SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
Giáo án điện tử là hình thức giảng dạy được biên soạn trên phần mềm Microsoft PowerPoint với sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng khác cũng như máy ảnh kỹ thuật số, scanner, projector. Đó là cách nhìn giáo án điện tử về mặt kỹ thuật. còn về mặt sư phạm, giáo án điện tử là gì? Về phương diện này, thật khó thể đưa ra một định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện giáo án điện tử, tôi nhận thấy giáo án điện tử được quan niệm như là một phương tiện dạy học trong đó giáo viên khai thác tiện ích của công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng; phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn; kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng giao tiếp. Giáo án điện tử tuyệt nhiên không chỉ là bài trình bày nội dung hoạt động trên một số slide PowerPoint.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ở 1 số trường mầm non cho thấy, mặc dù các trường đã được trang bị tốt về cơ sở vật chất nhưng số giáo viên biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử chưa nhiều, hoặc sử dụng chưa linh hoạt, chưa phù hợp. Các giáo án điện tử còn mang đậm tính chất sao chép trên mạng. Hay 1 số giáo viên do tư tưởng ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học hoặc do không ý thức được khi nào, độ tuổi nào, đề tài nào thì dùng giáo án điện tử nên quá lạm dụng vào PowerPoint.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ở 1 số trường mầm non cho thấy, mặc dù các trường đã được trang bị tốt về cơ sở vật chất nhưng số giáo viên biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử chưa nhiều, hoặc sử dụng chưa linh hoạt, chưa phù hợp. Các giáo án điện tử còn mang đậm tính chất sao chép trên mạng. Hay 1 số giáo viên do tư tưởng ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học hoặc do không ý thức được khi nào, độ tuổi nào, đề tài nào thì dùng giáo án điện tử nên quá lạm dụng vào PowerPoint.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Trần Thị Hiển Ngày sinh: 10/09/1982 Năm vào ngành: 2005 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tam Thuấn Trình độ chuyên môn: Đại học Công tác đoàn thể: Chủ tịch Công đoàn cơ sở Khen thưởng : Lao động tiên tiến NĂM HỌC: 2021 - 2022 2. Đối với giáo viên 21 3. Đối với phụ huynh 21 4. Đối với cơ sở vật chất 22 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 22 I.KẾT LUẬN 22 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 22 III. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ 23 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và phần mềm cho trẻ 5-6 tuổi thú của trẻ chưa cao, trẻ dễ bị phân tâm khi hoạt động với các Slide. 2. Cơ sở thực tiễn: Giáo án điện tử đã mở ra những hướng đi mới cho giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Active Primary, Flash, Photoshop, Converter. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video.. .vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với việc thiết kế giáo án điện tử giáo viên có thể khai thác triệt để các nguồn tài liệu, tư liệu, hình ảnh,. cả trên mạng Internet và cả trên thực tế cuộc sống hàng ngày để đưa vào dạy trẻ. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa đảm bảo được nội dung giáo dục: “lấy trẻ làm trung tâm”. Việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy ở trường mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít nhưng hiệu quả thiết thực trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ. Trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt động, Sử dụng hợp lý và linh hoạt giáo án điện tử giúp trẻ không chỉ tiếp thu được kiến thức tối đa mà còn hình thành được kỹ năng sống cho trẻ. Là tiền đề để trẻ được tiếp cận, sử dụng với công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như PowerPoint , flash, .). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. VD: Trẻ có thể xem 1 đoạn phim về cảnh trời mưa, hay cảnh về cuộc sống của các con thú trong rừng, hay hình ảnh một bông hoa đang nở, 1 cây xanh đang lớn lên, 1 con vật đang đẻ trứng.. .(điều này một giáo án thông thường không thể có) 2 Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và phần mềm cho trẻ 5-6 tuổi - Điều tra thực tiễn hoạt động ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Vũ Chấn * Phương pháp quan sát: - Quan sát là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, quan sát có mục đích nội dung, có kế hoạch và hệ thống, người nghiên cứu theo dõi đối tượng theo trình tự thời gian thấy được thực trạng của quá trình nhận thức cho trẻ. - Quan sát trực tiếp như dự tiết học, dự các hoạt động của trẻ, trò chuyện với trẻ có thể quan sát gián tiếp như qua các sản phẩm hoạt động của trẻ. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Chọn hai nhóm trẻ cùng độ tuổi, một nhóm thực nghiệm, một nhóm đối chứng. - Áp dụng các biện pháp của mình vào nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng giữ nguyên phương pháp hiện hành. VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Thực hiện từ tháng 9/2021 đến 5/2022 tại lớp 5 tuổi (A2) B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. Hơn thế nữa ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng rãi nên việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này. Phương pháp dạy học tích cực được thể hiện rất rõ trong quá trình hoạt động trẻ em được phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. Thực chất phương pháp dạy học tích cực hướng tới giúp cho trẻ chủ động trong việc chiếm lĩnh, lĩnh hội những kiến thức hiểu biết kỹ năng với phương pháp dạy học này trẻ trở nên linh hoạt, chủ động, trẻ hào hứng nhiệt tình và mong muốn tham gia hoạt động. Trong hoạt động trẻ giữ được sự say sưa chú ý vào việc làm của mình và thực hiện nhiệm vụ đến kết quả cuối cùng, trẻ sử dụng các giác quan để thể hiện các hành động tìm tòi, khám phá sự vật, hiện tượng và hiểu được bản chất của sự vật, trẻ thực hiện các thao tác tư duy, so sánh, phân tích tổng hợp. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến thức của mình về tin học vào việc soạn giáo án (trên máy vi tính) và sử dụng một số ứng dụng phần mềm vậy 4 Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và phần mềm cho trẻ 5-6 tuổi * Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông, nên gia đình không có thời gian để rèn trẻ, trẻ ít được tiếp cận với máy tính. * Giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử chưa nhiều. Một số giáo viên biết thiết kế nhưng sử dụng chưa thành thạo dẫn tới trẻ chưa hứng thú vào các hoạt động, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ khi tham gia vào các hoạt động có sử dụng giáo án điện tử chưa cao. 3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài * Đối với trẻ: Tổng: 39 trẻ, kết quả khảo sát đầu năm qua 3 hoạt động như sau: Phải nói rằng cách tổ chức các hoạt động cho trẻ đã được đổi mới qua chuyên đề. Muốn cho các cháu tiếp xúc với các hoạt động được tốt, thì điều đầu tiên là tôi sẽ phân loại các cháu. Không phải trong lớp các cháu đều có nhận thức như nhau, nếu đặt câu hỏi dễ các cháu nhận thức nhanh sẽ không phát triển được trí thông minh, nếu đặt câu hỏi khó các cháu nhận thức chậm sẽ không tiếp thu được bài. Chính vì thế ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát kiểm tra về tất cả các kỹ năng khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trẻ và phân các cháu thành ba đối tượng, tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 1: Khảo sát đầu năm Mức độ đánh giá Số cháu nhận thức Số cháu nhận thức Số cháu nhận nhanh được bài (Khá) thức chậm ’ (Tốt) (TB) Số lượng 8 12 19 trẻ: 39 Phần trăm 20% 31% 61% (%) Từ kết quả trên trong từng bài dạy, tôi đã nghiên cứu phân loại các kỹ năng và kết hợp vào các hoạt động khác giúp đỡ trẻ khi vào bài mới trẻ tiếp thu bài một cách thoải mái. Từ đó tôi đã ứng dụng một số phần mềm tin học vào việc giảng dạy cho trẻ như: Phần mềm painter, power point, kidsmart, violet, flash. III. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy. Tổ chức các trò chơi cho trẻ là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng về tin học để có thể sáng tạo tiết dạy cho sinh động hiệu quả nhưng phù hợp với từng môn học tránh lặp đi lặp lại một hình thức sẽ làm mất đi hứng thú của trẻ. Chính vì vậy để hướng đãn trẻ làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ, tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau: 1. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ. 6 Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và phần mềm cho trẻ 5-6 tuổi Chuẩn bị: Lên mạng tìm những hình ảnh con voi, con gấu, con hổ copy về máy. Thiết kế các slide show và chèn các hình ảnh đó vào đồng thời chèn các bài hát về các con vật đó. Ta có thể thiết kế trò chơi “ô chữ(số) bí mật” trên phần mềm này để cho trẻ chơi trong phần trò chơi. Tiến hành: Khi dạy trẻ, cô trình chiếu cho trẻ xem cô có thể cho trẻ thời gian thảo luận. Trong phần trò chơi: Cô có thể cho trẻ tự bấm chọn ô số trẻ thích để trẻ có kỹ năng sử dụng chuột của máy tính, giúp trẻ gần gũi hơn với máy tính. Điều đó sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn. b. Sử dụng phần mềm violet để thiết kế các trò chơi cho trẻ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non chúng ta luôn phải quan tâm là trẻ không học là học mà ở lứa tuổi này trẻ học thông qua chơi. Các trò chơi đối với trẻ trong các tiết học là rất quan trọng. Thông qua trò chơi trẻ được củng cố, khắc sâu hơn kiến thức đã được tiếp thu trong bài học, trò chơi hấp dẫn trẻ sẽ hào hứng tham gia các hoạt động hơn vì như vậy tiết học không bị nhàm chán, trẻ không có cảm giác nặng nề như một tiết học thực sự mà đối với trẻ lúc này như đang được chơi. Với phần mềm violet chúng ta có thể tự thiết kế cho trẻ được rất nhiều trò chơi(ví dụ: trò chơi trắc nghiệm đúng sai, ô chữ kì diệu,...) bằng hình ảnh và âm thanh sống động sẽ kích thích trẻ hứng thú và sáng tạo. - Phần lớn các trò chơi tôi thiết kế ở dạng trắc nghiệm đúng sai và sử dụng để ôn luyện các kiến thức cho trẻ, đó là các trò chơi: + Sắp xếp các cây theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất.( Chủ đề thực vật) + Sắp xếp bút chì vào hộp theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài nhất.( Chủ đề“Trường mầm non”) + Sắp xếp các ngôi nhà theo thứ tự từ 1- 10.( Chủ đề gia đình) + Trò chơi củng cố kiến thức về thêm bớt( Số 7 tiết 2- chủ điểm giao thông) + Chọn cách chia đều các đối tượng( 3-3, 4-4, 5-5, chủ điểm tết và mùa xuân) + Rèn kỹ năng đếm từ 1-10( Chủ điểm trường tiểu học). Ví dụ: Trong tiết dạy toán thay vì cô giáo xếp trên bảng các đối tượng tôi sử dụng các hình đã được scan vào máy vi tính và cho các đối tượng lần lượt xuất hiện sau mỗi lần ấn chuột. Đặc biệt trong tiết dạy về chia các nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách, tôi cũng có thể dùng các hiệu ứng trong Power point để ấn chuột chia các đối tượng thành 2 phần và có một dãy số cho trẻ chọn số tương ứng với phần còn lại, nhờ vậy vừa tiết kiệm được đồ dùng phải chuẩn bị trong tiết học vừa có thể cho trẻ làm quen với các cách ấn chuột, các thao tác cơ bản của máy tính, phát huy tính tích cực của trẻ. 8
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cntt_thiet_ke_giao_an_dien_tu.docx
SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức h.pdf