SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy giáo dục và chăm sóc trẻ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, tạo nền tảng vững chắc và là cơ sở ban đầu để trẻ phát triển về mọi mặt sau này. Trường Mẫu giáo là nơi trẻ bắt đầu được hoạt động tập thể, được tiếp xúc với bao điều mới lạ và hấp dẫn. Như trong cuộc sống âm nhạc luôn gần gũi và dễ dàng xuất hiện trong mỗi người. Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng “ Trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não, giúp não phát triển và tăng thêm trí thông minh
Đối với trẻ em, âm nhạc chính là sự thể hiện nhũng tình cảm, những ấn tượng sâu sắc. Âm nhạc còn giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo ngay từ lúc còn nhỏ. Nó là một phương thức giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, vì thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn, tự tin, là hình thức để trẻ rèn luyện trí tuệ. Là quá trình để tư duy thông qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát của trẻ.
Đối với trẻ em, âm nhạc chính là sự thể hiện nhũng tình cảm, những ấn tượng sâu sắc. Âm nhạc còn giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo ngay từ lúc còn nhỏ. Nó là một phương thức giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, vì thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn, tự tin, là hình thức để trẻ rèn luyện trí tuệ. Là quá trình để tư duy thông qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát của trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NHẰM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài a) Lý do chủ quan Hoạt động âm nhạc là một môn học giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì khi hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tai nghe, xúc cảm, tình cảm và hình thành những động tác minh họa trong khi hát và vận động. Tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn khi thể’ hiện bài hát. Giáo dục âm nhạc còn giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và tích lũy qua nhiều hoạt động như: dạy hát, nghe hát, trò chơi. Đây cũng là cơ sở đầu tiên của quá trình giúp trẻ tiếp nhận những tri thức mới. b) Lý do khách quan Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy giáo dục và chăm sóc trẻ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triể’n nhân cách của trẻ, tạo nền tảng vững chắc và là cơ sở ban đầu để trẻ phát triể’n về mọi mặt sau này. Trường Mẫu giáo là nơi trẻ bắt đầu được hoạt động tập thể, được tiếp xúc với bao điều mới lạ và hấp dẫn. Như trong cuộc sống âm nhạc luôn gần gũi và dễ dàng xuất hiện trong mỗi người. Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng “ Trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não, giúp não phát triển và tăng thêm trí thông minh Đối với trẻ em, âm nhạc chính là sự thể’ hiện nhũng tình cảm, những ấn tượng sâu sắc. Âm nhạc còn giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo ngay từ lúc còn nhỏ. Nó là một phương thức giúp trẻ phát triể’n toàn diện nhất, vì thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn, tự tin, là hình thức để’ trẻ rèn luyện trí tuệ. Là quá trình để tư duy thông qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát của trẻ. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi rất trăn trở và mong muốn tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ khi hoạt động âm nhạc. Vì vậy trong năm 2014 - 2015 2 Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội phát triể’n, xã hội khoa học - công nghệ, hội nhập quốc tế và phát triển, đã nhận định rõ : “ Giáo dục là quôc sách hàng đầu của mỗi quôc gia Và trong đó giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách. Mục tiêu đó được thể hiện trong các môn học hàng ngày, hàng tuần của trẻ và đặc biệt nhìn rõ nhất là ở bộ môn âm nhạc. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc. Giúp trẻ hoạt động âm nhạc không phải là vấn đề mới, nó là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên đứng lớp. Để các cháu học một cách có hiệu quả theo phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” thì người giáo viên phải tạo được một không khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái tham gia. Đó là tạo cho trẻ hứng thú trong khi học. 2. Thực trạng a) Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi Được sự quan tâm, định hướng của phòng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Ban giám hiệu và sự động viên, khuyến khích của các tổ chức nhà trường. Từ đó tạo thành động lực cho giáo viên nỗ lực hăng say giảng dạy. Sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của chính quyền địa phương và các cơ quan cấp trên như ở khu phân hiệu chính, trường học mới được xây dựng, phòng học rộng rải thoáng mát đầy đủ. Đặc biệt là trường nằm thuộc Thị Trấn nên được sự quan tâm của nhà trường về dụng cụ học tập môn âm nhạc và tài liệu liên quan được trang bị đầy đủ ( trống lắc, xắc xô, phách tre, bộ gõ đệm ...) Công tác đảm bảo vật dụng học tập đầy đủ đã tạo nên không khí hứng thú khi tổ chức tiết học, phát huy tính tích cực sáng tạo và phát triển toàn diện cho trẻ. Khó khăn Trường vẫn chưa có phòng âm nhạc riêng tạo nhiều khó khăn trong việc thực hiện tiết 4 tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc, hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Vì, âm nhạc có vai trò hình thành những thói quen tốt cho trẻ như biết yêu thương con người, yêu thiên nhiên,... Ngoài ra âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu phát triển tai nghe, ngôn ngữ, trí tuệ ,..Qúa trình trẻ tiếp xúc với hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, trò chơi âm nhạc sẽ hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển thẩm mỹ, đạo đức và trí tuệ. Chính vì vậy, âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ cần thiết. 3. Giải pháp và biện pháp a)Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trẻ hiểu được nội dung âm nhạc, khám phá được cái mới lạ khi vận động theo nhạc qua lời của bài hát về thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống. Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc và thẩm mỹ của trẻ, từ những hình tượng liên tưởng trong bài hát trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác và phong phú của câu từ bài hát. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những động tác, hành động tình cảm cao quý của con người thể hiện trong âm nhạc sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu con người, hành vi, thái độ của trẻ đối với các hiện tượng, đời sống xung quanh. b)Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau : Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để rèn luyện cho trẻ Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo viên cần phải 6 a.2 Vận động là trọng tâm Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo về âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bọc lộ cảm xúc giao tiếp với bạn bè. VD: Bài “Fm đi mẫu giáo” trẻ vận động minh họa cùng cô kết hợp các động tác tay chân phù hợp với bài hát. Qua đó làm cho trẻ khắc sâu đến những ngày được học ở trường mầm non. Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể’ dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể’ hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. Các động tác múa giúp trẻ hứng thú, tiết học thoải mái, nhẹ nhàng hơn. VD: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (5 - 6 tuổi) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa vào đặc điể’m của lớp tôi các cháu có khả năng múa được những động tác đơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc đầu, động tác của bốn câu hát, phần nhạc kết. Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao và đưa sang hai bên theo nhịp bài hát. + Động tác 1: “Bà ơi bà...lắm” Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ “lắm”, kết hợp với nhún chân. + Động tác 2: “Tóc bà trắng.. ..mây” Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống hai bên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây” + Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay”. Hai tay từ từ ấp lên ngực vào từ “lắm”. Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay” + Động tác 4: “Khi cháu vâng lời ..vui”. Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết hợp với chống gót chân. Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay, kết hợp bước xoay tròn tại chỗ một vòng. Vỗ tay theo nhịp, phách của bài hát 8 theo chủ đề. Sau đó cô mời lần lượt các đội chọn ô cửa bất kỳ, khi ô cửa mở ra trog ô cửa đó có bức tranh gì thì đội đó phải hát môt bài về nội dung của bức tranh đó như đội bạn Linh có tranh ô tô thì hát bài “Em tập lái ô tô”. Nếu bạn Ngọc có tranh xe đạp thì hát bài “Bác đưa thư vui tính”. Mỗi lần chơi từ 4 đến 6 bạn và chơi nhiều lần. c)Sử dụng các loại nhạc cụ, dụng cụ học tập một cách sinh động Đồ dùng phục vụ cho bộ môn âm nhạc phải được tăng cường và thay đổi thường xuyên. Tôi đã sử dụng các nguyên vật liệu mở như: mẩu gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữa...để làm nhạc cụ cho gõ đệm. Chú ý sử dụng đa dạng các dạng nguyên vật liệu tạo ra âm thanh khác nhau để trẻ có thể cảm nhận được và phân loại được âm thanh theo chất liệu của đồ dùng như: Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: ti vi, đầu đĩa, vi tính. Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch.. .có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: + Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục. + Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được. *Ví dụ: + Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre. + Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau. + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc. + Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ. + Vỏ hộp sữa làm trống cơm. 10 Trẻ rất dễ nhớ và cũng rất mau quên. Để cho trẻ khắc sâu những gì đã học được ở trường, lớp. Tôi kết hợp với cha mẹ các cháu khi có điều kiện như họp cha mẹ trẻ đầu năm, giờ đón trả trẻ, ... để hiểu được tính cách trẻ và để luyện thêm cho trẻ khi ở nhà. Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh cách rèn cho trẻ tại nhà và giải thích cho phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ nghe nhạc sẽ phát triển khẳ năng tai nghe rất cao. Vận động các bậc phụ huynh, hỗ trợ về nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có để trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc. Khuyến khích và yêu cầu các phụ huynh thay phiên nhau dự các hoạt động của trẻ để họ thấy được các con đi học ở trường mẫu giáo không chỉ được chăm sóc giáo dục chu đáo mà còn được tiếp thu những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo qua từng chủ đề, đề tài của từng môn học nhất là hoạt động âm nhạc. 3. Điều kiện thực hiện, giải pháp và biện pháp Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp bao gồm: Cơ sở vật chất của nhà trường phải đầy đủ, bao gồm: ti vi, đầu đĩa, trang phục, dụng cụ âm nhạc cho trẻ thực hiện Lựa chọn những bài hát phù hợp với từng độ tuổi và bài nghe hát để trẻ hiểu rõ về nội dung bài dạy theo chủ đề. Xây dựng môi trường đẹp, thuận lợi. Tạo cho trẻ sự thoải mái khi tham gia vào tiết học. Biết phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trẻ để động viên, khuyến khích tạo cơ hội cho trẻ thích đến lớp. 4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp tương trợ, có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng về một mục đích là giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ qua hoạt động âm nhạc và đạt hiệu quả mong muốn. Từ đó có sự liên kết khăng khít giúp trẻ phát triển khẳ năng tai nghe, cảm thụ âm nhạc. 5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Bản thân tôi chủ nhiệm lớp nên đã nắm được trình độ nhận thức, khẳ năng của trẻ lớp mình. 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_am_nhac_nham_phat_tr.docx
- SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi.pdf