SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
Trong thực tế, ở trường Mầm non Song Khê chúng tôi nói chung việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao. Một phần do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, một phần do khả năng tổ chức hướng dẫn của giáo viên chưa hấp dẫn, chưa linh hoạt và sáng tạo nên không phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Môt số giáo viên chưa sáng tạo khi lựa chọn và tân dụng các điều kiện sẵn có, các nguyên vật liệu phế thải để cho trẻ chơi khi hoạt động ngoài trời.
Đây là độ tuổi kinh nghiệm sống của trẻ đã có. Trẻ không chỉ có nhu cầu khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh mà trẻ còn có nhu cầu tìm hiểu, giải thích về bản thân mình và bắt chước những hành vi của người lớn. Trước thực tế đó là một người giáo viên mầm non phụ trách lớp 5- 6 tuổi tôi nghĩ mình phải làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh một cách tích cực và chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi”.
Đây là độ tuổi kinh nghiệm sống của trẻ đã có. Trẻ không chỉ có nhu cầu khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh mà trẻ còn có nhu cầu tìm hiểu, giải thích về bản thân mình và bắt chước những hành vi của người lớn. Trước thực tế đó là một người giáo viên mầm non phụ trách lớp 5- 6 tuổi tôi nghĩ mình phải làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh một cách tích cực và chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời một cách tích cực. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu qủa, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Để trẻ thực sự là chủ thể của hoạt động còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động. Đó là một bài toán khó, vì khả năng tập trung chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc và đặc biệt trẻ rất dễ bị phân tán khi ra hoạt động ngoài trời. Trong thực tế, ở trường Mầm non Song Khê chúng tôi nói chung việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao. Một phần do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, một phần do khả năng tổ chức hướng dẫn của giáo viên chưa hấp dẫn, chưa linh hoạt và sáng tạo nên không phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Môt số giáo viên chưa sáng tạo khi lựa chọn và tân dụng các điều kiện sẵn có, các nguyên vật liệu phế thải để cho trẻ chơi khi hoạt động ngoài trời. Đây là độ tuổi kinh nghiệm sống của trẻ đã có. Trẻ không chỉ có nhu cầu khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh mà trẻ còn có nhu cầu tìm hiểu, giải thích về bản thân mình và bắt chước những hành vi của người lớn. Trước thực tế đó là một người giáo viên mầm non phụ trách lớp 5- 6 tuổi tôi nghĩ mình phải làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh một cách tích cực và chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi”. 2. Mục đích ngiên cứu. Nhằm củng cố và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng như: quan sát, so sánh, kỹ năng hợp tác theo nhóm, kỹ năng thực hành trải nghiệm. Rèn luyện sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ. Từ đó, hình thành ở trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 đạo. Trẻ được “Học mà chơi- Chơi mà học”. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú khi tham gia bởi khi tham gia hoạt đông ngoài trời trẻ được thả lỏng cơ thể mình một cách tự nhiên, thoải mái với bầu không khí trong lành. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào sẽ kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quam tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.Qua đó giúp trẻ nhận biết được mối quan hệ gắn bó giữa tự nhiên, xã hội và cuộc sống con người cũng như tâm quan trọng, sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiện đối với cuộc sống của con ngườiTừ đó, giáo dục hình thành ở trẻ những nếp sống văn minh, những hành vi đẹp và ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Vì vậy mà hoạt động vui chơi ngoài trời là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Thông qua vui chơi và hoạt động chơi với những mối quan hệ giữa bạn bè cùng chơi, cùng hoạt động trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội loài người, mở ra một chặng đường phát triển mới về thể chất, trí tuệ. Đó là vai trò đầu tiên của quá trình hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt cùng với việc đổi mới ứng dụng trong việc “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thì cần phải làm tốt việc lựa chọn, tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt động ngoài trời một cách sáng tạo và linh hoạt ở mọi lúc mọi nơi để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, khả năng độc lập sáng tạo của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi đó là hành trang chuẩn bị sẵn sàng để trẻ bước vào lớp một. Chính vì vậy mà giáo viên cần trang bị tốt cho trẻ các kỹ năng tham gia vào các hoạt ngoài trời một cách tích cực. 2. Cơ sở thực tiễn. * Đặc điểm chung. 4 Phụ huynh tích cực ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Học sinh thì tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời. * Khó khăn Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn về mọi mặt. Diện tích đất và khuôn viên cho trẻ chơi còn chật hẹp, quang cảnh ngoài trời chưa được phong phú nên chưa mở rộng và đáp ứng được nhu cầu, sự tò mò khám phá của trẻ về tự nhiên. Trường còn chia làm nhiều khu nên việc xây dựng sân chơi ngoài trời cho trẻ còn gặp khó khăn chưa thực hiện được hết ở các khu. Thực tế ở khu tôi dạy là khu Yên Khê do diện tích còn chập hẹp. Trường lại chung sân với nhà văn hóa của thôn nên việc xây dựng các khu vui chơi, trải nghiệm ngoài trời cho trẻ chưa đạt hiệu qủa cao. Vì vậy cũng ảnh hường rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ. Phụ huynh chưa có điều kiện để thường xuyên đưa trẻ đi chơi, dã ngoại nên vốn hiểu biết của trẻ về thế giới bên ngoài còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên của trường phần lớn là trẻ tuổi, kinh nghiệm, sự linh hoạt sáng tạo khi tổ chức hoạt động ngoài trời còn hạn chế. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng cuốn hút vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu trẻ không còn hứng thú. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không tích cực khi tham gia vào các hoạt động tập thể. 3. Các biện pháp nghiên cứu. 3.1. Biện pháp 1: Biện pháp xây dựng môi trường hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ thì việc xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời là vấn đề không thể thiếu được. Đó là yếu tố quyết định đến sự thành công khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Việc xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ cần đảm bảo các nội dung sau. 6 Các đồ dùng đồ chơi theo ý thích của trẻ phải hấp dẫn, an toàn, đảm bảo đủ cho tất cả trẻ được chơi, kích thích sự tò mò, tính sáng tạo của trẻ. * Môi trường xã hội Môi trường xã hội được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ. Giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Để xây dựng môi trường xã hội cần làm tốt các việc sau: Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của từng trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ và giữa trẻ với thế giới xung quanh. Tạo cơ hội để trẻ bộc lộ những suy nghĩ của mình. Từ đó tạo được sự hứng thú, mạnh dạn, tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động quan sát và vui chơi ngoài trời. Phải có sự thống nhất giữa gia đình, nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 3. 2. Biện pháp 2: Lựa chọn đối tượng, nội dung quan sát phù hợp với nội dung chương trình và khả năng nhận thức của trẻ. Cần lựa chọn nội dung quan sát phù hợp với từng chủ đề, gần gũi với trẻ phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và phải có sự thay đổi phong phú để tao hứng thú cho trẻ, khắc sâu sự hiểu biết của trẻ về đối tượng quan sát và chủ đề trẻ đang học. Ví dụ: Khi đến chủ đề động vật cô cho trẻ quan sát các con vật gần gũi như: con mèo, chó, gà... Ví dụ: Khi đến chủ điểm nghề nghiệp tôi có thể tận dụng cho trẻ quan sát cánh đồng lúa vào mùa gặt để trẻ có nhận biết một cách thực tế và gần gũi nhất công việc của các bác nông dân trong ngày mùa. Cùng với việc lựa chọn nội dung, đối tượng quan sát thì cần phải lựa chọn và sắp xếp hệ thống câu hỏi một cách phù hợp, logic. Câu hỏi phải mang tính gợi 8 Ví dụ: Chủ đề thực vật cho trẻ quan sát cây trong sân trường. Cô cùng trẻ hát bài hát “Em yêu cây xanh” dẫn trẻ cùng đi quan sát. Trong quá trình quan sát tôi sử dụng câu hỏi gợi mở để kích thích tư duy của trẻ như: Quanh trường có những cây gì? Ai có nhận xét gì về những loại cây này?... Sau đó cô để trẻ tự đưa ra những ý kiến của trẻ và cô khái quát lại. Hình ảnh: Cô dẫn trẻ quan sát về các loại cây quanh trường. Ngoài ra trong khi quan sát tôi còn lồng ghép sử dụng câu đố để thay đổi hình thức và kích thích sự tò mò của trẻ Ví dụ: câu đố về cây khế: Hoa tím xinh xinh Từng chùm rung rinh Quả chín năm múi Đố là cây gì? Sau khi trẻ trả lời được là cây khê tôi đưa ra yêu cầu để trẻ quan sát và tìm xem cây khế ở đâu?... Ví dụ: Chủ đề Quê Hương- Đất Nước- Bác Hồ cho trẻ quan sát nhận xét về quang cảnh làng xóm, quan sát tìm hiểu về nghề đan dọ tôm của quê hương 10 Hình ảnh: Trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa tại công viên Hoàng Hoa Thám. 3.4. Biện pháp 4: Lựa chọn đa dạng các vận động và trò chơi. Tổ chức hoạt động ngoài trời không những để trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới tự nhiên mà còn tạo điều kiện để trẻ được vui chơi, vận động một cách tự do và thoải mái. Vì vậy cần sưu tầm một số vận động và trò chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp để tạo sự đa dạng và hứng thú cho trẻ khi chơi như: * Các trò chơi phát triển giác quan: Trò chơi phát triển thính giác cho trẻ: qua trò chơi tai ai thính cho trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng gió thổi, tiếng kêu ở đâu, lá rụng, chim hót đoán xem tiếng động gì, . Trò chơi phát triển khứu giác: ngửi mùi hoa, mùi cỏ. Cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán vật bằng tay. * Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ: Trẻ mầm non, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Trẻ nhận biết tích cực qua tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu, các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, hiện tượng tự nhiên. Chơi chính là con đường chủ yếu để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ chơi không chỉ là để giải trí mà là để học, để tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy mà cần đa dạng các trò chơi nhận thức cho trẻ như: 12 ứng xử phù hợp với thiên nhiên, biết tôn trọng người lao động làm vườn, trồng rau Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm chăm sóc vườn rau. * Các trò chơi giúp phát triển vận động ở trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời. Chơi ngoài trời với các trò chơi vận động giúp trẻ phát triển thể chất, sự linh hoạt, nhanh hẹn, khéo léo. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng tối đa các trò chơi vận động cho trẻ như: tận dụng các đồ chơi sẵn có trong trường như: cầu trượt, đu quay, xích đu, thang thể dục, các vận động bò trườn, tung ném, đi lên xuống bậc, bật nhảy qua vật cản... Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản như: trò chơi kết bạn, trời nắng trời mưa, bắn súng, đổi chỗ cho bạn, Các trò chơi dân gian như: ném còn, lộn cầu vồng, thả đỉa ba ba, kéo co, nhảy bao bố... Tổ chức trẻ cùng làm với cô một số đồ dùng phục vụ cho các trò chơi đơn giản rèn luyện sự khéo léo, tạo niềm vui, hứng thú và đặc biệt mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ hiểu nhau hơn, trẻ biết quan tâm nhường nhịn nhau. 14
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_ngoai_troi_cho_t.docx