SKKN Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà

Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,…Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,… Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Trẻ càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trẻ có thể bị lây nhiễm thông qua các giọt bắn, thông qua các mầm bệnh tồn tại trong môi trường, trên các bề mặt mà trẻ vô tình tiếp xúc vào cơ thể do thói quen hay mút tay, dụi mắt mũi…Mặc dù các thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 không nhiều, nhưng trước bối cảnh chưa có vaccine dành cho trẻ, phụ huynh cần biết các biện pháp để phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ.
doc 27 trang skmamnonhay 27/06/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà

SKKN Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà
 1
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp, thực hiện 
công điện số 06/CĐ-UBND và công văn số 1142/SGDĐT-CTTT v/v thông báo 
cho học sinh tạm dừng đến trường nhằm đảm bảo công tác phòng-chống dịch 
bệnh covid-19
 Năm học 2021 – 2022, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở GDMN thực hiện 
nghiêm công tác phòng, chống dịch, không tổ chức dạy học trực tuyến với trẻ 
mầm non. Cần phối hợp với phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.
 Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, bước vào năm học mới yêu cầu 
đầu tiên của Bộ GD&ĐT đối với các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) phải 
bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh.
 Chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ đảm bảo 
an toàn trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch. Làm tốt công tác y tế trường học 
theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tăng 
cường công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong bối cảnh tình hình 
diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
 Với trẻ nhỏ sức đề kháng chưa cao, nếu không được chăm sóc cẩn thận, 
chu đáo sẽ dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Trong thời điểm thế giới bùng phát dịch 
Covid- 19 và lan truyền vào Việt Nam, tôi đã rất trăn trở tìm mọi cách để có thể 
phòng tránh dịch bệnh cho bản thân, cho gia đình và đặc biệt là cho trẻ nhỏ ở 
lớp mình. Tôi đã suy nghĩ, phối hợp cùng với giáo viên trong lớp thực hiện các 
biện pháp để phòng chống bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất.
 Vậy làm thế nào để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, học sinh cách 
phòng tránh các dịch bệnh Covid-19 trong thời gian nghỉ dịch? Đó cũng chính là 
lý do mà năm học 2021 - 2022 tôi đã đi sâu nghiên cứu: “Một số biện pháp 
tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho 
trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà”.
 2. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:
 - Đánh giá thực trạng về việc chăm sóc sức khỏe của trẻ trong thời gian 
nghỉ dịch. Từ đó tìm ra các biện pháp để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh 
phòng chống dịch bệnh covid-19 cho trẻ tại nhà.
 - Đi sâu vào nghiên cứu những kiến thức, kỹ năng, cách phòng tránh dịch 
bệnh để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe trẻ trong thời 
gian phòng chống dịch bệnh covid-19 tại nhà đạt hiệu quả. 3
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 
tổng kết kinh nghiệm:
 Covid-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là một bệnh do vi-rút có tên SARS-
CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung 
Quốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới.
 Virus COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính: 
 - Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, 
hắt hơi, sổ mũi). 
 - Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người 
bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
 - Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm 
virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.
 - Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị 
phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
 Các triệu chứng khi nhiễm virus COVID-19 khá giống với cảm lạnh. Do đó 
để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu chứng 
COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm: 
 - Đau nhức đầu, khó chịu
 - Sốt cao (trên 38 độ)
 - Chảy nước mũi
 - Ho hoặc đau họng
 - Cảm thấy khó thở
 - Đau cơ, mệt mỏi
 Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khác 
nhau. 
 Thời gian ủ bệnh COVID-19 từ 2 đến 14 ngày. Lúc này, trong cơ thể đã có 
virus nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Khi khởi phát, COVID-19 sẽ gây sốt, 
tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh nhân tử 
vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền
 Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con 
người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. 
Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. 
Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân 
tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục 
tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc 
giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của 
Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức 5
bệnh, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ đầu năm học tôi 
đã có kế hoạch phối kết hợp cùng phụ huynh thực hiện tốt công tác phòng chống 
bệnh dịch. 
 - 2 đ/c giáo viên nhiệt tình trong công việc, luôn sẵn sàng tham gia và ứng 
phó kịp thời các hoạt động phòng tránh bệnh.
 2. Khó khăn: 
 - Trẻ nhỏ sức đề kháng hạn chế, sự hiểu biết về căn bệnh cũng rất hạn hẹp. 
Đặc biệt, trẻ không ý thức được về sự an toàn, trẻ luôn cần sự giúp đỡ và lệ 
thuộc người khác nên cần được giám sát một cách thường xuyên. 
 - Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, một số phụ 
huynh sự hiểu biết phòng tránh dịch bệnh rất hạn chế, thậm chí một số người 
còn thờ ơ, không quan tâm tới mức độ nguy hiểm của đại dịch. 
 - Một số phụ huynh của trường là người lao động tự do, ít có điều kiện tìm 
hiểu về tình hình dịch bệnh và thời gian dành cho con cũng không nhiều. Đó 
chính là khó khăn chính mà tôi gặp phải khi thực hiện đề tài này
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phụ huynh học sinh để nắm 
bắt được đặc điểm cũng như mức độ quan tâm của phụ huynh đối với việc 
phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ.
 Hình ảnh 1: Phiếu khảo sát đầu năm
 Bảng tổng hợp khảo sát đầu năm: Tổng số phụ huynh được khảo sát 30/30
 Tỷ lệ Tỷ lệ 
STT Câu hỏi khảo sát Có Không
 % %
 Phụ huynh có thường xuyên cập nhật 
 66,7
 1 thông tin về dịch bệnh Covid-19 20 10 33,3
 không?
 Phụ huynh có quan tâm phòng tránh 60
 2 12 40 18
 dịch bệnh Covid-19 cho trẻ không?
 Môi trường sống của gia đình có đảm 
 3 bảo tốt công tác phòng chống dịch 10 33,3 20 66,7
 không?
 Phụ huynh có trang bị những kỹ năng 
 4 11 36,7 19 63,3
 để phòng tránh dịch cho trẻ không?
 Trẻ đã có kỹ năng phòng tránh dịch 
 5 8 26,7 22
 Covid-19 chưa? 73,3
 Từ những thuận lợi, khó khăn cũng như kết quả khảo sát đầu năm tôi đã 
suy nghĩ, áp dụng các biện pháp sau để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm 7
 2. Xây dựng các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh dịch Covid-
19 cho trẻ 4-5 tuổi khi trẻ ở nhà.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định dù trẻ mầm non vẫn chưa thể đến 
trường, song trẻ vẫn được giáo dục những kỹ năng tự chăm sóc bản thân như: 
đánh răng, vệ sinh thân thể, tự sắp xếp đồ dùng cá nhân, kỹ năng phòng bệnh 
Để có thể triển khai việc giáo dục trẻ tại nhà, bản thân tôi đã phải nỗ lực rất 
nhiều, không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với 
tình hình mới.
 * Cách thực hiện: 
 Khi xây dựng kế hoạch kết nối phụ huynh học sinh tôi lựa chọn nội dung, 
đề tài phù hợp và cần thiết để dạy trẻ những kỹ năng phòng tránh dịch Covid-19 
tại nhà. Các hoạt động giáo dục trẻ tổ chức dưới hình thức“chơi mà học, học 
bằng chơi” phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Chú 
trọng các hoạt động dạy trẻ bảo vệ an toàn bản thân, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh 
phòng chống dịch bệnh, hoạt động thể chất, vui chơi, học qua chơi
 * Kết quả:
 Tôi đã xây dựng kế hoạch, đưa các nội dung giáo dục kỹ năng phòng bệnh 
khi trẻ ở nhà. Việc xây dựng kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế của 
lớp, cụ thể theo từng tháng như sau:
STT Thời gian Đề tài Ghi chú
 Dạy trẻ kĩ năng đeo khẩu trang 
 1 Tháng 9
 đúng cách
 Dạy trẻ kỹ năng rửa tay đúng 
 2 Tháng 10
 cách
 3 Tháng 11 Dạy trẻ kỹ năng giữ vệ sinh
 Dạy trẻ kỹ năng xúc miệng bằng 
 4 Tháng 12
 nước muối
 5 Tháng 1 Dạy trẻ kỹ năng đánh răng
 6 Tháng 2 Tìm hiểu về thông điệp 5K
 Dạy trẻ tìm hiếu về các triệu 
 7 Tháng 3
 chứng của bệnh Covid-19
 Dạy trẻ một số thói quen tốt để 
 8 Tháng 4
 phòng bệnh Covid-19 9
 - Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập 
trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
 - Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát 
khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, 
điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa 
thông thoáng.
 - Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
 - Không tập trung: Không tập trung đông người.
 - Khai báo y tế: Thực hiện khai báo Y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng 
dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy 
cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho 
đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, hoặc đường dây nóng của y tế địa 
phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
 * Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh:
 Thực hiện vệ sinh cá nhân.
 Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường 
hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có 
chứa cồn (ít nhất 60% cồn).
 Người tiếp xúc gần với người bệnh/ nghi ngờ mắc bệnh nCoV trong vòng 
14 ngày phải thông báo cho các cơ sở y tế địa phương, phải đeo khẩu trang, 
hạn chế tiếp xúc với người khác.
 Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.
 Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện cúm.
 Tập thể dục, ăn chín uống chín và đủ chất để tăng cường sức khỏe.
 Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm 
cửa, bề mặt các đồ vật bằng chất tẩy rửa.
 Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu: sốt, ho, khó thở.
 * Các biện pháp vệ sinh:
 + Rửa tay
 - Bước 1: Làm ướt tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay 
vào nhau
 - Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn 
tay kia và ngược lại
 - Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay
 - Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của lòng bàn tay này vào lòng bàn 
tay kia
 - Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tuyen_truyen_phoi_ket_hop_voi_phu_huyn.doc