SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi

Đề tài sáng kiến này tuy đã từng có nhiều người nghiên cứu song ở mỗi độ tuổi khác nhau và mỗi trường, mỗi vùng miền lại mang một đặc điểm riêng. Do vậy các giải pháp đưa ra áp dụng cũng không thể giống nhau. Và thực tế ở trường mầm non nơi tôi đang công tác, trò chơi dân gian được tổ chức ở trường vào rất nhiều thời điểm trong ngày, thế nhưng giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc tổ chức các trò chơi dân gian sao cho phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn mang lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế các trò chơi dân gian vẫn còn thể hiện một cách hình thức, chưa đi vào tâm hồn và cuộc sống của trẻ. Vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm:
Đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non tôi dạy, từ đó đề xuất một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi. Giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Đồng thời làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho trẻ, qua đó trẻ biết yêu quý, bảo vệ, gìn giữ các trò chơi dân gian một nét đẹp văn hóa của dân tộc .
doc 14 trang skmamnonhay 25/06/2024 980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
 Nhận thấy lợi ích của việc cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, Bộ Giáo dục 
và Đào tạo đã khuyến khích việc phát triển và đưa các trò chơi dân gian vào 
trường học thông qua phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực”. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu 
quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó đối với các giáo viên, đặc 
biệt là các giáo viên mầm non. 
 Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5-6 
tuổi ở trường mầm non. Đứng trước thực trạng hiện nay, tôi luôn đau đáu trong 
lòng mình là phải làm sao đây để tìm ra những giải pháp, cách làm hay để tổ 
chức tốt các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Từ những thực tế của 
lớp mình phụ trách, tôi đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “Một số biện 
pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi” nhằm nâng cao 
tay nghề chuyên môn cho bản thân.
 1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài:
 1.2.1. Điểm mới của đề tài: 
 Đề tài sáng kiến này tuy đã từng có nhiều người nghiên cứu song ở mỗi độ 
tuổi khác nhau và mỗi trường, mỗi vùng miền lại mang một đặc điểm riêng. Do 
vậy các giải pháp đưa ra áp dụng cũng không thể giống nhau. Và thực tế ở 
trường mầm non nơi tôi đang công tác, trò chơi dân gian được tổ chức ở trường 
vào rất nhiều thời điểm trong ngày, thế nhưng giáo viên chưa thực sự chú trọng 
đến việc tổ chức các trò chơi dân gian sao cho phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn mang 
lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế các trò chơi dân gian vẫn còn thể hiện một 
cách hình thức, chưa đi vào tâm hồn và cuộc sống của trẻ. Vì lẽ đó tôi đã mạnh 
dạn chọn đề tài này nhằm: 
 Đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 
tuổi ở trường mầm non tôi dạy, từ đó đề xuất một số biện pháp tổ chức có hiệu 
quả trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi. Giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự 
khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Đồng 
thời làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho trẻ, qua đó trẻ biết yêu quý, bảo vệ, 
gìn giữ các trò chơi dân gian một nét đẹp văn hóa của dân tộc .
 1.2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài: 
 Tôi chọn đề tài này áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở trong 
trường tôi và tôi cũng mong muốn rằng đề tài này được áp dụng rộng rãi, có 
hiệu quả đối với các trường mầm non trên toàn quốc.
 2 qua bạn bè, đồng nghiệp và sách báo. Đặc biệt trường đã lắp đặt hệ thống mạng 
Internet cho 100% nhóm lớp, thuận tiện cho việc tìm kiếm những trò chơi mới 
trên mạng để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân.
 Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ, tích cực tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân. Không ngừng phấn đấu 
nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên học hỏi chị em, bạn bè đồng 
nghiệp. Bên cạnh đó được sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh về việc 
sưu tầm nguyên vật liệu như vỏ ngao, sò, ốc, hến, vải vụn, tranh, sách báo  để 
làm đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ. 
 Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò 
chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. 
 Song bên cạnh những thuận lợi đó bản thân tôi còn gặp không ít khó khăn:
 2.1.2. Khó khăn:
 Ở lớp tôi phụ trách có 24/32 trẻ bố mẹ làm nghề nông hoặc đi làm ăn xa, 
giao trẻ cho ông bà chăm sóc nên ít quan tâm và còn xem nhẹ đến việc chơi của 
trẻ.
 Mức độ chơi của các trò chơi dân gian không giống nhau, có trò chơi rất 
đơn giản, nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính tư 
duy cao mà giáo viên vẫn đang còn hạn chế về vốn kiến thức và hiểu biết các trò 
chơi dân gian. Nhiều lúc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh 
hoạt và tính sáng tạo cao, nhưng giáo viên vẫn chưa thật linh hoạt và sáng tạo.
 Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn 
ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ, mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và 
tích hợp vào các hoạt động mà thôi.
 Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc 
chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng 
thú.
 Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham 
gia vào các hoạt động tập thể.
 Phụ huynh ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ thiếu thông tin về tác 
dụng của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều phụ huynh nghĩ trò chơi 
dân gian không còn phù hợp với con em mình, nên hướng tới các trò chơi hiện 
đại hơn. 
 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều 
và còn hạn chế. Giáo viên chưa xây dựng được kế hoạch tổ chức cho trẻ vui chơi 
một cách khoa học và kỹ lưỡng. Cách tổ chức của cô chưa thực sự gây hứng thú, 
 4 trò chơi dân gian các trẻ nhút nhát, tự kỷ được hoà đồng hơn với các bạn trong 
nhóm lớp. 
 Muốn tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đầu tiên 
tôi lập kế hoạch hoạt động rõ ràng để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian 
sao cho phù hợp với từng chủ đề của lớp mình phụ trách.
 Để lập được kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình mục tiêu chăm sóc 
giáo dục trẻ với những nội dung, công việc rõ ràng cụ thể :
 TT Tên chủ đề Tên trò chơi
 1 Trường mầm non Ô ăn quan, Cắp cua, Kéo co.
 2 Bản thân Nhảy dây, nu na nu nống, rồng rắn lên 
 mây, trốn tìm.
 3 Gia đình Rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, đánh 
 chuyền, thả đĩa ba ba
 4 Nghề nghiệp Kéo cưa lừa xẻ, dệt vải
 5 Thế giới thực vật Chồng nụ chồng hoa, ném còn, cắp cua, 
 câu ếch, cờ lúa ngô
 6 Thế giới động vật Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê
 7 Phương tiện giao thông Thả đĩa ba ba, cướp cờ
 8 Nước và một số HTTN Ném vòng cổ chai, chong chóng
 9 QH- ĐN- Bác Hồ Chèo thuyền, kéo co, đánh chuyền
 Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẵn trò chơi nào 
cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải 
có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với 
trẻ. Bên cạnh đó, khả năng nhận thức của trẻ ở giai đoạn này vẫn còn hạn chế. 
Chính vì thế các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng nhóm 
trẻ, cụ thể như sau:
 Đối với trẻ có khả năng chú ý còn hạn chế, nhận thức chưa cao thì giáo 
viên cần chọn những trò chơi đơn giản và dễ nhớ, ngắn hơn như: Lộn cầu vồng, 
Vuốt hột nổ, dung dăng dung dẻ, 
 Đối với trẻ có khả năng chú ý tốt và nhận thức cao hơn những trẻ khác thì 
giáo viên có thể tổ chức các trò chơi ở các mức độ khó hơn và dài hơn cho 
những trẻ này. 
 Khi đã lập được kế hoạch tôi thường xuyên bám sát kế hoạch để cho trẻ 
làm quen và rèn luyện. Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát, trầm cảm, tôi luôn 
tìm cách để lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi. Bản thân luôn tự rèn luyện mình 
trong chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, kĩ năng và biết sáng tạo trong 
việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
 6 Trò chơi “ Mèo bắt chuột” chọn 2 trẻ, một trẻ làm mèo và một trẻ làm 
chuột, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn cầm tay nhau khi có hiệu lệnh thì 
trẻ thực hiện chơi. 
 Trò chơi “ Ném còn” có một cột mốc cao 3m, trên đỉnh cắm một vòng tròn 
(đường kính khoảng 30- 40cm) từ chân cột 2- 4m thì kẻ vạch mốc. Chia người 
chơi thành 2 đội đứng ở 2 phía cột mốc sau đó lần lượt từng người chơi ném còn 
qua cột mốc, người chơi phía bên kia ném còn trở lại. Cứ tiếp tục như vậy cho 
đến hết. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi như: “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ 
Thả đỉa ba ba”, “ Chồng nụ chồng hoa” 
 * Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:
 Khác với trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong 
quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó, các bài đồng dao mang 
đến sự vui tươi và nhí nhảnh nhộn nhịp cho trẻ. Mặc dù, không phải bài đồng 
dao nào cũng mang lại ý nghĩa, song bài nào cũng hồn nhiên và phù hợp với trẻ.
 Hầu hết các trò chơi giân gian đều có lời ca đặc trưng của trò chơi là 
những lời ca ngộ nghĩnh, dễ thuộc 
 VD như: Trò chơi “ Lộn cầu vòng” trẻ đọc:
 Lộn cầu vòng Hoặc “Lộn cầu vòng
 Nước trong nước chảy Nước sông đang chảy
 Có cô mười bảy Thằng bé lên bảy
 Có cậu mười ba Con bé lên ba
 Hai chị em ta Đôi ta cùng lộn”.
 Cùng lộn cầu vòng”.
 Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Khi trẻ đã 
thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng 
dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi.
 Đối với lớp tôi, trước khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian có gắn bài 
đồng dao, tôi thường tận dụng những khoảng thời gian vào các hoạt động chơi 
tự do, mọi lúc mọi nơi để tập cho trẻ thuộc lời ca trước. Tôi thường đọc cho trẻ 
nghe qua 2 lần, giọng đọc truyền cảm kết hợp với điệu bộ minh hoạ và đưa 
người theo nhịp điệu của bài đồng dao để kích thích lôi cuốn trẻ hứng thú muốn 
được đọc, được chơi trò chơi gắn với bài đồng dao đó. Cho trẻ đọc theo cô nhiều 
lần đến khi trẻ thuộc lời ca. Thực tế tôi thấy khi trẻ đã thuộc lời ca thì trò chơi 
được tổ chức sôi động, nhộn nhịp hẳn lên, trẻ hào hứng tham gia chơi một cách 
say mê, nhiệt tình.
 8 có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng 
động.
 Tôi thay thế trò chơi vận động bằng trò chơi dân gian như kéo co, cướp cờ, 
đẩy gậy, đua thuyền, hò kéo pháo
 VD: Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin 
khúc đuôi, Tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy 
thật nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác 
hoặc lại phải làm“ thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
 Đối với các hoạt động Toán, khám phá, văn học: nên chọn những trò chơi 
nhằm phát triển nhận thức, ngôn ngữ, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho trẻ 
như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, rèn luyện khả năng ghi nhớ và tư duy cho 
trẻ.
 VD: Đối với hoạt động làm quen với Toán: Có thể sử dụng trò chơi “nhảy 
cạnh” để cho trẻ vừa nhảy qua từng cạnh vừa đếm số cạnh mà mình đã nhảy 
qua. Để lồng ghép cũng cố kiến thức về toán có thể sử dụng trò chơi “Tập tầm 
vong”, “ Chồng nụ chồng hoa”, “Ô ăn quan”, 
 Ngoài ra, khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho hoạt động học. Một điều 
cần đặc biệt lưu ý đó là lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài 
dạy.
 VD: Chủ đề “Thế giới động vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi “ Bịt mắt 
bắt dê”, “ Mèo đuổi chuột”.
 Với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (âm nhạc) nên chọn các trò chơi có giai 
điệu và lời hát như các trò chơi: “Tập tầm vông”, “Chèo thuyền”, “ Hát chuyền 
dép”
 Trong trò chơi dân gian còn có loại trò chơi sáng tạo, trò chơi này cô 
hướng dẫn trẻ làm những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong 
chóng, xếp con trâu, con châu chấu bằng lá cây, trò chơi này giúp trẻ khéo tay 
phát huy sáng kiến, phát triển năng khiếu thẩm mỹ.
 Bên cạnh đó, khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, 
một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và 
chủ đề của bài dạy.
 Đối với chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: ‘ Bịt mắt 
bắt dê”, “ Mèo đuổi chuột”
 Chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “ Chồng nụ 
chồng hoa”  
 Chủ đề “Tết và mùa xuân” giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của 
dân tộc trong dịp lễ tết như: “ Kéo co”; “ Cướp cờ ”; “ Đẩy gậy ”; .
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_tro_choi_dan_gian_cho_tre.doc