SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong thực tế hiện nay, trong nhà trường vẫn còn một số giáo viên khi tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện cho trẻ còn áp đặt trẻ thực hiện theo ý cô, nặng về hình thức biểu diễn, chỉ quan tâm cho trẻ tập dượt mà chưa chú ý đến phát triển cá nhân, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, chưa tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ, chưa chuẩn bị cho trẻ tham gia tích cực trong ngày hội, ngày lễ. Khi tổ chức giáo viên chưa chú ý đến tất cả trẻ được tham gia, chưa chú ý đến chương trình của lễ hội. Muốn trẻ năng động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong ngày lễ, ngày hội, bản thân mỗi giáo viên mầm non phải biết vận dụng những hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, tạo điều kiện cũng như cho phép trẻ tự thể hiện, bộc lộ ý tưởng của mình, tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức sự kiện tương ứng trong tháng cho trẻ, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp tổ chức tốt sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Đây là những biện pháp có tính thực tế cao và đang dần được áp dụng có hiệu quả trong thực tế của trường tôi trong năm học này.
doc 22 trang skmamnonhay 20/04/2025 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
1.Kết luận 14
 2. Khuyến nghị 15
Mục lục
 2/15 mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong ngày lễ, ngày hội, bản thân mỗi giáo 
viên mầm non phải biết vận dụng những hình thức tổ chức và phương pháp giáo 
dục phù hợp, tạo điều kiện cũng như cho phép trẻ tự thể hiện, bộc lộ ý tưởng của 
mình, tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức sự kiện tương ứng trong 
tháng cho trẻ, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp tổ chức tốt sự kiện 
tháng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”. Đây là những biện pháp có tính thực tế cao 
và đang dần được áp dụng có hiệu quả trong thực tế của trường tôi trong năm 
học này.
 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
 Nhằm đưa ra một số giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các 
sự kiện tháng cho trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường 
Mầm non. Ngoài ra giúp phát triển ở trẻ khả năng tự tin, xây dựng những tình 
cảm đẹp với bạn bè, tình yêu quê hương đất nước.
 4. Đối tượng nghiên cứu:
 - Việc tổ chức sự kiện, các ngày hội ,ngày lễ;
 - Một số hoạt động tích hợp chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
 - Một số biện pháp tổ chức tốt sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 - Sự mạnh dạn, tự tin của trẻ khi tham gia các hoạt động lễ hội, các sự kiện
 - Trẻ hiểu được ý nghĩa cảu các ngày lễ hội, sự kiện.
 - Trẻ có kỹ năng khi tham gia vào các ngày tổ chức lễ hội, sự kiện.
 6. Phương pháp nghiên cứu:
 Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài, bản thân tôi đã sử dụng một số 
phương pháp như:
 - phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp trực quan hành động.
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp thống kê toán học.
7. Phạm vi thời gian thực hiện:
 Đề tài được thực hiện trong năm học 2020-2021 từ tháng 9/2020 đến 
tháng 5/2021 và những năm học tiếp theo. 
 PHẦN THỨ HAI. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
 ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 4/15 - Lứa tuổi của trẻ đồng đều nên việc tổ chức các sự kiện theo tháng sẽ được 
chuẩn bị tốt hơn.
- Bản thân tôi được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, tham 
gia các buổi kiến tập chuyên đề do trường ,phòng giáo dục tổ chức. 
- Được sự phối hợp giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và 
tổ chức các hoạt động.
- Một số phụ huynh rất mực tin tưởng ở nhà trường, tin tưởng các cô ở lớp, sẵn 
sàng phối hợp cùng nhà trường tổ chức các sự kiện theo từng tháng.
 2.2. Khó khăn:
- Số trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ,nên trẻ rất hiếu động ,do đó gặp rất nhiều khó khăn 
trong việc rèn nề nếp cho trẻ. 
- Trẻ nhút nhát, rụt rè khi tham gia vào các sự kiện. Thường thì chỉ có những 
cháu có năng khiếu, mạnh dạn là tham gia tích cực còn phần lớn là các cháu ngồi 
xem một cách thụ động.
- Công tác chuẩn bị còn chưa khoa học, ít có bàn tay của trẻ tham gia, - - - - 
Công tác tuyên truyền tới phụ huynh chưa sâu rộng.
 * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài :
 + Về phía trẻ.
-Dựa vào khả năng nhận thức, trẻ mạnh dạn, tự tin,có kỹ năng tham gia vào các 
sự kiện, kết quả đạt được như sau :
 (Phụ lục 1: Bảng khảo sát chất lượng đầu năm).
+ Về phía giáo viên:
 Giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tổ chức 
ngày hội cho trẻ và coi đây chỉ là một hoạt động phụ của trẻ trong trường mầm 
non, chưa đưa nội dung ngày hội vào trong các hoạt động của lớp, chưa biết lôi 
cuốn trẻ vào việc cùng tổ chức, tạo khí thế cho trẻ, nhất là những trẻ còn nhút 
nhát, thiếu tập trung.
 Giáo viên chưa có những kiến thức sâu rộng về ngày lễ hội trong trường 
mầm non nên khi trực tiếp tham gia còn lúng túng hiệu quả công việc chưa cao; 
chưa biết tận dụng việc lồng ghép các sự kiện làm cơ hội để giáo dục trẻ; kỹ 
năng tổ chức lễ hội còn hạn chế.
+ Đối với phụ huynh:
 - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức ngày hội, 
ngày lễ cho trẻ, chưa nhiệt tình ủng hộ cho phong trào của nhà trường của lớp.
 3. Những biện pháp chính:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện cho từng tháng.
 6/15 năm bà, của mẹ tượng tự nhiên giao thông 
 đường bộ
 Phương tiện Phương tiện Biển báo giao Trường tiểu 
 giao thông giao thông thông đường học
 4 đường thủy đường sắt và bộ
 đường hàng 
 không
 Đồ dùng lớp 1 Quê hương- Bác Hồ kính 
 5
 của bé đất nước yêu
 4.1.1 Một số sự kiện được tổ chức trong năm học:
 Tổ chức các sự kiện tháng là một hoạt động giáo dục cần thiết trong 
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo hướng đổi mới, thông qua các 
hoạt động của các sự kiện tháng trong năm sẽ góp phần phát triển toàn diện cho 
trẻ.
 Đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo 
dục hấp dẫn. Việc tổ chức các sự kiện theo tháng được coi là một trong những 
phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ ở trường mầm non và là một trong 
những nội dung đổi mới chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
 Thông qua các hoạt động nghệ thuật, giao lưu trong các sự kiện diễn ra, trẻ 
được củng cố các nội dung đã học, khám phá, hình thành nên những biểu tượng 
mới, là một phương tiện để giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục hiệu quả. Qua 
đó giáo viên cũng có thể khảo sát, đánh giá trẻ theo các chỉ số của mỗi lứa tuổi 
và có kế hoạch bồi dưỡng trẻ chưa đạt.
 Việc trẻ được thể hiện bản thân trong các hoạt động sự kiện sẽ mang đến 
hiệu quả giáo dục cao, trong đó giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê 
hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc 
trẻ.
 Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của nhà trường, Lớp tôi đã 
lựa chọn tổ chức các sự kiện theo tháng như sau:
 Tháng 09: Ngày hội đến trường của bé. Tết Trung thu.
 Tháng 10: Sinh nhật các bé tháng 9,10,11
 Tháng 11: Ngày hội của các cô.
 Tháng 12: Ngày thành lập QĐND Việt Nam 
 Tháng 01: Sinh nhật các bé tháng 12,1,2
 Tháng 02: Tết nguyên đán.
 Tháng 03: Ngày của mẹ.
 Tháng 04: Sinh nhật các bé tháng 3,4,5. Trường tiểu học,
 8/15 * Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11:
 Giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam, trẻ biết được 
truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam đối với thầy cô giáo. Giới 
thiệu các công việc của các cô giáo, chú ý giáo dục tình cảm mến yêu, biết ơn 
các thầy cô cho trẻ, thông qua đó trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với cô 
giáo bằng cách tham gia nhiệt tình các hoạt động văn nghệ, thể thao, trang trí 
môi trường, làm quà, để tặng cô giáo của trẻ.
 * Ngày thành lập quân đội:
 Giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt 
Nam, trẻ biết yêu thương, kính trọng các chú bộ đội . Tôi tổ chức cho trẻ xem 
các hình ảnh về công việc của các chú bộ đội, cho trẻ múa hát về chú bộ đội. 
Phối hợp với khối 5 tuổi đề nghị nhà trường cho trẻ đi thăm quan doanh trại 
quân đội, ban chỉ huy quân sự huyện Ba Vì để trẻ được giao lưu, trò chuyện với 
các chú bộ đội.
 * Tết Nguyên Đán:
 Là Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón 
Tết năm mới với tâm trạng vui mừng. Tôi phối hợp với đồng nghiệp xây dựng 
kịch bản chương trình “Bé vui đón Tết” .Giới thiệu cho trẻ đón xuân với những 
phong tục tập quán trong ngày Tết: Chúc tết ông bà, bố mẹ, người thân, thầy cô 
giáo; tổ chức sum họp, mừng thọ người cao tuổi; mọi người mặc quần áo đẹp; tổ 
chức trò chơi dân gian; thời tiết mùa xuân cây cối đâm hoa nẩy lộc, không khí 
trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có những tập quán, cách đón Tết khác nhau 
Trẻ được tham gia các tiết mục văn nghệ, xem múa sư tử, các trò chơi vui nhộn. 
Trẻ được tham gia trải nghiệm làm bánh chưng và được thưởng thức những 
miếng bánh do tay mình tự làm thật là hào hứng và thích thú, qua đó giáo dục 
cho trẻ tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, yêu nét đẹp truyền thống của dân tộc. 
Tổ chức Tết nguyên đán vào những ngày cuối cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ 
Tết để trẻ cảm nhận rõ ràng không khí chuẩn bị cho Tết nguyên đán.
 Ảnh 3: Hoạt động đón tết Nguyên Đán
 * Ngày của mẹ:
 Tổ chức ngày này vào dịp 8/3 có mời phụ huynh để trẻ thể hiện tình cảm 
đặc biệt với mẹ; buổi lễ kỷ niệm với hình thức sinh động, những tiết mục văn 
nghệ, nghệ thuật có nội dung thiết thực. Trẻ tự tay làm quà, bưu thiếp, trang trí 
khung cảnh, tạo sự bất ngờ cho mẹ. Đây cũng là dịp để phụ huynh thấy được sự 
trưởng thành của con em mình.
 *. Bác Hồ kính yêu:
 10/15 - Trang trí những hình ảnh về trường mầm non của bé, các bác các cô trong 
trường, các bạn.
 Trang trí các góc trong lớp thể hiện những hoạt động của cô và các bạn ở 
trường cho trẻ được khám phá trải nghiệm qua đó giáo dục trẻ yêu trường,lớp, 
yêu cô giáo, bạn bè, thích thú đi học.
 Phối hợp với phụ huynh cho trẻ tập văn nghệ chào mừng ngày hội đến 
trường của bé được tổ chức tại lớp.
 Ảnh 4: Trang trí Ngày hội đến trường trong lớp
 * Sự kiện “Tết trung thu”:
 - Các cô cùng trẻ sưu tầm, trang trí môi trường trong lớp bằng các đồ dùng, 
đồ chơi trung thu: đèn ông sao, đèn kéo quân, tranh ảnh các hoạt động trung thu, 
mặt nạ hóa trang, quần áo.
 - Các nguyên vật liệu để trẻ thao tác, làm nên các đồ dùng, đồ chơi tự tạo : 
Bìa, các loại hộp bằng nhựa, khung đèn ông sao, khuôn bánh nướng, bánh dẻo 
 Dựa vào đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi nên tôi đã trang trí, sắp xếp đồ dùng, đồ 
chơi, nguyên vật liệu hợp lí. Để chuẩn bị cho sự kiện này được diễn ra từ đầu 
tháng và liên tục được thể hiện lồng ghép qua tổ chức các hoạt động hằng ngày.
 Ảnh 5: Trang trí sự kiện tết Trung Thu
* Sự kiện “Ngày nhà giáo Việt Nam”:
 - Trang trí những hình ảnh đẹp về cô giáo và bé trong lớp học. Những bức 
ảnh đẹp chụp các cô đang chăm sóc, giáo dục trẻ được tôi đưa vào Poweroint 
trình chiếu cho trẻ xem vào các hoạt động trò chuyện, hoạt động chiều.
 - Triển lãm những bức tranh trẻ vẽ tặng cô, các tấm bưu thiếu trẻ làm tặng 
các bác các cô trong nhà trường.
 - Trang trí các góc trong lớp thể hiện những hoạt động của cô và trẻ ở 
trường, các nguyên vật liệu sắp xếp để trẻ thao tác.
 -Cùng trẻ tập văn nghệ chào mừng sự kiện ngày nhà giáo Việt Nam
* Sự kiện “Tết nguyên đán”:
 - Tôi cùng trẻ làm đồ dùng theo sự kiện ngày Tết nguyên đán: trang trí con 
đường hoa đào, câu đối tết, cây đào, quất, bày mâm ngũ quả ...trang trí lớp học
 - Sưu tầm nhiều nguyên vật liệu cho trẻ làm các món ăn ngày tết, gói bánh 
trưng, làm hoa đào ...
 - Phối hợp với các cô trong nhà trường dựng gian hàng chuẩn bị cho hội 
chợ xuân.
 Ảnh 6: : Xây dựng gian hàng chuẩn bị hội chợ xuân
* Sự kiện “Ngày của mẹ”:
 12/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_su_kien_thang_cho_tre_mau.doc