học trực tuyên, dạy học trên truyền hình; góp phân duy trì các hoạt động dạy- học, kiểm tra, đánh giá của năm học 2021-2022 trước những diễn biên phức tạp của dịch COVID-19. Công văn số 922/PGDĐT-MN về việc hướng dẫn thực hiên quy chê chuyên môn câp học mâm non năm học 2021- 2022 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các câp lãnh đạo, đã tổ chức các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể dễ dàng sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học trong khi trẻ nghỉ dịch tại nhà. Đội ngũ ban giám hiệu trẻ, năng động, vững về chuyên môn, khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt, luôn tạo điều kiện để giáo viên được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rất quan tâm đến trẻ. 6 hoạt động triệt để như năm học này. Để nhóm zalo này hoạt động được hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã đưa tất cả các phụ huynh của lớp vào nhóm, kiểm tra lại số điện thoại của từng phụ huynh và sửa đổi nếu không đúng, đảm bảo 100% phụ huynh đều được đưa vào nhóm lớp để nắm bắt các thông tin. Đúng như mong đợi, nhóm zalo này đã hoạt động rất hiệu quả, giúp phụ huynh có thể nắm bắt các bài học của các con, thông tin của nhà trường, cũng như có thể trao đổi tâm tình, nguyện vọng của bản thân, tình hình của các con. Và một điều quan trọng nữa, nhóm zalo riêng của lớp chính là nơi phụ huynh gửi các bài học của các con để trả bài cho cô giáo, từ đó giáo viên có thể đưa ra những lời động viên khen ngợi, hay những nhận xét, chỉnh sửa kịp thời giúp các con nắm bắt được những kiến thức đúng. 5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các video hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ ngay tại gia đình. Với phương châm “nghỉ dịch chứ không nghỉ làm”, khi mà tất cả học sinh mầm non trên địa bàn được nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh thì những giáo viên mầm non chúng tôi đã phải đóng thêm một vai trò nữa là những người học trò trên con đường tạo ra những video để truyền đạt kiến thức cho trẻ. Từ một người giáo viên tạo ra các giáo án điện tử dạy trẻ trực tiếp trên lớp thì nay chúng tôi đã giống như những người làm phim thực thụ sử dụng vô số các kĩ năng, thủ thuật, hiệu ứng để tạo ra các video hay và hấp dẫn phối hợp cùng phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà. Mặt khác, để gặp trẻ trong các buổi học trên zoom thì những giáo án điện tử là không thể thiếu cùng với khả năng sử dụng ứng dụng zoom trong quá trình dạy học. Trong suốt thời gian nghỉ dịch tôi đã làm rất nhiều các video để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Đó là những video dạy trẻ làm quen chữ viết. Những buổi học đầu tiên cung cấp những kiến thức cơ bản đầu tiên giúp trẻ học chữ, đó chính là học về các nét cơ bản. Kiến thức mới với trẻ và cũng là kiến thức mới với cô. Những buổi đầu làm video kĩ năng công nghệ của cô chưa thành thục, tôi đã phải tìm tòi, học hỏi rất nhiều từ đồng nghiệp, trên các trang mạng. Làm thế nào để tạo ra các nét? Sử dụng các hiệu ứng như thế nào? Sử dụng trò chơi nào để củng cố kiến thức cho trẻ? Làm thế nào để làm được trò chơi đó? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Sau một tuần làm việc tôi đã tạo ra được video mà mình mong muốn. Một video dạy trẻ có đầy đủ các bước lên lớp giống như một hoạt động chính trên lớp có đủ ba phần: Phần một là ổn định lớp, giới thiệu bài; phần hai là nội dung trọng tâm, dạy trẻ kiến thức; phần ba là phần kết thúc. Với các video khác cũng vậy, rất nhiều kĩ năng công nghệ, thủ thuật, các hiệu ứng, cách phân tích các nét chữ khiến tôi đau đầu. tôi đã tìm tòi từ các 8 xem càng hứng thú với những video mà cô gửi. Hay khi dạy trẻ trên zoom cũng vậy, trẻ vào zoom rất sớm, khi học bài thì hăng hái tham gia, việc bật, tắt camera, micro được trẻ thực hiện ngày càng thành thạo. (Hình ảnh 1, 2, 3, 4, 5) 5.3. Sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ mầm non “học mà chơi, chơi mà học” thì cho dù có học theo hình thức nào thì cũng không thể thiếu các trò chơi để giúp trẻ thực hành, trải nghiệm củng cố các kiến thức đã học Một số các trò chơi mà tôi đã tạo ra, sử dụng và trẻ tích cực tham gia hứng thú: Trò chơi vòng quay kì diệu Cách chơi như sau: Cô có một vòng quay, trên vòng quay đó có gắn các chữ số từ 1 đến 8. Khi cô bấm vào ô bắt đầu, vòng quay sẽ quay. Khi vòng quay dừng lại, kim chỉ vào số nào thì cô sẽ mở ô số đó. Ô số mở ra xuất hiện chữ cái nào thì trẻ sẽ phải phát âm chữ cái đó. Nếu trẻ trả lời đúng sẽ được chọn 1 món quà. Sau khi trẻ chọn món quà mình thích thì cô sẽ mở giúp trẻ xem đó là món quà gì. (Hình ảnh 6) Từ trò chơi này, tôi có thể biến tấu thành một trò chơi khác với tên gọi vòng quay chữ cái hay chiếc nón kì diệu. Với trò chơi này tôi chỉ cần vòng quay có gắn các chữ cái mà tôi muốn trẻ ôn luyện và một vài các chữ cái khác gây rối. Khi vòng quay dừng lại, kim chỉ vào chữ cái nào trẻ sẽ phải phát âm chữ cái đó. Trò chơi: Ai thông minh Cách chơi: cô đưa ra các câu hỏi, cho trẻ một khoảng thời gian để suy nghĩ và trả lời. Sau đó cô đưa ra đáp án đúng và nhận xét câu trả lời của trẻ Trò chơi: quả táo nào biến mất Cách chơi: Cô có một cây táo có rất nhiều quả. Mỗi một quả táo được đánh dấu bằng một nét hoặc chữ cái các con đã học. Các con hãy quan sát thật kĩ những quả táo này. Sau đó cô cho một quả táo bất kì biến mất và hỏi trẻ quả táo nào đã biến mất? Trẻ quan sát và phát hiện quả táo chứa nét gì biến mất. (Hình ảnh 7) Với trò chơi này, cô giáo có thể thay thế các nét chữ bằng các chữ cái hoặc các chữ số để giúp trẻ ôn luyện. Trò chơi: bé chọn chữ nào? Cách chơi: Cô có một bức tranh, phía dưới là tên bức tranh, dòng phía dưới là tên bức tranh bị thiếu chữ cái. Các con hãy quan sát tên bức tranh ở dòng phía trên xem thiếu chữ cái nào. Sau đó các con hãy chọn chữ cái cần tìm ở dòng chữ phía trên bức tranh. Sai khi trẻ chọn, cô kiểm tra giúp trẻ bằng cách bấm vào chữ cái đó. Nếu 10 Trên zalo nhóm lớp, tôi trao đổi và vận động phụ huynh nên dành thời gian quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với trẻ, Khi trò chuyện, tôi yêu cầu các bậc phụ huynh sử dụng tiếng phổ thông, chú ý khi phát âm để mình không bị ngọng, nói với tốc độ vừa phải để trẻ nghe được rõ và không bị ngọng theo. Ngoài ra, tôi còn gửi lên zalo nhóm lớp các bài thơ, câu chuyện với nội dung phù hợp để phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Khi trẻ trả bài, tôi lắng nghe trẻ phát âm, đọc thơ và nhận xét bài học của trẻ. Nếu trẻ bị ngọng hoặc phát âm chưa đúng tôi nhắn tin riêng nhờ phụ huynh sửa giúp trẻ. Nếu có từ hai trẻ trở lên phát âm sai, tôi nhắn tin lên nhóm zalo lớp cách phát âm đúng để tất cả các phụ huynh cùng nắm được. (Hình ảnh 13) Với một số phụ huynh tương tác ít hoặc chưa tương tác trên nhóm lớp, tôi gọi điện và nhắn tin riêng vận động phụ huynh dành thời gian cho con em mình , phối hợp cùng giáo viên giúp con em mình phát triển ngôn ngữ. Việc phối kết hợp với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sau một thời gian thực hiện đã có những kết quả đáng ghi nhận. Đó là những sản phẩm trả bài của trẻ về phát âm chữ cái, về đọc thơ, hay những buổi tham gia học zoom tôi được nghe trẻ nói trực tiếp. Tôi nhận thấy số trẻ phát âm đúng, rõ ràng, số trẻ ngọng, trẻ tự tin khi giao tiếp, khi trả bài cho cô ngày càng tăng lên. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả có so sánh đối chứng: Sau khi thực hiện các biện pháp trên, cũng giống như đầu năm học, tôi đã lập biểu mẫu, gửi lên zalo nhóm lớp và nhờ phụ huynh khảo sát trẻ và đã đạt được kết quả như sau: Bảng số liệu khảo sát trẻ cuối năm học STT Nội dung khảo sát Đâu năm Cuối năm Đối chứng Đạt Tỉ lệ ( Đạt Tỉ lệ ( % ) % ) Trẻ phát âm rõ ràng, 5/19 26,3 18/19 94,7 Tăng 68,4% 1 đúng ngữ pháp Trẻ sử dụng từ ngữ 7/19 36,8 18/19 94,7 Tăng 57,9% 2 phong phú, linh hoạt trong giao tiếp Trẻ hứng thú khi tham 6/19 31,5 18/19 94,7 Tăng 63,2% 3 gia hoạt động, tiếp thu bài hiệu quả
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_giup_tre.docx
SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ khi trẻ ngh.pdf