SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Thông qua hoạt động trải nghiệm “ học bằng chơi - chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho trẻ niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp trong quá trình dạy học.
Như vậy với vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ phải thường xuyên hơn, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ.
Vì vậy là một giáo viên dạy lớp mẩu giáo 5-6 tuổi, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, mong muốn mang lại niềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Cho nên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng của việc trải nghiệm và áp dụng các biện pháp trải nghiệm để nâng cao vốn kiến thức và kỷ năng cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
Như vậy với vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ phải thường xuyên hơn, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ.
Vì vậy là một giáo viên dạy lớp mẩu giáo 5-6 tuổi, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, mong muốn mang lại niềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Cho nên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng của việc trải nghiệm và áp dụng các biện pháp trải nghiệm để nâng cao vốn kiến thức và kỷ năng cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
2 càng khang trang, khuôn viên rỗng rãi, thoáng mát, môi trường xanh - sạch- đẹp, có tương đối đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ hoạt động. (Hình ảnh cụm Rào Trường - Trường MNCL xã Vĩnh Hà được trình chiếu qua slide) Bản thân luôn được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường công trong tác hoạt động chuyên môn cũng như trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp học. Là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn với năng lực chuyên môn vững vàng, có thời gian công tác lâu năm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng tiếp thu những kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt, có nhiều ý tưởng sáng tạo, luôn có những giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Luôn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giảng dạy, cũng như công tác quản lý hồ sơ, soạn giảng của mình. Được tham gia các lớp tập huấn do phòng và sở tổ chức. Được tham gia dự các tiết chuyên đề cấp trường, cấp cụm và chuyên đề cấp huyện. Số trẻ trong lớp phù hợp với điều kiện của lớp và nhà trường, tỉ lệ chuyên cần của trẻ cao, đa số trẻ ngoan và nề nếp. 2. Khó khăn: - Là trẻ 5- 6 tuổi nhưng khả năng phát triển và lĩnh hội kiến thức của trẻ không đồng đều. - Một số trẻ còn chậm chạm, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa tích cực khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. Trẻ trả lời chưa theo hiểu biết mà đang bị thụ động, bắt chước. - Một số phụ huynh thờ ơ, chưa thực sự nhận thức được vấn đề tổ chức cho trẻ trong hoạt động trải nghiệm. - Đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa phong phú đa dạng, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm. * Bảng1: Bảng khảo sát thực trạng khi chưa sử dụng các biện pháp TT Tiêu chí đánh giá Tổng Đạt Chưa đạt số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú , mạnh 12 4 33,3 % 8 66,7% dạn, tự tin khi tham gia hoạt động trải nghiệm 2 Trẻ có hiểu biết về các 12 3 25% 9 75% lĩnh vực trải nghiệm 3 Trẻ có kỷ năng cơ bản 12 3 25% 9 75% trong hoạt động thực hành trải nghiệm Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy khả năng hứng thú, tự tin, hiểu biết của trẻ trong quá trình hoạt động trải nghiệm của trẻ còn rất thấp.Vì vậy 4 điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong nuốn, khả năng của trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ hoạt động tích cực. Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một khâu quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm tích cực, việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực. Việc tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở là cách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cách thoải mái, hồn nhiên và chủ động, gợi mở cho trẻ sự tò mò và thích khám phá của trẻ trong các góc chơi, qua đó cho trẻ khám phá và trải nghiệm qua đồ chơi để phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú của trẻ trong hoạt động trải nghiệm. Khi thiết kế các góc, góc chơi ồn ào tôi sẽ bố trí tránh xa góc chơi tĩnh để trong quá trình trẻ trải nghiệmsẽ không ảnh hướng đến chất lượng vai chơi của trẻ (Hình ảnh thiết kế các góc chơi) Tôi thường xuyên làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu của địa phương dễ kiếm, dễ tìm ,để làm ra những đồ chơi tại góc. Góc học tập: tôi sưu tầm các loại hộp bánh, bìa cát tông làm thành các hình khối ,về số lượng thì tôi cắt bằng xốp gắn keo âm dương, gắn quen kem để trẻ tự gắn lên tường ,các loại hột hạt cao su, que gỗ, đá cuội có viết chữ cái và chữ số, các đồ chơi này được bố trí và sắp xếp gọn gàng để trẻ dễ lấy để hoạt động. Góc phân vai: tôi bố trí các đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu mở: các loại rau củ quả may bằng nỉ, các đồ dùng gia đình làm bằng xốp để trẻ trải nghiệm chơi nấu ăn ,bán hàng, chơi mẹ con, cô giáo, bác sĩtất cả đều là những đồ chơi tự tạo mà trẻ cũng có thể làm cùng cô giáo. Góc xây dựng : chuẩn bị các loại khối gỗ, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, hoa, cỏ, các loại 6 + Tìm hiểu thính giác: Tôi cho trẻ nghe âm thanh của các vật dụng và từ các hướng khác nhau để trẻ nghe và cảm nhận. Sau đó tôi đặt câu hỏi: Con vừa nghe thấy gì? Con nghe được là nhờ bộ phận nào? Con phải làm gì để bảo vệ tai nghe của mình? Ví dụ: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học hoạt động kể chuyện (Hình ảnh trẻ đang kể chuyện theo tranh và đóng kịch được trình chiếu qua slide) Thay vì lựa chọn hình thức đa số trẻ chưa biết, tôi thường xuyên lựa chọn hình thức đa số trẻ đã biết để tổ chức. Từ đó, tôi tìm tòi được những hình thức phù hợp, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ như: cho trẻ kể chuyện theo tranh, tham gia đóng kịch tái tạo lại các nhân vật trong câu chuyện. Được trải nghiệm với các tình huống, tính cách của nhân vật trong câu chuyện, khiến trẻ hứng thú say mê thể hiện và sáng tạo hơn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Góp phần hình thành kĩ năng sống cho trẻ. *Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan. Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời, dạo chơi tham quan thì có thể tạo cho trẻ hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên,với thế giới xung quanh trẻ. Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm này cũng phải phù hợp với thời tiết khí hậu trong ngày để dạy trẻ một cách tự nhiên và tạo sự tích cực hứng thú ở trẻ. Ví dụ: chơi và cùng trải nghiệm về vật chìm nổi. (Hình ảnh trẻ đang trải nghiệm và chơi với vật chìm nổi được trình chiếu qua slide) Qua hoạt động này giúp trẻ hiểu được những vật nào có thể chìm và những vật nào có thể nổi ở trong nước. Trước khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, tôi gợi ý và đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ : “Con có biết vật gì có thể chìm và vật gì có thể nổi trong nước không? ”. Sau khi trẻ nêu ý kiến xong, tôi cho trẻ cùng chơi và trải nghiệm: bỏ một số vật nặng xuống nước như hòn đá, viên bi, cái thìa,ổ khóa, một số vật nhẹ như xốp, thuyền giấy, các vật bằng nhựa. Cho trẻ quan sát và cùng nêu nhận xét. Từ đó trẻ sẽ rút ra kết luận: những vật nặng như sắt, đá, sỏi,viên bithì chìm trong nước, còn những vật nhẹ như xốp, giấy, đồ nhựathì nỗi trên mặt nước. Ví dụ:Cho trẻ chơi với đất cát, các đồ chơi trải nghiệm ngoài trời: Qua đó giúp cho trẻ trải nghiệm với các đồ chơi và thỏa mãn được sự vui chơi thỏa thích của mình. Ví dụ:Hoạt động dạo chơi tham quan vườn hoa, vườn rau. (Hình ảnh về trẻ đang dạo chơi tham quan vườn hoa được trình chiếu qua slide) Qua hoạt động trải nghiệm này giúp cho trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, ích lợi các loài hoa, loài rau, đồng thời trẻ càng yêu thiên nhiên hơn, biết chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường. 8 (Hình ảnh trẻ trải nghiệm làm cô chú bộ đội được trình chiếu qua slide) Trẻ được trải nghiệm làm các chú bộ đội,thực hiện khẩu lệnh và đội hình đội ngũ. Qua các trò chơi, giúp trẻ hiểu về những gian nan vất vả của các chú bộ đội trong khi thực hiện nhiệm vụ. Thông qua hoạt động, trẻ thấy được sự nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm của các chú bộ đội và càng yêu quý các chú bộ đội hơn. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, mỗi một hoạt động trải nghiệm đều có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, tích lũy cho trẻ nhiều vốn hiểu biết về văn hóa, nghệ thuât, về tinh thần đoàn kết và đặc biệt là hình thành kỹ năng sống ban đầu cho trẻ. PHẦN III. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trong thực tế tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại cơ sở GDMN. 1.Về phía giáo viên: Sau khi áp dụng các biện pháp bản thân tôi đã xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ một cách phù hợp và cụ thể. Nội dung, phương tiện dạy học phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ và phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường. Bản thân luôn đổi mới và vận dụng các hình thức, phương pháp vào hoạt động trải nghiệm một cách linh hoạt nhằm tạo sự hứng thú và tăng sự tích cực hoạt động của trẻ. Bản thânlàm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, thuyết phục, thu hút được sự quan tâm của các lực lượng xã hội khác nhau vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2.Về phía trẻ: -Trẻ có những tiến bộ rõ nét về mọi mặt.Trẻ được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá thiên nhiên, thế giới xung quanh trẻ. - Qua các hoạt động trải nghiệm trẻ tự khẳng định mình, tự tin, mạnh dạn và chủ động trong thực hiện các hoạt động khác nhau. - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chủ động, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè. Trẻ nhận thức được hành vi tốt – xấu, đúng - sai trong cuộc sống. Trẻ trở nên có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh chung, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.... Trẻ mạnh dạn, tự tin khi đặt ra các câu hỏi để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và thắc mắc của mình. Kỷ năng sống, kỷ năng tự phục vụ của trẻ ngày càng được tốt hơn. (Một số hình ảnh trẻ được trải qua các hoạt động được trình chiếu qua slide) 3.Về phía phụ huynh: - Nhiệt tình, tích cực tham gia và phối hợp cùng cô vào các hoạt động trải nghiệm trẻ. - Tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên và cùng cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. - Luôn ủng hộ cả tinh thần và vật chất, ngày công lao động để xây dựng nhà trường ngày một khang trang hơn, tạo môi trường xanh-sạch- đẹp. (Hình ảnh phụ huynh lao động cải tạo vườn trường được trình chiếu qua slide) 10 nguyện ủng hộ nguyên vật liệu, kinh phí và ngày công lao động để cải tạo sân vườn, tạo môi trường xanh sạch, an toàn và chất lượng . Như vậy tổ chức tổ động trải nghiệm cho trẻ mầm non là góp phần trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Việt Nam. 2.Kiến nghị và đề xuất Để thực hiện tốt trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ tôi xin đề xuất với cấp trên một số kiến nghị sau: *Đối với phòng giáo dục: - Tôi mong rằng Phòng GD& ĐT thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, các lớp tập huấn về hoạt động trãi nghiệm trong trường mầm non để bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. * Đối với nhà trường: - Mua sắm thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động trải nghiệm. Tổ chức các chuyên đề, các tiết dạy mẩu về tổ chức hoạt động trải nghiệm để cho giáo viên học tập đúc rút khinh nghiệm. *Đối với phụ huynh: - Cần sự phối hợp quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ và nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động trãi nghiệm. Thường xuyên hổ trợ nguyên vật và cùng làm đồ dùng đồ chơi cùng với giáo viên để cho trẻ hoạt động. Trên đây là một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. Bên cạnh những kết quả thu được thì vẩn còn rất nhiều những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo và bạn bè đồng nghiệp để giúp cho tôi thực hiện tốt hơn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Vĩnh Hà, ngày 10 tháng 11 năm 2021 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là đề tài của mình viết,không sao chép nội sung của người khác. Người viết Lê Thị Duyên
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_trai_nghiem.docx