SKKN Một số biện pháp trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi, chính nhờ các trò chơi mà cuộc sống của trẻ phong phú hơn, trẻ học được nhiều điều thông qua các trò chơi. Trong xã hội hiện nay, một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều trò chơi hiện đại đến với trẻ thơ, chúng ta không thể phủ định rằng, các trò chơi ấy không kích thích trí tuệ của trẻ phát triển, nhưng chính sự hiện đại ấy đã làm cho xã hội phức tạp của người lớn lên lõi trong tâm trí của trẻ. Trẻ thiếu đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Chính vì vậy, việc đưa trẻ em về với sự hồn nhiên, trong sáng của mình, đưa trẻ về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các trò chơi dân gian thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ có thể chơi các trò chơi một cách hứng thú và hiệu quả nhất. Từ những băn khoăn, trăn trở ấy, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và đã tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách tốt nhất, để trò chơi dân gian thực sự đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các trò chơi dân gian thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ có thể chơi các trò chơi một cách hứng thú và hiệu quả nhất. Từ những băn khoăn, trăn trở ấy, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và đã tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách tốt nhất, để trò chơi dân gian thực sự đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 6-5 TUỔI” Họ và tên: Võ Thị Bé Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non An Thủy Quảng Bình, tháng 12 năm 2016 2 mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả những vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm rất cần thiết”. Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi, chính nhờ các trò chơi mà cuộc sống của trẻ phong phú hơn, trẻ học được nhiều điều thông qua các trò chơi. Trong xã hội hiện nay, một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều trò chơi hiện đại đến với trẻ thơ, chúng ta không thể phủ định rằng, các trò chơi ấy không kích thích trí tuệ của trẻ phát triển, nhưng chính sự hiện đại ấy đã làm cho xã hội phức tạp của người lớn lên lõi trong tâm trí của trẻ. Trẻ thiếu đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Chính vì vậy, việc đưa trẻ em về với sự hồn nhiên, trong sáng của mình, đưa trẻ về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các trò chơi dân gian thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ có thể chơi các trò chơi một cách hứng thú và hiệu quả nhất. Từ những băn khoăn, trăn trở ấy, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và đã tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách tốt nhất, để trò chơi dân gian thực sự đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: Bản thân tôi sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất mà tôi đang công tác. Chính vì vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt một thời gian dài. Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mầm non. Được trải qua nhiều năm công tác, tôi thấy rằng giáo viên cần phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các trò chơi dân gian thì mới có thể tổ chức được các trò chơi một cách hiệu quả, mang lại hứng thú cho trẻ. Từ những cơ sở nêu trên, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5- 6 tuổi, tôi thấy sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp tốt nhất để có thể tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong lớp mình đạt hiệu quả. Chính vì vậy, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số biện pháp trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. 2. Phần nội dung 2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Xuất phát từ thực tế, trẻ em nào cũng cần được vui chơi. Thời gian chơi của trẻ chiếm hầu hết thời gian hoạt động trong một ngày của trẻ. Đặc biệt trong những năm qua thục hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học, tôi luôn bám sát các công văn chỉ đạo: 4 vận dụng vào quá trình hướng dẫn trẻ phù hợp từng buổi chơi, từng trò chơi, luôn có ý thức sưu tầm, tìm kiếm những trò chơi dân gian vui thích, mới lạ và bổ ích. - Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh và tập thể hội đồng sư phạm nhà trường trong việc sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, các trò chơi dân gian, mua săm thêm trang thiết bị. Tuy nhiên, cùng với thuân lợi, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau: * Khó khăn: - Trường tôi đang công tác thuộc vùng nông thôn chiêm trũng, qua hàng năm thiên tai lũ lụt kéo dài, trường thường xuyên ngập sâu trong nước. Cơ sở vật chất mặc dù có sự đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương và phụ huynh nhưng so với nhu cầu thì vẫn còn nhiều thiếu thốn về các phương tiện, đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ chơi các trò chơi dân gian. - Đối với giáo viên, các tài liệu và vốn kiến thức về các trò chơi dân gian còn hạn chế, giáo viên chưa thực sự tự chủ trong việc tự học, tự nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các hoạt động của trẻ còn theo kiểu “lối mòn”, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Do vậy, việc tổ chức các trò chơi thường lặp đi lặp lại dẫn đến sự nhàm chán ở trẻ. - Khả năng chú ý có chủ định của một số trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú. - Trong lớp còn có một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào hoạt động tập thể. - Trong quá trình chơi, tính sáng tạo, linh hoạt của trẻ còn nhiều hạn chế. - Việc giáo viên lồng ghép trò chơi dân gian vào trong các hoạt động còn lúng túng. Từ thực trạng trên mà việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non nói chung và lớp của tôi nói riêng chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn. * Khảo sát thực trạng: Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp mình để nắm bắt tình hình và có kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc sử dụng trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo. Cụ thể kết quả như sau: TT Nội dung khảo sát Lớp Tỉ lệ % đạt 1 Trẻ chú ý vào nội dung cô 5- 6 tuổi 60 hướng dẫn. 2 Trẻ hứng thú và tích cực tham 5- 6 tuổi 65 gia vào các trò chơi. 3 Trẻ thuộc lời các bài đồng dao, 5- 6 tuổi 60 lời ca của các trò chơi. 4 Trẻ nắm được các kỹ năng chơi 5- 6 tuổi 60 các trò chơi dân gian. 6 Có cây núc nắc Có nhà hiển binh Thầy thuốc có nhà hay không? Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thay thuốc". "Rồng rắn" và "thầy thuốc" đối thoại nhau: Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu? Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con Thầy thuốc: con lên mấy? Rồng rắn: con lên một Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên hai Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên ba Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên bốn Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên năm Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên sáu Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên bảy Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên tám Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên chín Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon Rồng rắn: con lên mười Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu Rồng rắn: cùng xương cùng xẩu. Thầy thuốc: xin khúc giữa. Rồng rắn: cùng máu cùng me. Thầy thuốc: xin khúc đuôi Rồng rắn: tha hồ mà đuổi. "Thầy thuốc" đuổi bắt "rồng rắn", trẻ đứng đầu dang tay cản "thầy thuốc", " Thầy thuốc" tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (trẻ cuối cùng). Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu nhưng lúc này rồng rắn chỉ còn 7 bạn chơi, cứ chơi như thế đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu " rồng rắn" bị đứt khuc hoặc bị ngã thì cũng bị thua. 8 Đồ chơi cần có của trò chơi “Ném còn” Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ về cách chơi, luật chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi, để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. *Dạy trẻ đọc thuộc lời ca: Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi trẻ chơi không bao giời chỉ thực hiện nguyên tắc vận động chơi của mình mà trẻ thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó.Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ: “Chi chi chành chành”, trẻ hát: “Chi chi cành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Chấp dế đi tìm Ù à ù ập” Câu hát dường như chẳng có ý nghĩa nào rõ ràng nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. 10 Trò chơi: “Thả đỉa ba ba” Trò chơi chỉ có thể tổ chức khi trẻ đã học thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Sinh hoạt chiều, hoạt động ngoài trời, mọi lúc mọi nơiKhi trẻ đã thuộc đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia. * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi, luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Mèo đuổi chuột”, “Thả đĩa ba ba” Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” Nhưng cũng có trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như: “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Chuyền thẻ”, “Ô ăn quan” 12 * Với hoạt động chung và sinh hoạt chiều (Chủ yếu diễn ra ở trong lớp học): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh, nhẹ nhàng để tránh sự mệt mỏi cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Chuyền thẻ”, “Đếm sao”, “Kéo cưa lừa xẻ” Đặc biệt, khi tích hợp các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn các trò chơi phù hợp với đặc điểm từng lĩnh vực hoạt động. * Với lĩnh vực phát triển thể chất: nên lựa chọn các trò chơi dân gian nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh, năng động. Ví dụ: Với trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối “tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm đuôi phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy. hay với trò chơi “Chi chi chành chành” buộc trẻ phải nhanh tay, nhanh miệng vì nếu câu cuối bài là “Ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón tay của trẻ đó sẽ bị giữ lại, như thế là thua. Trò chơi “Chi chi chành chành” - Với lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ: khi lựa chọn trò chơi cần chú ý các tiêu chí sau: + Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. + Phát triển ngôn ngữ. + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. 14
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_trong_viec_to_chuc_cac_tro_choi_dan_gi.doc