SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vân Hòa B

Hoạt động trải nghiệm cũng là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Do đó, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Như vậy với vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ phải thường xuyên hơn, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ. Vì vậy là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, mong muốn mang lại niềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Cho nên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”. Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng của việc trải nghiệm và áp dụng các biện pháp trải nghiệm để nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
docx 11 trang skmamnonhay 10/04/2025 390
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vân Hòa B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vân Hòa B

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Vân Hòa B
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những nội dung lý luận:
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện trong 
những năm tháng đầu đời, là cơ sở nền tảng quyết định cho quá trình phát triển về 
sau này. Vì thế vai trò việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ là rất cần 
thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ.
 Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, 
nhìn, chạm, ngửi) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được 
lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính 
năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải 
pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải 
nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn 
với người dạy.
 Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có 
hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ 
kỷ luật. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các 
bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực 
tế.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, 
đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo 
viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.
 2. Thực trạng vấn đề:
 2.1. Thuận lợi:
 Trường mầm non Vân Hòa B là một ngôi trường khang trang, khuôn viên 
rộng rãi, thoáng mát, môi trường xanh - sạch- đẹp, có tương đối đầy đủ đồ dùng, 
trang thiết bị cho trẻ học tập vui chơi.
Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu về 
công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
 Bản thân tôi đã nghiên cứu làm các bài dạy về hoạt động trải để hướng dẫn 
trẻ ở lớp. Là một giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non, đã 05 năm 
công tác tại trường, nhiệt tình tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong việc chăm 
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo yêu cầu đổi mới của ngành và có cơ hội tiếp xúc 
nhiều với các trang thiết bị truyền thông, không ngừng học hỏi các kỹ năng sử 
dụng thiết bị công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm giảng dạy, zalo...thành thạo 
để tiếp cận, tuyên truyền phụ huynh qua mạng xã hội, truyền thông trở nên dễ dàng 3.1. Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt 
động trải nghiệm cho trẻ.
 Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mình phải 
có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi dành nhiều 
tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như:
 Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường 
mầm non. Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sở 
giáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 
ở trường mầm non Bên cạnh đó tôi còn xem các tư liệu, giáo án mẫu, chia sẻ 
kinh nghiệm của đồng nghiệp trên mạng internet. Từ đó, tôi thấy bản thân mình 
cần phải vận dụng sáng tạo các kiến thức lĩnh hội được để tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm cho trẻ.
 Thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhà trường. 
Tôi học hỏi, đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp về cách thức tổ 
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Tôi và giáo viên cùng 
lớp phối kết hợp với cha mẹ học sinh hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy 
sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
 Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong nuốn, khả năng của 
trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi ham 
hiểu biết của trẻ.
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ hoạt 
động tích cực.
 Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một khâu quan trọng trong 
chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây 
là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm tích cực, việc 
xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo 
chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực. Việc 
tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở là cách để mỗi giáo viên tạo cho 
trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cách thoải mái, hồn nhiên và chủ động, 
gợi mở cho trẻ sự tò mò và thích khám phá của trẻ trong các góc chơi, qua đó cho 
trẻ khám phá và trải nghiệm qua đồ chơi để phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú 
của trẻ trong hoạt động trải nghiệm. Khi thiết kế các góc, góc chơi ồn ào tôi sẽ bố trí 
tránh xa góc chơi tĩnh để trong quá trình trẻ trải nghiệm sẽ không ảnh hướng đến 
chất lượng vai chơi của trẻ. + Tìm hiểu khứu giác: Tôi cho trẻ ngửi mùi thơm của nước hoa? Sau đó hỏi 
trẻ: Con ngửi thấy gì? Nhờ vào bộ phận nào con cảm nhận được? Bộ phận đó có 
chức năng gì? Từ đó con rút ra bài học gì?
 + Tìm hiểu vị giác: Tôi chuẩn bị 3 cốc nước có 3 vị khác nhau tôi cho trẻ 
nếm vị của 3 cốc nước đó. Tôi hỏi trẻ: 3 cốc nước có vị gì? Nhờ bộ phận nào con 
biết được? Bộ phận đó có chức năng gì ?
 + Tìm hiểu thính giác: Tôi cho trẻ nghe âm thanh của các vật dụng và từ các 
hướng khác nhau để trẻ nghe và cảm nhận. Sau đó tôi đặt câu hỏi: Con vừa nghe 
thấy gì? Con nghe được là nhờ bộ phận nào? Con phải làm gì để bảo vệ tai nghe 
của mình?
 Ví dụ: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học hoạt động kể chuyện
 Thay vì lựa chọn hình thức đa số trẻ chưa biết, tôi thường xuyên lựa chọn 
hình thức đa số trẻ đã biết để tổ chức. Từ đó, tôi tìm tòi được những hình thức phù 
hợp, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ như: cho trẻ kể chuyện theo tranh, tham 
gia đóng kịch tái tạo lại các nhân vật trong câu chuyện. Được trải nghiệm với các 
tình huống, tính cách của nhân vật trong câu chuyện, khiến trẻ hứng thú say mê thể 
hiện và sáng tạo hơn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, biết cách ứng xử với mọi người 
xung quanh. Góp phần hình thành kĩ năng sống cho trẻ.
 * Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời, dạo chơi, 
tham quan.
 Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời, dạo chơi tham quan thì có thể tạo cho 
trẻ hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên, với thế giới xung quanh trẻ. Khi tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm này cũng phải phù hợp với thời tiết khí hậu trong ngày 
để dạy trẻ một cách tự nhiên và tạo sự tích cực hứng thú ở trẻ.
 Ví dụ: Nhà trường tổ chức các buổi tham quan học tập ngoại khóa cho học 
sinh: Trẻ tham hoạt động ngoại khóa được tìm hiểu, khám phá về địa danh nơi trẻ 
đến tham quan, sau buổi tham quan ngoại khóa tôi cho trẻ chia sẻ cảm nhận của 
mình với buổi tham quan đó.
 Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm vật chìm vật nổi: Qua hoạt động này giúp trẻ 
hiểu được những vật nào có thể chìm và những vật nào có thể nổi ở trong nước. 
Trước khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, tôi gợi ý và đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ : 
“Con có biết vật gì có thể chìm và vật gì có thể nổi trong nước không? ”. Sau khi 
trẻ nêu ý kiến xong, tôi cho trẻ cùng chơi và trải nghiệm: bỏ một số vật nặng xuống 
nước như hòn đá, viên bi, cái thìa,ổ khóa, một số vật nhẹ như xốp, thuyền giấy, 
các vật bằng nhựa. Cho trẻ quan sát và cùng nêu nhận xét. Từ đó trẻ sẽ rút ra kết - Ngày tết cổ truyền: Tôi cho trẻ trang trí cây hoa mai, hoa đào, tập gói bánh 
chưng, làm thiệp chúc mừng năm mới. 
 Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, mỗi một hoạt động trải nghiệm đều có ý 
nghĩa vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, tích lũy 
cho trẻ nhiều vốn hiểu biết về văn hóa, nghệ thuật, về tinh thần đoàn kết và đặc 
biệt là hình thành kỹ năng sống ban đầu cho trẻ.
 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt động 
cho trẻ trải nghiệm.
 Cha mẹ cũng là những nhân tố tích cực trong việc tạo cho trẻ cơ hội để được 
trải nghiệm thực hành. Vì qua các hoạt động này giúp cho cha mẹ hiểu trẻ nhiều 
hơn, nó là sợi dây vô hình thắc chặt thêm tình cảm gia đình nên muốn cho trẻ trải 
nghiệm được tốt, có kỹ năng thực hành cuộc sống không có gì tốt hơn là giáo viên 
nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ các bậc phụ huynh. Khi tổ chức hoạt động trải 
nghiệm cho trẻ tôi thường vận động sự tham gia của các bậc phụ huynh tương đối 
dễ dàng vì trẻ còn nhỏ nên được ông, bà, bố, mẹ đưa đi học hàng ngày và đối 
tượng ông bà là những người có kinh nghiệm và thời gian hơn để có thể phối hợp 
cùng giáo viên tổ chức cho trẻ các buổi thực hành trải nghiệm.
 Bên cạnh đó tôi còn lập Zalo nhóm lớp để tiện trao đổi liên hệ với phụ 
huynh. Vào những lúc ngoài giờ tôi thường xuyên gửi hình ảnh các hoạt động ở 
trường của trẻ để phụ huynh hiểu rõ hơn những hoạt động của con em mình ở 
trường. Từ đó, phụ huynh nắm bắt hơn chương trình giáo dục mầm non, thông cảm 
hơn với những khó khăn của các cô, tạo mối quan hệ gắn kết giữa phụ huynh và 
giáo viên. 
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
 Như vậy với những việc làm linh hoạt, nhạy bén và phù hợp với thực tiễn 
nhờ làm tốt công tác tổ chức và phối hợp với phụ huynh đã giúp trẻ có nhiều hoạt 
động trải nghiệm bổ ích làm tiền đề cho trẻ vững vàng hơn khi bước vào tiểu học, 
trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức 
mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của 
sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó Với các giải pháp mà tôi áp 
dụng đã được nêu trên, được nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh đánh giá rất phù 
hợp trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm 
non.
 *Hiệu quả cụ thể:
 1. Về phía giáo viên: Trẻ có hiểu biết về các hoạt 
 2 24 21 90,2% 4 9,8%
 động trải nghiệm
 Trẻ có kỹ năng khi tham gia 
 3 các hoạt động thực hành trải 24 21 90,2% 4 9,8%
 nghiệm
 3. Về phía phụ huynh:
 Nhiệt tình, tích cực tham gia hỗ trợ và phối hợp cùng cô vào các hoạt động 
trải nghiệm trẻ. Tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên và cùng cô giáo 
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. Đã có thêm nhiều kiến thức trong công tác 
chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung cũng như trong công tác phối hợp với giáo viên 
để hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ
 III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Ý nghĩa
 Trong quá trình thực hiện các biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
cho trẻ, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân là: Hãy thể hiện tình 
yêu thương trẻ bằng cách mang đến niềm vui cho trẻ mỗi ngày. Luôn thực hiện 
được việc lấy trẻ làm trung tâm để phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ 
trong mỗi tiết học. Bản thân chủ động hơn, linh hoạt hơn và sáng tạo hơn trong 
công tác soạn giảng cũng như tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
 Từ những việc làm thiết thực của bản thân, tôi đã tạo được niềm tin từ phía 
phụ huynh, luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của trường, của lớp và đặc biệt là 
đã tham gia nhiệt tình vào các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Như vậy tổ chức 
hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non là góp phần trong việc hình thành nhân 
cách và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con 
người có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, 
đất nước Việt Nam. 
 2. Bài học kinh nghiệm
 Với những kết quả đạt được, bản thân tôi muốn nêu lên những kinh nghiệm 
chung nhất trong suốt quá trình thời gian công tác khi tổ chức hoạt động trải 
nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như:
 Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần. Môi 
trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_cho_tre.docx