SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đôn Nhân
Trò chơi dân gian là loại trò chơi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là một loại hình văn hoá nghệ thuật phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên, sống mãi theo thời gian mà ngày nay người ta gọi là trò chơi dân gian.
Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động tại trường mầm non góp phần to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi cảm xúc thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn,… Và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu cũng như tổ chức trong nhà trường phù hợp theo lứa tuổi và khả năng của trẻ.
Với mong muốn thực sự giúp trẻ yêu thích, hứng thú tham gia chơi các trò chơi dân gian, hiểu biết về trò chơi, biết tự tổ chức trò chơi dân gian với bạn, có ý thức đoàn kết, tinh thần tập thể cao. Đề tài này tôi đã nghiên cứu, học tập sưu tầm qua sách báo, tài liệu về các trò chơi dân gian cũng như thực hiện các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái mà không bị gò bó mà và mang lại hiệu quả cao.
Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động tại trường mầm non góp phần to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi cảm xúc thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn,… Và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu cũng như tổ chức trong nhà trường phù hợp theo lứa tuổi và khả năng của trẻ.
Với mong muốn thực sự giúp trẻ yêu thích, hứng thú tham gia chơi các trò chơi dân gian, hiểu biết về trò chơi, biết tự tổ chức trò chơi dân gian với bạn, có ý thức đoàn kết, tinh thần tập thể cao. Đề tài này tôi đã nghiên cứu, học tập sưu tầm qua sách báo, tài liệu về các trò chơi dân gian cũng như thực hiện các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái mà không bị gò bó mà và mang lại hiệu quả cao.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đôn Nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đôn Nhân
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Trò chơi dân gian đã từng là trang ký ức, mang đậm nét về quê hương, làng xóm trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. Trò chơi dân gian đã mang lại cho trẻ thơ nhiều điều bổ ích, qua câu ca dao, đồng dao, cách gieo vần, nhắc nhịp như thổi vào tâm hồn trẻ tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương, đất nước. Đối với trẻ ở lứa mầm non, trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ cả về tình cảm, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ thì trò chơi dân gian không chỉ thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn là phương tiện giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ sau này. Song thực tế ngày nay khi mà nền khoa học công nghệ thông tin đang bùng nổ đi đến từng mái trường, xâm nhập len lỏi đến từng gia đình, đến từng trẻ thơ làm cho trẻ dần mất đi cơ hội được cảm nhận, tiếp xúc với các trò chơi dân gian Mà thay vào đó là các trò chơi điện tử sinh động kỳ thú: Siêu nhân, game, ipad, không chỉ ở thành phố mà ngay cả ở tất cả các vùng nông thôn. Vì thế trò chơi dân gian đang ngày càng bị mai một và lãng quên. Là một giáo viên mầm non tôi cảm thấy rất tiếc nuối nếu như trẻ không biết đến những trò chơi dân gian của Việt Nam. Vì vậy tôi đã suy nghĩ, trăn trở làm gì và làm thế nào để tổ chức tốt, lôi cuốn, hấp dẫn những trò chơi dân gian đến với trẻ. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non”. Góp phần giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian bởi chính đó là nét văn hoá bản sắc dân tộc Việt nam. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Lê Thị Quế - Nguyễn Thị Thuỳ. - Địa chỉ: Trường mầm non Đôn Nhân – xã Đôn Nhân – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh phúc. - Số điện thoại: 0961.639.114 - 0978.523.455 - Email: quemamnonpk@gmail.com – thuybi281094@gmail.com. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Lê Thị Quế - Nguyễn Thị Thùy - Trường mầm non Đôn Nhân – xã Đôn Nhân – Sông Lô – Vĩnh phúc. 1 Trẻ nhận thức tương đối đông đều, hoạt bát, nhanh nhẹn. Phụ huynh tích cực tham gia các phong trào do nhà trường phát động, ủng hộ nguyên vật liệu, cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp học. - Khó khăn: Số trẻ trong lớp phát triển về thể lực không đồng đều, kỹ năng chơi trò chơi dân gian của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết tạo nhóm khi chơi. Thời gian tổ chức trò chơi dân gian còn hạn chế, cách tổ chức chưa linh hoạt. Từ thực trạng trên ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát trẻ về việc tham gia các trò chơi dân gian: BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM STT Nội dung khảo sát Tổng Trẻ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ số đạt đạt trẻ/lớp 1 Trẻ hứng thú tham gia các 15 43,3% 16 56,7% hoạt động 2 Trẻ có tinh thần đoàn kết, ý 31 15 43,3% 16 56,7% thức tập thể. 3 Trẻ hiểu biết và có kỹ năng 14 45,1% 17 54,9% chơi TCDG. 4 Trẻ tự tổ chức trò chơi dân 14 45,1% 17 54,9% gian với bạn. Một số phụ huynh không còn quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ nghĩ trò chơi dân gian không còn phù hợp với thời đại hiện nay nên phụ huynh cho trẻ hướng tới trò chơi hiện đại. * Các phương pháp áp dụng nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận + Phương pháp đọc sách nghiên cứu tài liệu - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn) + Phương pháp trực quan + Phương pháp quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp + Phương pháp thực hành, trải nghiệm 3 Đối với kế hoạch tuần tôi thiết kế tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ xen kẽ vào các hoạt động trong ngày. Xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, đồ dùng trong khi trẻ chơi để dễ dàng thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ: Các buổi chơi ngoài trời, trong giờ học, giờ đón trẻ, trả trẻ, hoạt động góc, Dành riêng chiều thứ 5 hàng tuần để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động chiều: Chơi trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Nu na nu nống”, “Úp lá khoai”, Hoạt động ngoài trời: Chơi trò chơi “Nhảy lò cò”, “Cướp cờ”, 2.Biện pháp 2: Sưu tầm và lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, thể lực và khả năng nhận thức của trẻ. Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ 5-6 tuổi. Với trẻ mẫu giáo lớn khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn. Vì thế, tôi có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi phù hợp khả năng, nhận thức của trẻ và khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ tôi đưa ra các tiêu chí sau: Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp; Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm; Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ; Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ; Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Từ những tiêu chí trên tôi đã lựa chọn cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi một số trò chơi như: “Vây lưới bắt cá”, “Đúc cây dừa, chừa cây mỏng”, “Đua thuyền trên cạn”, “Kéo co”, “Câu ếch”, “Chồng đống chồng đe”,“Cắp cua”, “Bắt trạch”, “Cá sấu lên bờ”, “Nhảy dây”, Kết hợp tổ chức xen kẽ cho trẻ chơi để trẻ phát triển toàn diện từ trí tuệ đến thể lực, tình cảm, kỹ năng, Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số trò chơi dân gian với cách chơi kết hợp với lời đồng dao, lời ca mới mẻ giúp trẻ hứng thú khi tham gia chơi các trò chơi dân gian như: * Trò chơi dân gian: “Đúc cây dừa – chừa cây mỏng”. Cách chơi: Tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, sàn nhà, hai chân duỗi thẳng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian: 5 * Trò dân gian chơi: “Câu ếch”. Cách chơi: Dùng trò chơi “Thả đỉa ba ba” để xem ai là người đi câu. Vẽ một vòng tròn đường kính tùy độ tuổi người chơi (tuổi nhỏ khoảng 2m, lớn hơn khoảng 3 - 4m) làm ao. Tất cả trẻ vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở ngoài cầm cần câu đi câu. Cần câu là một cái que chừng 1m buộc một sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc một miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. Đầu que có thể bịt vải để tránh nguy hiểm. Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp mọi người bắt đầu hát: Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bọp Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu oạp oạp Thấy bác đi câu Rủ nhau trốn mau Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu oạp oạp. Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh chân chụm lại hơi nhún xuống nhảy lung tung. Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng mà phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quăng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ lừa ếch mất cảnh giác rồi bất ngờ quăng dây bắt. * Lưu ý: Nếu lâu mà không câu được con ếch nào thì sẽ bị phạt phải nhảy ếch một vòng quanh ao. Cứ như vậy tôi đã xây dựng được một ngân hàng trò chơi dân gian vô cùng phong phú, đa dạng về thể loại, đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả khi tiến hành tổ chức trò chơi dân gian. Ngoài ra tôi còn tích cực tìm hiểu, sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian từ các nguồn tư liệu khác nhau như: Tuyển tập 101 trò chơi dân gian Việt Nam, qua tạp chí internet, sách báo và từ người dân địa phương để có nguồn trò chơi đa dạng và phong phú giúp trẻ hứng thú hơn. 3. Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện trước khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. 7 bị kỹ lưỡng về địa điểm chơi nếu trò chơi cần vẽ hình để quy định luật chơi thì phải vẽ trước khi tổ chức trò chơi. 4. Biện pháp 4: Tổ chức linh hoạt trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Chính vì vậy, tôi luôn chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Hoạt động đón trẻ, trả trẻ: Tôi tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng: “Chi chi, chành chành”, “Nu na, nu nống”, “Úp lá khoai”, Hoạt động học: Khám phá khoa học: Đề tài: Tìm hiểu về những viên sỏi. Tôi lồng ghép cho trẻ chơi trò chơi “Chuyền sỏi”, hay “Cắp cua bỏ giỏ”, Giáo dục thể chất: VĐCB: Ném xa bằng một tay. Tôi lồng ghép tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Cá sấu lên bờ”, “Nhảy lò cò”, “Đua thuyền trên cạn”, Hoạt động góc: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi theo nhóm nhỏ trong không gian hẹp như: “Chơi chuyền”, “Ô ăn quan”, “Cắp cua”, “Đánh búng”, Hoạt động ngoài trời: Tổ chức trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột, “Nhảy bao bố”, “Nhảy lò cò”, “Bắt trạch”, Trẻ chơi trò chơi “Bắt trạch”. Hoạt động chiều: Tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Chuyền thẻ”, “Ném vòng cổ chai”,và thường xuyên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giao lưu giữa các lớp với nhau vào chiều thứ 5 hàng tuần. 9 Trong các hoạt động khác như biểu diễn văn hoá văn nghệ tôi cũng lồng ghép đưa trò chơi dân gian phù hợp với bài hát, điệu múa. Việc lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày và các hoạt động khác một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp cho trẻ lĩnh hội tốt những kiến thức một cách tốt nhất, giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, có tinh thần đoàn kết, thân ái với bạn bè và có tinh thần tập thể cao. 5. Biện pháp 5: Tuyên truyền phụ huynh cùng tham gia tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. Tích cực tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với trẻ đến phụ huynh thông qua góc tuyên truyền, các buổi họp phụ huynh trong năm học, giờ đón, trả trẻ và qua nhóm zalo của lớp. Tôi còn chủ động mời phụ huynh trực tiếp tham gia hoạt động ngoại khoá của lớp vào chiều thứ 5 hàng tuần hay các ngày lễ, ngày hội do công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức để phụ huynh hiểu hơn về trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ ở độ tuổi mầm non. Hàng tuần tôi phô tô gửi hình ảnh, video, đường link, các bài hát đồng dao ca dao, các hoạt động trên lớp lên nhóm zalo để phụ huynh kết hợp dạy trẻ thuộc lời đồng dao của các trò chơi, biết được cách chơi, luật chơi và cùng chơi với trẻ. Đối với những trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin tôi sẽ trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi riêng để phụ huynh cùng phối hợp giúp trẻ dần theo kịp các bạn. Bên cạnh đó tôi còn vận động phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, ở gia đình: Chai nhựa, bìa, lịch cũ, các loại vỏ sò ốc, mo cau hay vòng nón cũ, các hột hạt, cây tre cây nứa,để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi dân gian cho trẻ. * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Với các biện pháp nêu trên tôi đã áp dụng vào thực tế trong hoạt động tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non Đôn Nhân. Và đã mang lại lợi ích rất thiết thực và trở thành kinh nghiệm của bản thân trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Do đó phương hướng tới tôi sẽ vẫn tiếp tục áp dụng những biện pháp trên và nâng cao yêu cầu để phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đồng thời cũng rút ra được những hạn chế trong các biện pháp từ đó luôn cố gắng tìm tòi học hỏi phát hiện những điều hay trong các phương pháp dạy và học. Ngoài ra những biện pháp nêu trên còn có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các độ tuổi trong các trường mầm non phụ thuộc vào nhận thức, sức khỏe của trẻ, tình 11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_cac_tro_choi_dan_gian_cho.docx