SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Tản Hồng

Khám phá khoa học có thể được tiến hành qua rất nhiều lĩnh vực khác nhau: môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, toán, thể chất, chữ cái.. và ở các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.Cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là giáo viên tạo ra các điều kiện , cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi , phát hiện ra những điều thú vị về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.Đây thực chất là giáo viên tạo ra môi trường, tạo ra tình huống, các hoạt động để cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng…Thông qua đó trẻ hiểu về đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng.Điều quan trọng hơn cả là thông qua các hoạt động khám phá trẻ học được các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán , giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận. Như chúng ta đã biết, trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học.
Thế nhưng, khi nghe nói đến từ "Khoa học" ta cảm thấy đau đầu vì nghĩ rằng cần phải huy động nhiều kiến thức và phải vắt óc suy nghĩ. Trên thực tế, khoa học dành cho trẻ không khó đến thế vì có thể tìm nội dung hoạt động khám phá khoa học trong kinh nghiệm sinh hoạt hằng ngày, qua nững trải nghiệm và những thực hành bé từng được trông thấy và làm theo. Nếu suy nghĩ như thế thì chúng ta sẽ bớt căng thăng và thấy dễ dàng hơn.Và để làm được điều đó tôi đã định hướng tới những biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia tích cực hơn vào hoạt động khám phá.
doc 22 trang skmamnonhay 28/02/2025 1321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Tản Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Tản Hồng

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Tản Hồng
 2
 Mục lục
 NỘI DUNG Trang
 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Cơ sở lý luận 3
2.1. Cơ sở thực tiễn 4
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 5
4. Đối tượng nghiên cứu 5
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 5
 Phần II:
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
1.Tên đề tài SKKN 5
2. Nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài 5
3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7
* Thuận lợi 7
* Khó khăn 8
4. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài 8
5. Các biện pháp thực hiện 9
6.Những biện pháp thực hiện từng phần. 9
7. Kết quả đạt được, so sánh đối chứng. 19
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19
1.Kết luận 19
2.Bài học kinh nghiệm 20
3.Đề xuất và khuyến nghị 20 4
2. Cơ sở lý luận:
 Môi trường xung quanh như là một phương tiện giáo dục trẻ em, và từ lâu nó 
đã được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm.Theo quan điểm của rất nhiều nhà 
khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là làm khoa học. Đối với trẻ mầm non 
làm khoa học cũng chính là quá trình khám phá nó.Đây là những hoạt động để tìm 
kiếm phát hiện cái mới, cái ẩn dấu.
 Khám phá khoa học có thể được tiến hành qua rất nhiều lĩnh vực khác nhau: 
môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, toán, thể chất, chữ cái.. và ở các hoạt 
động chăm sóc và giáo dục trẻ.Cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung 
quanh chính là giáo viên tạo ra các điều kiện , cơ hội và tổ chức các hoạt động để 
trẻ tích cực tìm tòi , phát hiện ra những điều thú vị về các sự vật hiện tượng xung 
quanh trẻ.Đây thực chất là giáo viên tạo ra môi trường, tạo ra tình huống, các hoạt 
động để cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượngThông qua đó 
trẻ hiểu về đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự 
thay đổi và phát triển của chúng.Điều quan trọng hơn cả là thông qua các hoạt 
động khám phá trẻ học được các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, 
phán đoán , giải quyết vấn đề, chuyển tải
 ý kiến của mình và đưa ra kết luận.
 Như chúng ta đã biết, trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám 
phá khoa học ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung 
cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học.
 Thế nhưng, khi nghe nói đến từ "Khoa học" ta cảm thấy đau đầu vì nghĩ rằng 
cần phải huy động nhiều kiến thức và phải vắt óc suy nghĩ. Trên thực tế, khoa học 
dành cho trẻ không khó đến thế vì có thể tìm nội dung hoạt động khám phá khoa 
học trong kinh nghiệm sinh hoạt hằng ngày, qua nững trải nghiệm và những thực 
hành bé từng được trông thấy và làm theo. Nếu suy nghĩ như thế thì chúng ta sẽ 
bớt căng thăng và thấy dễ dàng hơn.Và để làm được điều đó tôi đã định hướng tới 
những biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia tích cực hơn vào hoạt động khám phá.
3. Cơ sở thực tiễn:
 Năm học 2022 - 2023, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy 
lớp 5 - 6 tuổi A2. Đa số các các cháu đã được làm quen với các hoạt động khám 
phá ở lớp 4 tuổi.Việc tổ chức cho trẻ khám phá từ lâu đã được đưa vào. Trong 
thực tế là giáo viên mầm non tôi rất quan tâm và đã biết cách cho trẻ tham gia vào 
hoạt động khám phá đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ hiểu biết một 
số sự vật hiện tượng xung quanh như: biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của sự vật 
hiện tượng. Thông qua đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng nhằm phát triển toàn 
diện trẻ. 6
1. Tên đề tài:“Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 5 - 6 tuổi 
trong trường mầm non”.
2. Nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài:
* Khái niệm hoạt động khám phá là gì?
 Hoạt động khám phá chính là hệ thống các tác động qua lại giữa giáo viên với 
trẻ, tổ chức các hoạt động thực tiễn của trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu những tri thức, 
kỹ năng và thói quen mới hình thành thế giới quan và phát triển năng lực. Phương 
pháp dạy học cho thấy giáo viên đem lại cho trẻ tri thức bằng cách nào, việc nắm 
tri thức là sản phẩm hoạt động của trẻ mà không phải của giáo viên, giáo viên tổ 
chức hoạt động cho trẻ và bằng cách nào đó làm cho chúng nắm được tri thức 
mới.
* Tổ chức hoạt động khám phá trẻ 5 - 6 tuổi là gì?
 Ở tuổi này, trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm 
xúc và hành vi, điều đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi. Ở mẫu giáo 
lớn ý thức bản ngã của trẻ đã được xác định, có khả năng so sánh mình với người 
khác. Trẻ bắt đầu hiểu có thể biểu thị bằng một sự vật hay một hình tượng nào đó 
bằng những từ ngữ hay những ký hiệu.
* Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi
 Trẻ 5 - 6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung 
quanh và đặc biệt trẻ hứng thú với điều mới lạ. Khi phạm vi tiếp xúc với thế giới 
xung quanh ngày càng được mở rộng thêm hiểu biết của trẻ càng được phong phú 
và sâu sắc hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức ngày càng cao hơn. Trẻ 5 - 6 tuổi không 
thỏa mãn với những hiểu biết về bên ngoài của các sự vật hiện tượng xung quanh 
mà chúng bắt đầu muốn khám phá.
 Những hoạt động khám phá và những kinh nghiệm có thể cho trẻ mầm non 
được trau dồi khi trẻ thăm dò khám phá thế giới xung quanh đó là: quan sát, so 
sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, suy luận... cô đặt câu hỏi trẻ trả lời, được cô 
gợi mở trẻ sẽ nhận ra các sự vật hiện tượng và con người có mối quan hệ tác động 
tương hỗ lẫn nhau từ đó suy nghĩ của trẻ trở lên khách quan. Trẻ thường hỏi: Tại 
sao ngày lại sáng? Tại sao đêm lại tối?...
* Vai trò của việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
 Hoạt động khám phá có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ có 
khám phá mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, cùng nhau khám 
phá những điều bí ấn trong cuộc sống, truyền cho nhau những kinh nghiệm, những 
bài học quý giá. Trong nền giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước chúng ta càng 
thấy rõ vai trò của hoạt động khám phá. Khám phá đã góp phần đào tạo các em trở 
thành con người hoàn thiện. 8
 + Thường xuyên được tham gia học hỏi các chuyên đề đã được tiếp thu ở 
trường bạn để phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy hàng ngày của mình, nâng cao 
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 + Được cập nhật các phương pháp hình thức tổ chức mới như montesori, 
steam, tem để có được những bài giảng hay, sáng tạo. 
 + Có nhiều năm công tác ,kinh nghiệm chuyên môn vững, nên đã nắm bắt 
được rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 + Có khả năng tổ chức các hoạt động khám phá linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều 
hình thức, thu hút sự tìm tòi khám phá của trẻ.
 + Biết áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động một cách thích hợp.
- Về phía trẻ: 
 + Các con hầu hết đều là con con em của địa phương nên đảm bảo được 
chuyên cần đến lớp của trẻ.
 + Các con cùng một độ tuổi và khoẻ mạnh nên thuận lợi trong công tác chăm 
sóc giảng dạy của giáo viên.Trẻ yêu mến cô giáo và bạn bè trong lớp.
- Về phía phụ huynh: 
 + Đa số phụ huynh tuổi rất trẻ ,rất quan tâm đến con em của mình, cập nhật 
nền giáo dục mới rất nhanh thuận lợi cho việc cùng với nhà trường giáo dục,phát 
triển toàn diện cho trẻ.
 + Nắm bắt nhanh những thông tin, thông báo của trường của lớp, tương tác 
tốt với cô trên lớp thông qua hội nhóm chung do lớp lập ra
* Khó khăn:
 - Về phía nhà trường:
 + Trường vừa mới xây dựng nên việc bổ sung các cây xanh, khuôn viên sư 
phạm để trẻ được trải nghiệm , khám phá còn bị hạn chế.
 + Trang thiết bị phục vụ các hoạt động khám phá chưa đầy đủ.
- Về phía giáo viên:
 + Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học 
chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến 
thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn
 + Tài liệu sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa học còn hạn chế.
- Về phía trẻ: 
 + Do nghỉ học quá lâu thời gian trẻ học lớp 4 tuổi ngắn nên cũng ảnh hưởng 
tới việc tham gia hoạt động nhóm và đó cũng là hạn chế ở trẻ mà tôi nhận thấy 
ngay từ khi nghiên cứu đề tài.
 + Vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh hạn chế
 + Trẻ dễ tiếp thu nhưng lại dễ quên kiến thức vừa họ 10
 Mỗi trẻ có một sở thích khác nhau và điều đó sẽ chi phối việc lựa chọn hoạt 
động nào cho phù hợp với trẻ. Một bộ sưu tập cát và đá sẽ là sự vui thích của một 
bé gái 5 tuổi nhưng lại không phải với một bé trai 5 tuổi.
 Những trẻ có nhiều sở thích khác nhau sẽ nhận thấy có nhiều hoạt động 
khám phá khoa học thú vị. 
 Hiểu rõ đặc điểm của trẻ tôi sẽ có quyết định đúng nhất trong việc lựa chọn 
các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Tôi sử dụng những hoạt động không 
quá khó và cũng không quá dễ đối với trẻ. Tôi chọn những hoạt động dễ hơn, bởi 
vì nếu mọi việc quá khó sẽ khiến bản chất khoa học khó khăn. Người lớn thường 
cho rằng trẻ con cần những thú có hình thức đẹp đẽ cho cảm hứng khoa học, 
nhưng thực chất suy nghĩ này là sai lầm. Hãy xem xét đến nhân cách và những 
thói quen xã hội của trẻ. Có những việc có thể làm tốt bởi cá nhân nhưng một số 
khác lại cần được làm trong quy mô nhóm. Một số thì cần có sự giúp đỡ, một số 
khác chỉ yêu cầu một vài giúp đỡ nhỏ hay hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của 
người lớn. Hoạt động đơn lẻ có thể phù hợp với một số trẻ, trong khi những trẻ 
khác lại thích thú với hoạt động nhóm.
 Dựa vào đặc điểm cá nhân của trẻ trong lớp tôi đã lựa chọn thí nghiệm, 
phân nhóm chơi cho phù hợp, những trẻ yếu kém, chậm chạp nên chọn những thí 
nghiệm đơn giản, sau đó nâng dần độ khó để tạo cho trẻ sự tự tin từ những thành 
công mà trẻ đã đạt được.
 Ví dụ 2: Trẻ yếu kém tôi cho trẻ tham gia thí nghiệm vật chìm - vật nổi
 (Hình ảnh minh chứng 2: thí nghiệm vật chìm vật nổi)
 6.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho 
trẻ tham gia hoạt động khám phá.
 Để cung cấp những cơ hội khám phá cho trẻ, giáo viên cần tạo cho trẻ môi 
trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên 
vật liệu khác nhau
 * Tạo môi trường, cơ sở vật chất cho trẻ học tập
 Tạo môi trường phong phú, hấp dẫn có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tò mò 
ham hiểu biết của trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tự do 
tìm hiểu các sự vật, hiện tượng
 Ví dụ 1: Chủ đề thực vật: tôi chuẩn bị những hạt giống, hạt nảy mầm dễ lên, 
hàng ngày cho trẻ quan sát, chăm sóc cùng nhau thảo luận quá trình nảy mầm của 
những hạt mầm đó
 (Hình ảnh minh chứng 3: hình ảnh vườn rau)

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_kham_pha_cho_tre_5_6.doc