SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp Mẫu giáo 5–6 tuổi Trường mầm non Hải Ba

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chấtđạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Tại trường Mầm non Hải Ba, đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều,trẻ ít được thực hành và trao đổi.
Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyên qua đợt tập huấn module trực tuyến trong đó có module mầm non đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm bắt và áp dụng ngay trong lớp học nơi đơn vị tôi công tác.
doc 23 trang skmamnonhay 16/04/2024 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp Mẫu giáo 5–6 tuổi Trường mầm non Hải Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp Mẫu giáo 5–6 tuổi Trường mầm non Hải Ba

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp Mẫu giáo 5–6 tuổi Trường mầm non Hải Ba
hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ 
mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của 
trẻ.”
 Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp 
giáo viên trong trường Mầm non Hải Ba khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo 
hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với 
độingũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài 
“Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp 
Mẫu giáo 5 – 6 tuổi 2- Trường mầm non Hải Ba ”. 
2.Mục đích nghiên cứu:
– Tìm ra một số biện pháptổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại 
lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi 2- Trường mầm non Hải Ba ”. 
 – Áp dụng các biện pháp đó vào trong việc tổ chức các hoạt động dạy và 
học . 
* Đối tượng nghiên cứu:
 - Tập trung nghiên cứu một số Sáng kiến kinh nghiệm mầm non biện pháp 
tổ chức các hoạt đông giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn 
trường mầm non Hải Ba, năm học 2018-2019
* Phạm vi áp dụng:
- Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt động 
trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Hải Ba- Huyện hải Lăng- 
Tỉnh Quảng Trị 
* Phương pháp nghiên cứu :
 - Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu , sách báo
 - Phương pháp nghiên cứu thực trạng
 - Phương pháp vận dụng thực hành 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của 
nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động 
lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, những 
năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường 
nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang 
dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục 
mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.
 Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết 
đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung 
quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những 
lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu 
suy nghĩ. 
 2 
 - Năm học 2018-2019 là năm học thứ 2 trường mầm non Hải Ba thực hiện 
chuyên đề của Sở GD&ĐT Quảng Trị " Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ 
 làm trung tâm ". Bản thân tôi và các đồng nghiệp cũng được tham gia tập 
huấn và dự các chuyên đề cấp cụm ,cấp huyện về lĩnh vực phát triển thể chất do 
đó cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm . Năm học này tôi được phân công 
giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 2 ở khu vực trung tâm nên nhà trường quan tâm 
trang bị cơ sở vật chất , lớp học với 21 trẻ : 8 nam và 13 nữ . Lớp tôi còn có 
thêm 1 cô giáo nữa với trình độ chuyên môn trên chuẩn , với số lượng học sinh 
như thế cũng thuận lợi trong việc chăm sóc và giáo dục 
 - Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt 
động chăm sóc giáo dục trẻ. Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong 
nghề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy học, 
lập kế hoạch đối với từng hoạt động, từng độ tuổi. Luôn yêu nghề mến trẻ , luôn 
không ngừng học hỏi, tìm kiếm sáng tạo những cái mới để áp dụng đưa vào 
việc chăm sóc trẻ
 - Trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp học tập 
huấn về chuyên đề.
 - Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, 
thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhà trường 
đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng dạy “Lấy trẻ làm trung 
tâm” đây chính là nòng cốt của việc dạy và học dựa trên nhu cầu và năng lực 
của trẻ.
 - Có sự quan tâm của nhà trường, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn, 
đồng nghiệp.
 - Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường 
trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt.
 - Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, biết tôn trọng và vâng lời giáo viên, 
có thói quen trong học tập và các hoạt động.
 - Bản thân tôi là người luôn yêu nghề, mến trẻ gần gũi trẻ và rất thích tiếp 
cận phương thức giáo dục mới.
 b. Khó khăn
 - Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 tuổi tôi đã có điều 
kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ còn gặp 
nhiều hạn chế như:
 - Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng 
thú được tham gia hoạt động giáo dục nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích 
cực của mình khi tham gia vào hoạt động 
 - Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy đủ nên ảnh 
hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 - Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều .
 4 
 được nhu cầu hứng thú của chính bản thân điều này giữ một vai trò hết sức quan 
 trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. 
 Không những nhà giáo dục mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều mong 
muốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói quen tốt và 
hành vi có đạo đức tốt để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.Với vai trò quan 
trọng như vậy, thử hỏi nếu chúng ta không làm tốt hoạt động lấy trẻ làm trung 
tâm, giúp cho trẻ thể hiện nhận thức của trẻ thì có mang lại được kết quả như 
mong đợi không? Hay chúng ta cứ tiếp tục dạy trẻ theo kiểu cô nói trẻ lắng nghe 
nếu việc dạy học của giáo viên không đổi mới kịp thời thì vô tình chúng ta đang 
kìm hảm sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Vì trẻ đến trường chỉ ngồi lắng nghe 
thì làm sao tiềm năng trong mỗi trẻ được khơi nguồn và phát triển. 
 Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn những đề tài và hình thức tổ chức như 
thế nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ? Thay đổi hình thức tổ chức như thế nào cho 
trẻ không nhàm chán? Để trẻ có hứng thú không bị nhàm chán trong các tiết 
học, muốn vậy trước hết ta phải giải quyết các vấn đề trên và thay đổi cách tổ 
chức giờ học, cách truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, nghiên cứu các đề 
tài tạo trẻ hứng thú hơn với tất cả hoạt động trong một ngày ở trường mầm non 
bé học. Trước đây trẻ chưa làm được thì cô làm thay nhưng khi đã lấy trẻ làm 
trung tâm thì cô giáo chỉ giữ vai trò gợi mở, cô sẽ cho trẻ hoạt động, thảo luận 
theo nhóm, lắng nghe quá trình thuyết trình của các nhóm để hổ trợ cho sự thiếu 
hụt mà đội mình chưa tìm ra.
 Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải giàu tri thức, sáng kiến, 
linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật tạo ra nguồn cảm 
hứng cho trẻ, kích thích tư duy trẻ hoạt động, có thể trong một tiết học nhưng 
quá tình hoạt động của trẻ lại mang lại những nhận thức khác nhau cách lĩnh hội 
kiến thức khác nhau về chiều sâu của nhận thức.
 Qua kết quả trên tôi đã nắm được tình hình thực tế về cơ sở vật chất, năng 
lực giáo viên, sự quan tâm của phụ huynh và khả năng của trẻ khi tham gia cùng 
cô trong tiết học để tôi đề ra những giải pháp sử dụng tốt hơn các biện pháp sư 
phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt động trên cơ sở lấy trẻ làm 
trung tâm 
2.4. Số liệu khảo sát thực tế trước khi làm sáng kiến kinh nghiệm :
 Đạt Chưa đạt
 STT Tiêu chí Tỷ lệ Tỷ lệ 
 Số trẻ Số trẻ 
 % %
 Trẻ hứng thú tham gia vào giờ 
1 10/21 47,6 11/21 53,3
 học
 Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt 
2 11/21 52,4 10/21 48,6
 yêu cầu của tiết học
 6 
chí CBQL phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới 
ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy khác và tiết 
dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm 
cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ 
làm trung tâm vào quá trình giảng dạy.
 Tham gia các buổi chuyên đề cấp huyện, tìm hiểu và học bồi dưởng thường 
xuyên đặc biệt là học module mầm non trực tuyến, ví dụ chuyên đề mới đây 
nhất được tổ chức ở sở là chuyên đề Chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
đã được tổ chức.
 Bản thân tôi cũng tham gia xây dựng các tiết dạy mẫu để rút ra kinh 
nghiệm. Tham gia thi giáo viên giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ.
 - Tự học hỏi và thiết kế được các giáo án điện tử trong phần mềm power 
 point
Ví dụ: Chúng ta thiết kế ô cửa bí mật với các nhân vật, chữ cái hay con số 
chuyển động giúp học sinh nảy sinh sự tò mò thích khám phá và chú ý tốt. Như 
các câu hỏi được hé mở qua các ô cửa bí mật.
 Ô cửa bí mật thiết kể từ phần mềm power point
 Tham khảo tài liệu sách báo, nói về chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ.
 Sáng tạo trong thiết kế thiết bị đồ dùng dạy học thông dụng cho các môn 
học.
 8 
- Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học 
và các hình thức tổ chức hoạt động diễn ra trong tiết dạy.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ở trẻ 
và hướng khắc phục.
- Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của 
lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt tiết dạy phải 
tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động 
cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất.
 * Đối với trẻ:
- Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và các 
bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo tâm thế 
thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động.
- Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho 
tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, 
trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã cho trẻ trãi 
nghiệm hóa thân vào các nhân vật t
 Hình ảnh trẻ hoạt động đóng kịch câu chuyện: Sự tích cây vú sữa
 Qua đó giáo viên sẽ là người tổng hợp mọi ý kiến của các nhóm và bổ sung 
ý kiến, đưa ra kết quả chung cho cả lớp hiểu vấn đề.
 Hình: Trẻ chơi góc tạo hình
 Tổ chức tốt hoạt cho trẻ theo biện pháp và hình thức lấy trẻ làm trung tâm 
đã tạo ra được một không gian mở cho cô và trẻ.Tôi tạo cho trẻ một không gian 
hoạt động thoải mái để trẻ có thể khám phá, tìm tòi, trải nghiệm ,phát huy hết 
khả năng sáng tạo của mình
 Nhìn chung ở lứa tuổi Mầm non sự hình thành và phát triển nhân cách của 
trẻ diễn ra không phải qua các tiết học của môn khoa học riêng rẽ mà của người 
dạy hoạt động theo quan niệm lấy trẻ làm trung tâm. Các hoạt động này giúp trẻ 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_lay_tre_lam.doc