SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng có tâm hồn trong sáng và nhạy cảm.Trẻ đến trường không những được chăm sóc, học tập mà quan trọng là trẻ được vui chơi. Thông qua hoạt động góc hàng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè làm cuộc sống của trẻ phong phú hơn. Trẻ rất đễ bị cuốn hút vào thế giới xung quanh với nhiều đồ chơi hấp dẫn, nhiều màu sắc ngộ nghĩnh. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ được hình thành phát triển nhân cách toàn diện. Chơi là nhu cầu không thể thiếu ở cuộc sống của trẻ. Khi tiếp cận với đồ chơi trẻ sẽ được kích thích phát triển trí não hơn. Thông qua vui chơi và đồ chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu làm người lớn của mình. Các vấn đề về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ được giải quyết. Vui chơi giúp trẻ khỏe manh, linh hoạt, nhanh nhẹn, sự cân bằng phối hợp tay, chân, mắt, kỹ năng vận động….Đó chính là tiền đề phát triển toàn diện cho trẻ về 5 mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động.
Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đưa ra mục tiêu: “Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ”; “Môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng” .
Sau khi được tiếp thu chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bản thân tôi luôn mong muốn tạo được môi trường học kích thích sự tìm tòi, khám phá, giúp trẻ được vui chơi trải nghiệm và phát triển hài hòa các mặt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên, hài hòa về mọi mặt. Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
doc 20 trang skmamnonhay 16/04/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo quan 
 điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài
 1. Cơ sở lý luận:
 Cùng với các bậc học khác Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang trên 
đà phát triển luôn tiếp tục tìm ra những phương pháp đổi mới để giảng dạy nhằm 
đạt chất lượng cao trong đó có nhu cầu về hoạt động vui chơi cho trẻ. Hoạt động 
đó không phải là thừa năng lượng mà hoạt động ở đây cụ thể là hoạt động góc 
của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn, giúp trẻ tái tạo thế giới của người 
lớn, tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy.
 Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng có tâm hồn trong sáng và nhạy 
cảm.Trẻ đến trường không những được chăm sóc, học tập mà quan trọng là trẻ 
được vui chơi. Thông qua hoạt động góc hàng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm vui 
của mình với bạn bè làm cuộc sống của trẻ phong phú hơn. Trẻ rất đễ bị cuốn 
hút vào thế giới xung quanh với nhiều đồ chơi hấp dẫn, nhiều màu sắc ngộ 
nghĩnh. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ được hình thành phát triển nhân cách 
toàn diện. Chơi là nhu cầu không thể thiếu ở cuộc sống của trẻ. Khi tiếp cận với 
đồ chơi trẻ sẽ được kích thích phát triển trí não hơn. Thông qua vui chơi và đồ 
chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu làm người lớn của mình. Các vấn đề về ngôn ngữ, kỹ 
năng giao tiếp xã hội của trẻ được giải quyết. Vui chơi giúp trẻ khỏe manh, linh 
hoạt, nhanh nhẹn, sự cân bằng phối hợp tay, chân, mắt, kỹ năng vận động.Đó 
chính là tiền đề phát triển toàn diện cho trẻ về 5 mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, 
thẩm mỹ, lao động.
 Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đưa ra mục tiêu: “Bảo 
đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác 
nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ”; “Môi trường 
giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non mang tính “mở”, kích thích sự tập 
trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả 
vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng” . 
 Sau khi được tiếp thu chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bản thân 
tôi luôn mong muốn tạo được môi trường học kích thích sự tìm tòi, khám phá, 
giúp trẻ được vui chơi trải nghiệm và phát triển hài hòa các mặt về thể chất, 
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. Từ đó giúp trẻ phát 
triển một cách tự nhiên, hài hòa về mọi mặt. Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu 
đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
 2. Cơ sở thực tiễn 
 2 / 20 Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo quan 
 điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Lớp 5 tuổi A2
V. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp 1: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu, thu thập các hình ảnh có liên quan 
đến hoạt động góc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quan điểm giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm trong trường mầm non.
 - Phương pháp 2: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm
 + Phương pháp trực quan: Tôi sử dụng để quan sát cách bố trí, sắp xếp 
các góc hoạt động trong lớp; Quan sát các hành động chơi của trẻ.
 + Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với trẻ, 
với phụ huynh
 + Phương pháp thực hành: Tiến hành hoạt động chơi trên trẻ.
 - Phương pháp 3: Phương pháp thống kê. Sử dụng để khảo sát, xử lý các 
số liệu đưa ra
 VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu là 1 năm học
Tháng 9/2018 khảo sát tình hình thực tiễn, viết đề cương sáng kiến
Từ tháng 10/2018 đến cuối tháng 4/ 2019 thực hiện biện pháp của đề tài
Tháng4 đánh giá kết quả so sánh đối chứng, hoàn thành văn bản in và nộp sáng 
kiến 
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
 Như chúng ta đã biết “mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát 
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của 
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em 
những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những 
kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những 
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo và cho việc 
học tập suốt đời .
 Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đưa ra mục tiêu: “Bảo 
đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác 
nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ”; “Môi trường 
giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non mang tính “mở”, kích thích sự tập 
 4 / 20 Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo quan 
 điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2. Khó khăn
 Ngoài những thuận lợi trên, việc nâng cao chất lượng hoạt động góc cho 
trẻ ở lớp tôi còn gặp một số khó khăn như sau: 
 Vốn kinh nghiệm chơi của một số trẻ chưa phong phú và đồng đều, kỹ 
năng thực hiện hoạt động góc chưa đạt yêu cầu, trong khi chơi nhiều trẻ còn sử 
dụng chưa đúng công dụng của các đồ dùng đồ chơi. 
* Khảo sát trước khi thực hiện đề tài
 Khi chưa áp dụng các biện pháp, tôi tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 
A4 chơi ở các góc với số lượng 33 cháu và tôi tiến hành khảo sát như sau:
 TT Nội dung khảo sát Kết quả
 1 Hứng thú tham gia vào các góc chơi 18/33= 54,5%
 2 Chủ động lựa chọn vai chơi 16/33= 48,4%
 3 Thường xuyên thay đổi góc chơi, vai chơi 16/23= 48,4%
 4 Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với vai chơi 19/33= 57,5%
 5 Kỹ năng sử dụng có hiệu quả đồ dùng- đồ chơi, biết lựa 19/33= 57,5%
 chọn đồ chơi phù hợp với vai chơi
 6 Thường xuyên giao tiếp, hợp tác với bạn cùng chơi 19/33= 57,5%
 7 Biết bố trí, trưng bày đồ chơi cùng cô; cất dọn, sắp xếp 20/33= 60,6%
 đồ chơi hợp lý sau khi chơi xong
Từ số liệu khảo sát trên có thể thấy rằng khi tôi tổ chức cho trẻ chơi hoạt động 
góc đầu năm học một số trẻ chưa hứng thú tham gia vào các góc chơi, chưa chủ 
động lựa chọn vai chơi, chưa biết phân vai chơi, chưa đổi vai chơi, sử dụng ngôn 
ngữ phù hợp còn hạn chế, sử dụng đồ dùng đồ chơi còn lúng túng, sau khi chơi 
xong chưa cất đồ chơi gọn gàng hợp lý.... Từ đó tôi đã tìm tòi nghiên cứu và áp 
dụng một số biện pháp mới vào quá trình chơi trong hoạt động góc của trẻ như 
xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của lớp; bố trí sắp xếp các góc chơi hợp 
lý, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi phù hợp với chủ đề; xác 
định đúng vai trò của giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để hỗ trợ trẻ 
chơi hợp lý; nêu gương,khích lệ trẻ trong giờ chơi; phối hợp với phụ huynh một 
cách khéo léo để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu làm đồ chơi cho trẻ chơi 
ở các góc.
III. Các biện pháp thực hiện
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc theo phương 
pháp đổi mới hình thức tổ chức. 
 6 / 20 Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo quan 
 điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
a. Môi trường xã hội 
 Chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ 
với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa 
mang tính chất gia đình.
 Những điều giáo viên nên làm để tạo bầu không khí, mối quan hệ tình 
cảm thân thiết, môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở với trẻ: Tôi luôn
+ Nói năng nhẹ nhàng
+ Tạo sự tin cậy, mong muốn chia sẻ: lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ, khi nói chuyện 
thì ngồi ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ
+ Đáp ứng những nhu cầu và câu hỏi của trẻ, biết an ủi trẻ và giúp trẻ giải quyết 
vấn đề 1 cách xây dựng. Tôn trọng tình cảm và ý kiến của trẻ: Không gò bó, áp 
đặt, định kiến với trẻ
+ Tôi thường đưa ra những lời khuyến khích, những gợi ý để giúp trẻ có thể tự 
tìm ra cách giải quyết được vấn đề của bản thân
+ Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân ” Chẳng có gì khó”, ” nhất định 
làm được”, ” Lần sau sẽ tốt hơn”...
+ Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để 
trẻ noi theo
b. Môi trường vật chất: gồm phòng nhóm, lớp học, hành lang, sân vườn và 
trang thiết bị đồ dùng dạy học. ( môi trường trong và ngoài lớp học)
* Môi trường trong lớp: Ở trong lớp, thường tạo các khu vực, các góc hoạt 
động như góc xây dựng, góc phân vai, tạo hình, sách, khám phá, âm nhạc và vận 
động, Bé tập làm nội trợ, máy vi tính... Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự chơi 
theo ý thích cá nhân, phù hợp chủ đề, theo từng đôi hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn 
cùng sở thích.. Vị trí và đồ dùng cần trang bị cho các góc chơi được gợi ý như 
sau:
- Khu vực đóng vai
* Vị trí: Ở 1 góc phòng, không gian đủ để có thể chia thành 1 số khoảng nhỏ
* Trang bị đồ dùng đồ chơi: 
+ Gia đình: đồ dùng ăn uống ( chén, đũa, muỗng, ly...), bộ đồ trang điểm ( 
gương, lược, dây cột tóc...), bếp và đồ làm bếp ( nồi niêu xoong, chảo..) giường, 
gối, búp bê, thú nhồi bông, điện thoại kiềm, búa, quần áo, giày dép, mũ, nón, 
thau, khăn, chai, lọ, hộp...
+ Bệnh viện: Quần áo bác sĩ, ống nghe, dụng cụ y tế, tủ thuốc, giấy bút, bàn ghế, 
giường bệnh nhân
 8 / 20 Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo quan 
 điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
+ Sắp đặt thuận tiện cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất
+ Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng
+ Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu
+ Mỗi góc chơi đều được xác định rõ ràng với giới hạn bởi lối đi giữa các góc.
 *Môi trường ngoài lớp
- khu vực góc tuyên truyền của lớp tôi cung cấp đầy đủ những thông tin đầy đủ 
và cần thiết về giáo viên , về học sinh ,về kế hoach giáo dục của lớp , những 
hoạt động nổi bật của trẻ...để phụ huynh kịp thời nắm bắt .
-- Khu vực sân cứng ( láng xi măng, lát gạch) để tập thể dục, chơi đồ chơi có 
bánh xe, bóng, xây dựng với các khối lớn,khu vục sân cỏ cho trẻ hoạt động 
Thảm cỏ, tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động , hay tổ chức đi 
dạo, hoạt động ngoài trời vv
* Bố trí sắp xếp các góc chơi hợp lý, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các 
góc chơi phù hợp với chủ đề.
 Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ do đó để lớp học 
thêm lôi cuốn trẻ tôi tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh 
động, ngộ nghĩnh phù hợp với độ tuổi của trẻ, các góc được xây dựng trong lớp 
các góc như phân vai, xây dựng, học tập, nghệ thuật và ở bên ngoài lớp học là 
góc thiên nhiên. Các góc này có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, 
quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Khi bố trí các góc tôi dựa theo 
nguyên tắc góc ồn ào cách xa góc yên tĩnh, góc xây dựng và góc học tập tránh 
lối đi lại. Tôi sắp xếp góc phân vai gần góc xây dựng và góc âm nhạc, cả ba góc 
này cách xa góc học tập.. 
 10 / 20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_goc_cho_tre_mau_giao.doc