SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

- Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được phát triển nhân cách một cách toàn diện, vì vậy, tổ chức trò chơi cho trẻ là một việc cần thiết, đặc biệt là trò chơi dân gian.
- Trong những năm gần đây xã hội rất quan tâm tới bậc mầm non, đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt nhân cách và nhận thức.
- Nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều trò chơi cho trẻ em. Không thể phủ nhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển nhưng mặt trái lại của nó chưa dược kiểm soát chặt chẽ. Những trò chơi dân gian đơn giảm mà sinh động, thiết thực, gần gũi, có thể chơi ở mọi lúc, mọi nơi lại không tốn kém sẽ tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi và phát triển về nhiều mặt.
doc 15 trang skmamnonhay 27/06/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 Mục tiêu: Nghiên cứu các phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 
mầm non 5-6 tuổi.
 Nhiệm vụ: Tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được tham gia trò chơi dân 
gian một cách hấp dẫn, lôi cuốn, có ý nghĩa và hiệu quả nhất.
 - Giúp trẻ mầm non phát triển nhân cách một cách toàn diện
 - Phối hợp với phụ huynh cùng sưu tầm, sáng tác các trò chơi dân gian và 
lời mới cho các bài ca dao, đồng dao.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Hoạt động tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân 
tộc thiểu số
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Một số biện pháp tô chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vùng dân tộc 
thiểu số tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang. Năm học 2015- 2016
 I.5. Phương pháp nghiên cứu.
 Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: 
 + Phương pháp lí luận
 + Phương pháp thực tiễn
 II. Phần nội dung 
 II.1. Cơ sở lý luận
 - Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua hoạt động vui 
chơi trẻ được phát triển nhân cách một cách toàn diện, vì vậy, tổ chức trò chơi 
cho trẻ là một việc cần thiết, đặc biệt là trò chơi dân gian.
 - Trong những năm gần đây xã hội rất quan tâm tới bậc mầm non, đã có 
nhiều chương trình hỗ trợ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt nhân 
cách và nhận thức.
 - Nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều trò chơi cho trẻ em. Không thể phủ 
nhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển nhưng mặt trái lại của nó 
chưa dược kiểm soát chặt chẽ. Những trò chơi dân gian đơn giảm mà sinh động, 
thiết thực, gần gũi, có thể chơi ở mọi lúc, mọi nơi lại không tốn kém sẽ tạo cơ 
hội cho trẻ được vui chơi và phát triển về nhiều mặt.
 II.2.Thực trạng
 Năm học 2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp lá 1 phân hiệu 
Buôn Dur I: Tổng số học sinh 29, dân tộc 20, nữ: 13, nữ dân tộc: 8. từ những 
điều trên có những thuận lợi và khó khăn như sau: 
 a. Thuận lợi- khó khăn
 2 - Lớp nằm trong địa bàn khó khăn thuộc vùng nông thôn, nhận thức của 
phụ huynh về giáo dục mầm non chưa cao và khả năng nhận thức, ngôn ngữ 
tiếng việt, sự linh hoạt của học sinh có một số hạn chế.
 - Phòng học được xây dựng nhiều năm về trước đã xuống cấp và chưa 
đúng với yêu cầu của phòng giáo dục. Sân chơi còn chưa đảm bảo cho trẻ khi tổ 
chức các trò chơi mang tính chất tĩnh
 - Đồ dùng đồ chơi chưa đủ số lượng với số lượng trẻ than gia chơi, chưa 
đẹp, chưa bền, chưa hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Nhận rõ được tầm quan trọng chính vì vậy: 
 -Bản thân tôi phải làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và các tầng 
lớp trong xã hội. Sưu tần những trò chơi dân gian mang bản sắc văn hóa việt.
 - Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch năm, kế hoach tháng, kế hoạch chủ 
đề, kế hoạch tuần, kế hoạch của một ngày tích hợp.
 - Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
 - Luôn nâng cao trình độ chuyên môn – nhận thức chính trị.
 - Luôn có tinh thần đoàn kết, chấp hành mọi chủ trương, chỉ thị, sự điều 
hành của lãnh đạo, luôn có sự giao lưu, trao đổi giữa các đồng nghiệp với nhau, 
nhân viên trong trường.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
 - Xã hội ngày càng đi lên, giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm 
nhiều hơn. Không chỉ một đơn vị nào đó mà toàn cả xã hội cùng chung tay góp 
sức vì tương lại của những con người mới. Vì vậy việc tạo môi trường cho trẻ 
học tập là việc rất quan trọng.
 - Đã có nhiều chương trình dành cho trẻ 5 tuổi chẳng hạn như: “ Trường 
học thân thiện – học sinh tích cực”, hay “ Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” dành 
cho trẻ. Chính vì thế, bản thân tôi phải thường xuyên tham mưu với nhà trường 
và tuyên truyền với với phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài 
 * Về phía giáo viên Mầm non 
 - Từ trước đến nay giáo viên chỉ cho trẻ chơi các trò chơi tự do là chủ 
yếu, hoặc chơi các trò chơi thường khô khan, gò ép, lặp đi lặp lại nhiều lần, 
không theo chủ đề, nên dễ gây nhàm chán.
 - Đồ chơi không gây được hứng thú cho trẻ.
 - Giáo viên chưa thật sự tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú 
vui chơi.
 - Bản thân tôi khi thực hiện đề tài này con ít kinh nghiệm, ngoài ra lớp 
nằm ở vùng nông thôn thuộc đồng bào dân tộc thiểu số.
 4 - Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi đã nghiên cứu kĩ các văn 
bản chỉ đạo của ngành, tìm hiểu trên mạng internet và ghi chép đầy đủ vào sổ 
nhật kí để làm tư liệu vận dụng vào từng bài dạy cụ thể.
 * Người chơi
 - Bất kì một trò chơi nào muốn tiến hành thì phải có người chơi, và điều 
đặc biệt trò chơi dân gian là trò chơi tập thể, vui nhộn đòi hỏi các người chơi 
phải tích cực trong suốt quá trình chơi.
 - Trẻ mầm non có đặc điểm chơi nhanh chán nên tôi làm công tác tư tưởng 
động viên trẻ trước khi chơi, gợi ý để trẻ khám phá ý nghĩa của trò chơi.
 * Phổ biến luật chơi, cách chơi
 - Trò chơi dân gian có từ rất xa xưa, việc hướng dẫn cho trẻ biết cách chơi, 
luật chơi là điều rất quan trọng. Khi phổ biến luật chơi, cách chơi một cách ngắn 
ngọn, rõ ràng, dễ hiểu. Để trẻ dẽ tiếp thu và nắm bắt.
 * Chuẩn bị đồ chơi
 - Đồ chơi chủ yếu là đồ chơi tự tạo, chẳng hạn như trò chơi “Bịt mắt bắt 
dê” thì cần một cái khăn, trò chơi “Ném còn” thì càn có một quả còn
 - Trò chơi dân gian thường có dị bản về cách chơi và luật chơi. Từ đó đồ 
chơi sử dụng trong các trò chơi cũng phải linh hoạt thay đổi theo từng địa 
phương, hoàn cảnh cụ thể. Do vậy giáo viên cũng cần linh hoạt và sáng tạo trong 
các trò chơi để phù hợp với từng lớp học, lứa tuổi của trẻ mà vẫn đảm bảo luật 
chơi không ảnh hưởng đến ý nghĩa của trò chơi. Ví dụ như trò chơi‘ chơi 
chuyền” que có thể bằng tre, bằng gỗ hay bất cứ que gì thẳng, tròn, nhẵn dài 
khoảng 20 cm. Hòn chuyền có thể là quả bóng nhỏ hay hòn sỏi, hay một quả gì 
đó to vừa gọn trong lòng bàn tay trẻ.
 * Địa điểm
 - Việc chuẩn bị địa điểm rất quan trọng có trò chơi chỉ cần không gian nhỏ 
vì trò chơi ít người và mang tính chất tĩnh.
 - ví dụ: 
 +Trò chơi ‘ Kéo cưa lừa xẻ” chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ ngồi 
đối diện nhau đưa hai tay ra và cầm vào tay nhau đọc bài đồng dao “ Kéo cưa lừa 
xẻ”để kéo qua kéo lại.
 + Trò chơi “ Vuốt hột nổ’ chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ ngồi đối 
diện nhau, đưa hai tay ra vuốt, rồi tay phải bạn này đập vào tay trái bạn kia và 
ngược lại
 - Trò chơi nhiều người tham gia và mang tính chất động, cần khoảng 
không gian rộng.
 - ví dụ:
 6 + Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn ( từ 4 đến 6 tuổi ): Khả năng chú ý có chủ 
định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ 
có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn.
 Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo 
các tiêu chí sau:
 - Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
 - Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
 -Trò chơi mang tính lồng ghép ôn lại bài cũ và làm quen kiến thức mới.
 - Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
 +Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu 
giáo lá :“Ô ăn quan”, “Trốn tìm”, “Ném còn”,“ Chơi chuyền”  
 - Ngoài ra có thể tổ chức trò chơi cho nhiều lứa tuổi tùy vào mức độ tổ 
chức.ví dụ trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”
 + Trẻ 2-3 tuổi cho trẻ đọc thuộc lời ca kết hợp với vận động tay chân nhẹ 
nhàng:
 “Dung dăng dung dẻ Cho dê đi học
 Dắt trẻ đi chơi Cho cóc ở nhà
 Đến ngõ nhà trời Cho gà bới bếp
 Lạy cậu lạy mợ Xì xà xì xụp
 Cho cháu về quê Ngồi thụp xuống đây”
 + Với trẻ 3-4 tuổi, cho trẻ 5-6 tuổi trẻ nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa 
đi vừa đọc lời ca. Chân bước nhẹ nhàng, tay vung theo nhịp lời ca. Khi hát đến 
tiếng “ dung” thì tay vung về phía trước và ngược lại .Cứ như thế cho đến cuối 
bài hát tất cả mọi người ngồi xuống và bắt đầu chơi lại từ đầu.
 -Giải pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi
 + Trò chơi dân gian mang tính vui nhộn, tập thể, trò chơi có luật nhưng 
thoải mái với người chơi và phù hợp với từng lưa tuổi. Vì vậy đây là môi trường 
giáo dục cho trẻ tốt về đức tính tích cực, hòa đồng và cách làm việc theo nhóm. 
Để tạo hứng thú cho trẻ tôi phải chuẩn bị đầy đủ như: Người chơi, phổ biến luật 
chơi, cách chơi, đồ chơi, địa điểm, lời ca.sau đó nhấn mạnh ý nghĩa của trò 
chơi nhằm thu hút trẻ vào trò chơi. Có thể sử dụng một số biện pháp thu hút như 
sau:
 +Giới thiệu đồ dùng đồ chơi của trò chơi phải thật đẹp, bắt mắt để trẻ tò 
mò.
 + Giáo viên hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn, gây được sự chú ý của trẻ.
 +Trong qua trình chơi giáo viên thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ để 
kích thích sự hứng thú của trẻ
 8 +Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc 
đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi” ( đứng sau cùng ) phải chạy thật 
nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại 
phải làm “ thầy” để đi đuổi những trẻ khác. 
 +Trò “ Trồng nụ trồng hoa”, có nhiều nấc chơi nho nhỏ: Từ bàn một, bàn 
haiđến bàn mười từ một nụ, một hoađến tám hoa.Trẻ phải vượt qua dần 
từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, 
nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
 +Trò “ Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng 
vì nếu câu cuối bài là “ ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, 
ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
 - Lĩnh vực phát tiển nhận thức khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được 
các tiêu chí sau:
 + Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
 + Phát triển ngôn ngữ.
 + Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ 
năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi
 + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
 Ví dụ:
 + Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn gánh có 
mấu – Châu chấu có chân” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của 
một số con vật và đồ vật quen thuộc. hay trò chơi “ Đi chợ” cho trẻ nhận biết 
một số nhóm thực phẩm quen thuộc.
 + Những câu thơ ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự 
năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược 
lại:
 Cô đọc lời bài thơ sai Trẻ sửa và đọc đúng lời bài thơ\
“Non cao đầy nước “ Non cao đầy mây 
 Đáy biển đầy mây Đáy biển đầy nước
 Dưới đất lắm mây Dưới đất lắm cỏ
 Trên trời lắm cỏ Trên trời lắm mây
 Người thì có mỏ Người thì có miệng
 Chim thì có mồm” Chim thì có mỏ”
 +“ Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó 
là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên và 
cộng lại trong phạm vi 10: Bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái 
hến” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “ đôi tôi, đôi chị”, “ba lá đa, 
ba lá đề”, “tám quả trám, hai lên chín”Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành 
thạo trong phạm vi 10. 
 - Phát triển thẩm mĩ: Nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các 
trò chơi: “ Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ 
Quảng”
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_cho_tre_mam.doc