SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đào Viên

Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc).
Nhắc đến tuổi thơ ai cũng gắn liền với con trâu, cánh đồng và cánh diều thả gió, với những trò chơi dân gian đầy lý thú. Thế nhưng trẻ em ngày nay ít được chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước và giờ đang ngày càng bị mai một và quên lãng, ở cả các vùng quê với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại chúng ta không thể phủ nhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển nhưng nói về mặt trái của nó vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta đó là giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, đặc biệt các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa với trẻ. Vậy tổ chức chơi như thế nào và tổ chức chơi ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ chính là một bài toán khó với tất cả các giáo viên.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin chia sẻ “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đào viên”.
docx 19 trang skmamnonhay 18/09/2024 390
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đào Viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đào Viên

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đào Viên
 2
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi”
 Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo chính là hoạt 
động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà 
quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai 
trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt 
động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm 
cần thiết và rất có ý nghĩa. 
 Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, 
trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của 
dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả 
trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, 
trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới 
trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, 
quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế 
giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành 
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ 
cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới 
thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Trò chơi dân gian không đơn 
thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt 
Nam độc đáo và giàu bản sắc. 
 Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển 
tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê 
hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy 
móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi 
các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày 
trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà 
còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò 
chơi dân gian là một việc làm cần thiết. 4
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường 
mầm non
 a. Ưu điểm
 - Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ thuận lợi cho 
việc tổ chức các trò chơi dân gian.
 - Là giáo trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao 
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí và nguyện vọng của trẻ trong 
độ tuổi mẫu giáo lớn khi tham gia vào các trò chơi dân gian. Luôn học hỏi, trau 
dồi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ 
chức các trò chơi dân gian.
 - Trẻ đi học đều và đa số trẻ đã có nề nếp thói quen học tập.
 b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
 Năm học 2022 - 2022 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 
tuổi. Với tổng số 31 trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động học cho trẻ bản thân 
tôi bản thân tôi gặp phải những hạn chế sau:
 Về cơ sở vật chất
 Ngày nay khoa học càng phát triển thì hàng loạt các phương tiện nghe 
nhìn hiện đại ra đời và trẻ rất nhanh tiếp cận như: Điện thoại, đồ chơi, trò chơi 
điện tử, trò chơi siêu nhân...dần thay thế các trò chơi dân gian như: Đánh gà, ô 
ăn quan, cơm canh rau muống, chơi chắt, nhảy bao bố, ô thỏ .
 Về phía phụ huynh
 Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc phối kết hợp với nhà 
trường để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ 
nghĩ trò chơi dân gian không còn phù hộ với con em mình nên phụ huynh cho 
trẻ hướng tới trò chơi hiện đại
 Về phía giáo viên
 Việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ 
từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều. Một số giáo viên 6
một cách có hiệu quả và tạo cho trẻ sự thích thú, phấn khởi. Tôi tiến hành thực 
hiện các biện biện pháp như sau: 
 Biện pháp 1: Lựa chọn và sưu tầm 1 số trò chơi dân gian phù hợp với 
lứa tuổi của trẻ 
 -Trong trường mầm non có sự phân chia trẻ theo các độ tuổi. Mỗi độ 
tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò 
chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, 
ngay từ đầu năm học tôi bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở nhận 
thức, khả năng của trẻ trên lớp, lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp đưa 
vào kế hoạch thực hiện. Cụ thể như sau:
 + Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: Khả năng chú ý có chủ định còn 
kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn 
giản như: 
 “Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng 
dung dẻ”.
 + Trẻ mẫu giáo nhỡ và trẻ mẫu giáo lớn khả năng chú ý cao sức khỏe và 
nhận thức tốt có thể chơi trò chơi dân gian như: “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, 
“Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Thả đỉa ba ba”, “Lộn cầu vồng”, “Oẳn 
tù tì”,
 => Kết quả :Tôi đã lựa chọn, sưu tầm được 1 số trò chơi dân gian phù 
hợp với lứa tuổi của trẻ. 
 - Khi đã lựa chọn được theo các chủ đề, đã giúp tôi sử dụng các trò chơi 
dân gian không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển thể 
chất và nhận ra những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng nguyên bản các trò 
chơi dân gian khi dạy trẻ.
 - Trẻ nắm được cơ bản cách chơi, luật chơi, hứng thú tham gia các 
trò chơi.
 Biện pháp 2: Chuẩn bị các điều kiện trước khi cho trẻ chơi trò chơi 
dân gian
 *Chuẩn bị đồ dùng 8
vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Chơi hoạt động theo ý thích, chơi 
ngoài trời, trò chuyện sáng. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ 
chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và 
tích cực tham gia vào trò chơi. 
 Chuẩn bị địa điểm
 - Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ 
chơi đông nên đòi hỏi địa điểm phải có diện tích rộng, như: “Kéo co, cướp cờ, 
mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, chồng nụ chồng hoa...” Nhưng lại cũng có 
những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “Chi chi chành chành”, 
“Tập tầm vông”, “kéo cưa lừa xẻ”.Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách 
chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù 
hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
 => Kết quả: Tôi đã xây dựng được kế hoạch trong các buổi hoạt động, tổ 
chức các trò chơi khác nhau. Các trò chơi diễn ra dưới nhiều hình thức khác 
nhau, trẻ rất hứng thú tham gia chơi.
 * Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi phù hợp với từng hoạt động
 Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định vì thế 
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý 
lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng 
hoạt động.
 Trong lúc đón và trả trẻ
 - Tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi và lựa chọn những trò chơi, mang 
tính nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ các trò chơi như: Chi chi chành chành, Kéo cưa 
lừa xẻ hoặc trò chơi bắt nguồn từ những bài đồng dao lặp đi lặp lại một cách 
thoải mái như: 
 “Con gà cục tác cục ta
 Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông
 Má gà thì đỏ hồng hồng
 Cái mỏ thì mịn, cái mồng thì tươi
 Cái chân hay đạp hay bơi 10
 Với môn âm nhạc
 + Nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: “Tập tầm 
vông” hát chuyền sỏi, “nhảy sạp”
 + Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một 
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: Phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ 
điểm của bài dạy. Chẳng hạn như:
 Chủ đề Trường mầm non có thể tổ chức các trò chơi: “Nhảy bao bố ”, 
“Thả đỉa ba ba, kéo co, bắn bi”
 Chủ đề Gia đình có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Nu na nu nống”, “Chi 
chi chành chành”, “chốn tìm ”, “ô ăn quan ”
 Chủ đề Nghề nghiệp: Đi cà kheo, ném còn, kéo cưa lừa xẻ. 
 Chủ đề Thế giới động vật: Nặn tò he, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, 
bịt mắt bắt dê. 
 Chủ đề Tết và mùa xuân: là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các 
trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như “Ném còn”, “Cướp cờ”, 
“Bịt mắt đập niêu”, “Chơi đu”, “Múa lân”
 =>Kết quả: Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động có lồng ghép trò 
chơi dân gian. Nhờ việc tổ chức các hoạt động trẻ không những biết chơi các trò 
chơi dân gian mà còn nâng cao thể lực cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh 
dạn tham gia vào các hoạt động khác.
 * Biện pháp 4: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi
 - Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất 
cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi 
nhất định. 
 - Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi 
càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, 
vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn 
lên mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người 
đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi 
chành chành”, “Nhảy lò cò”, cũng tương tự như vậy. 12
 - Đa số trẻ đều được mở rộng vốn hiểu biết của mình về các trò chơi dân 
gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
 - Trẻ đã biết tự tổ chức các trò chơi dân gian cùng bạn trong lớp.
 - Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, 
hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh. 
 - Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, 
nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
 BẢNG KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
 Nội dung Số Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp
 trẻ Đạt % Chưa đạt %
Kỹ năng chơi 31 29 93 2 6
Tự tổ chức chơi với bạn 31 30 96 1 3
Tinh thần đoàn kết 31 31 100 0 0
Sự hứng thú 31 31 100 0 0
 * Đối với giáo viên
 - Giúp giáo viên nhận ra được tầm quan trọng của trò chơi dân gian, lựa 
chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi.
 - Có kiến thức, kỹ năng tốt để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
 - Giáo viên có thêm các kinh nghiệm, kỹ năng chơi cùng trẻ một cách tốt 
hơn. Giáo viên có được những ý tưởng sáng tạo mới khi xây dựng và thiết kế 
một số trò chơi, cũng như một số đồ đùng phục vụ các trò chơi được phong phú 
hơn thu hút được 100% trẻ tham gia chơi mà không bị nhàm chán.
b. Điều chỉnh bổ xung sau thực nghiệm(sau khi áp dụng thực tiễn)
 Qua quá trình nghiên cứu thực tế ở lớp, tôi thấy rằng mỗi biện pháp sử 
dụng đều có những cách thức tổ chức nội dung khác nhau và đạt kết quả rõ rệt 
tuy nhiên khi thực hiện đòi hỏi giáo viên cần phối kết hợp tổng thể các biện 
pháp một cách linh hoạt và chủ động hơn, giáo viên cũng phải có trình độ sư 
phạm lành nghề để các biện pháp đạt kết quả cao nhất nhằm nâng cao chất lượng 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_cho_tre_5_6.docx