SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trải nghiệm với nước

Đến trường trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được trải nghiệm, tìm hiểu những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Theo nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế, là một thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm là tương tác giữa con người và thế giới. Trải nghiệm nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ, tạo ra các môi trường khác nhau để trẻ được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn của sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của trẻ thành hiện thực để trẻ thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Nói tới trải nghiệm là nói tới trẻ phải qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt đông học.
Thông qua việc được trải nghiệm. Ngay từ khi còn nhỏ mỗi khi được tắm trong chậu nước bé đã mỉm cười và lộ rõ vẻ thích thú vui sướng. Lớn lên trẻ thích vỗ nước, đập nước, hắt nước, dội nước và phun nước...Trải nghiệm với nước đem lại nhiều lợi ích phát triển nhận thức của trẻ. Khả năng nhận thức chính là khả năng suy nghĩ xuất phát từ nhu cầu muốn nhận biết thế giới khách quan của con người. Phát triển khả năng nhận thức, hình thành các thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức của trẻ là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục mầm non nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ.
Thao tác với đồ vật trong khi chơi giúp cho những vận động thô của trẻ trở lên mạnh mẽ, khéo léo hơn. Trẻ học được những biểu tượng mới, những cách giải quyết vấn đề mới, cách phối hợp với bạn bè. Vốn từ cũng từ đó trở lên phong phú và giàu có. Trẻ mạnh dạn tự tin khi tiếp xúc với những vật lạ và đễ dàng thích ứng với thế giới xung quanh. Không những thế thông qua việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm với nước cô giáo còn giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hang ngày, biết bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, tôi mạnh dạn đi sâu tìm tòi và học hỏi áp dụng “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trải nghiệm với nước”
docx 29 trang skmamnonhay 12/08/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trải nghiệm với nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trải nghiệm với nước

SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trải nghiệm với nước
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
II. CƠ SỞ THỰC TIẾN 3
1. Đặc điểm chung 3
2. Thuận lợi 4
3. Khó khăn 4
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 4
1. Biện pháp 1. Nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực trạng tình 
 4
hình ở trẻ
2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ trải nghiệm với 
 6
nước theo tháng
3. Biện pháp 3. Xây dựng môi trường lớp học kích thích trẻ tham 
 7
gia trải nghiệm
4. Biện pháp 4. Lồng ghép hình thức trải nghiệm với nước thông 
 8
qua một số hoạt động cho trẻ khi đến trường mầm non
5. Biện pháp 5. Phối kết hợp cùng phụ huynh để trẻ được tích cực 
 20
trải nghiệm với nước
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 23
1. Kết luận 23
2. Bài học kinh nghiệm 23
3. Khuyến nghị, đề xuất 24 2
 * Mục đích của đề tài:
 Trải nghiệm với nước đem lại nhiều lợi ích phát triển nhận thức của trẻ. Trẻ 
học được những biểu tượng mới, những cách giải quyết vấn đề mới, cách phối 
hợp với bạn bè. Vốn từ cũng từ đó trở lên phong phú và giàu có. Trẻ mạnh dạn 
tự tin khi tiếp xúc với những vật lạ và đễ dàng thích ứng với thế giới xung quanh.
 * Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Trong thời gian nghiên cứu tại trường tôi nhận thấy trong các hoạt động của 
trẻ tại trường mầm non việc cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm khiến trẻ 
sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, nếm, làm thí nghiệm...) 
có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Giúp trẻ có 
thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng, giúp cho việc học 
trở nên thú vị hơn với trẻ.
 * Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng thu thập và phân tích thông 
tin từ các sách báo, tài liệu trên các trang mạng giáo dục nhằm mục đích lựa chọn 
những khái niệm và nội dung cơ bản lựa chọn làm cở sở lý luận của đề tài.
 * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến hết tháng 06/2023.
 * Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
 * Phạm vi ứng dụng: Với đề tài này có thể áp dụng ở các trường mầm non 
trên toàn thành phố Hà Nội. 4
môi trường giáo dục”. Năm học 2018 - 2020 trường được công nhận lại “Trường 
mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”.
 - Trường có 15/15 lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non áp dụng 
phương pháp tiên tiến, các trang thiết bị để phục vụ chăm sóc giáo dục và nuôi 
dưỡng hiện đại, giúp cho tôi có sự đổi mới về tư duy giảng dạy của mình.
 - Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng 
cho giáo viên về chuyên môn.
 2. Thuận lợi
 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu nhà trường tạo 
điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi trong lớp, đồ dùng đồ chơi 
hiện đại tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động cho trẻ tốt hơn. Khuôn viên trường 
khang trang thoáng mát, mặt sàn lớp học được lắp toàn bộ bằng sàn gỗ với hệ thống 
điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh, máy sấy tay, bảng tương tác, máy chiếu, máy tính 
có kết nối wifi tới lớp thuận lợi cho công việc giảng dạy được tốt hơn.
 - Bản thân tôi nhiều năm liền là giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi, có trình 
độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công việc là giáo viên yêu nghề, mếm 
trẻ, có năng khiếu làm đồ dung đồ chơi phục vụ cho tiết dạy . Đồng nghiệp cùng 
phụ trách lớp là giáo viên dạy giỏi và nhiệt tình trong công việc.
 - Trẻ ra lớp ngay từ đầu năm học, tỷ lệ chuyên cần cao từ 95% đến 98%. Đa 
số trẻ thông minh, nhanh nhẹn tiếp thu tốt những kiến thức.
 - Phụ huynh luôn tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ có tinh thần phối kết hợp với 
giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 3. Khó khăn
 - Đặc điểm sinh lý của một số trẻ thiếu tự tin chưa mạnh dạn, một trẻ sinh 
sống từ nhỏ ở nước ngoài mới về nước nên khả năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế. 
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo dễ tiếp thu nhưng cũng dễ quên những kiến thức vừa học.
 - Biện pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ trải nghiệm chủ yếu là 
phương pháp trực quan dùng lời nói nên việc truyền thụ những kiến thức trừu tượng 
cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
 III. CÁC BIỆP PHÁP THỰC HIỆN
 l. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực trạng tình hình 
ở trẻ:
 Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm với nước cho trẻ, tôi nghĩ mình 
phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục. Việc áp dụng quan điểm giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm, áp dựng các phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori, áp 
dụng phương pháp Steam, áp dụng phương pháp Reggio Emilia. Tôi dành nhiều tâm 
huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sưu tầm tài liệu 6
nội dung tổ chức cho trẻ phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lựa chọn 
những nội dung thật gần gũi và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đưa những 
nội dung đó vào các giờ học một cách thích hợp sẽ tạo hiệu quả rất cao trong việc 
hình thành cho trẻ những nhân cách tốt.
 Là giáo viên nhiều năm liền giảng dạy ở khối mẫu giáo lớn tôi luôn tìm tòi và 
nghiên cứu về nội dung tổ chức cho trẻ trải nghiệm với nước một cách khoa học và 
đạt được kết quả cao nhất. Để làm được như vậy, tôi cần phải xác định chính xác 
mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành của từng hoạt động. Để từ đó tôi sưu tầm, 
biên soạn và sáng tạo các hoạt động trải nghiệm một cách thiết thực nhất, hiểu quả 
nhất cho trẻ.
 Dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ và khỏa sát thực trạng đầu năm của trẻ. 
Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu trên sách báo, Internet, các thông tin mạng 
trên các trang truyền thông chính thống. Muốn thực hiện các hoạt động một cách có 
khoa học và có hiệu quả bản thân tôi trước hết đã lập ra kế hoạch cho mình gồm có: 
Kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch ngày. Đây là bảng kế hoạch xây dựng theo 
các tháng như sau:
 Bảng kế hoạch xây dựng theo tháng
 STT Tháng Các hoạt động trải nghiệm
 - Thổi bóng
 Tháng 9 (3 trải 
 1 - Đổ và rót nước
 nghiệm)
 - Sủi bóng nước như thế nào?
 - Thay đổi màu trong nước
 Tháng 10 (2 trải 
 2 - Nước đổi màu và vị như thế nào?
 nghiệm)
 - Tranh vẽ ngôi nhà in bằng dấu vân tay.
 Tháng 11 (2 trải - Rót nước vào các cốc khác nhau
 3
 nghiệm) - Thổi nước ra khỏi chai.
 Tháng 12 (2 trải - Nhiệt độ của nước như nào
 4
 nghiệm) - Vật hút nước và vật không hút nước.
 Tháng 1 (2 trải - Các vật có thể tan và không tan trong nước
 5
 nghiệm) - Nước dâng lên như nào
 6 Tháng 2 - Đo lượng nước bằng một đơn vị đo lường.
 (2 trải nghiệm) - Tại sao các chai này nổi.
 Tháng 3 (2 trải - Cái nào đựng được nước nhiều hơn
 7
 nghiệm) - Tại sao nước thành đá?
 Tháng 4 (2 trải - Vật chìm trong nước như thế nào?
 8
 nghiệm) - Vẽ tranh màu nước bằng nhiều cách khác nhau 8
sự vật hiện tượng. (Phụ lục 2: Hình ảnh minh hoạ)
 4. Biện pháp 4. Lồng ghép hình thức trải nghiệm với nước thông qua một 
số hoạt động cho trẻ khi đến trường mầm non.
 Việc áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, lồng ghép phương pháp giáo 
dục tiên tiến. Mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ chính vậy mà trẻ không còn thụ 
động khi lĩnh hội những kiến thức của giáo viên truyền đạt. Như cho trẻ làm một số 
thí nghiệm nhỏ với nước, ở các hình thức khác nhau. Trong quá tình tìm hiểu khám 
phá và linh hội sự vật hiện tượng, trẻ lớp tôi chỉ cần nghe cô giáo nói, quan sát 
những gì cô yêu cầu. Tôi cho trẻ tham gia hoạt động thực tiễn trong một chừng mực 
nào đó để có thể phát hiện ra những tính chất đặc trưng của nước, làm rõ các mối 
quan hệ giữa các sự vật hiện tượng.
 Để làm được điều đó thì tổ chức cho trẻ trải nghiệm với nước ở mỗi hoạt động 
là rất quan trọng. Nó phải đảm bảo phù hợp với trẻ, với điều kiện lớp, phải an toàn 
với trẻ, trong quá tình hướng dẫn trẻ trải nghiệm với nước. Tôi đã suy nghĩ và lựa 
chọn một số hình thức làm một số trải nghiệm với nước như sau:
 THÁNG 9
 VD: Thổi bóng
 - Trẻ biết cách thổi các quả bóng từ nước xà phòng pha loãng như thế nào.
 - Chuẩn bị:
 + Một chút bột xà phòng
 + Một cốc nước nhỏ
 + Ông nhựa. cọng rơm để chấm nước xà phòng và thổi.
 - Cách tiến hành:
 + Trẻ lấy ống nhựa (cọng rơm) vào nước xà phòng, rồi giơ ngẩng đưa lên 
miệng và thổi từ từ. Nước trong ống căng ra và tạo thành quả bóng.
 + Khơi gợi trẻ so sánh: “Những quả bóng được thổi ra từ ống nhựa như nào? 
và những quả bóng được thổi ra từ cọng rơm” và giải thích tại sao lại khác nhau như 
vậy.
 VD: Đổ và rót nước.
 - Trẻ học được cách đổ nước cẩn thận nhờ sự khéo léo của các ngón tay và 
phối hợp tay và mắt.
 - Chuẩn bị: Các hộp nhựa trong có kích thước khác nhau với miệng to nhỏ 
khác nhau.
 + Các bình nhựa nhỏ
 + Phễu nhựa
 + Chậu nhựa
 - Cách tiến hành: Trẻ rót nước vào các bình nhựa nhỏ (các hộp khác nhau) 10
 - Cách tiến hành:
 + Cho trẻ quan sát cốc nước, ngửi, nếm, uống nước để nhận ra đặc điểm của 
nước: không màu, không mùi, khồn vị. Trẻ nêu nhận xét của mình về đặc
 điểm của nước.
 Điền vào bảng sau:
 Nước Vẽ hình mắt Vẽ hình mũi Vẽ hình lưỡi
Vẽ cốc nước 0 0 0
+ Hỏi trẻ điều gì xảy ra khi cho 1 thìa đường hoặc 1 thìa muối vào cốc nước này. 
Trẻ phỏng đoán, nếu ý kiến và sau đó trải nghiệm lại (quan sát, ngửi, nếm..). Nêu 
kết luận cuối cùng sau khi trải nghiệm.
 + Hỏi tiếp trẻ điều gì xảy ra khi cho 2 thìa đường hoặc thìa muối vào cốc 
nước này. Trẻ phỏng đoán, nêu ý kiến và sau đó trải nghiệm lại (quan sát, ngửi, 
nếm..). Nêu kết luận cuối cùng sau khi trải nghiệm.
 Trẻ đánh dấu vào bảng:
 Nước Vẽ hình mắt Vẽ hình mũi Vẽ hình lưỡi
Vẽ cốc nước 0 0 0
Vẽ cốc nước và 1
 0 0 X
thìa đường
Vẽ cốc nước và 2
 0 0 XX
thìa đường
+ Điều gì xảy ra khi vắt nước cam vào cốc nước này. Trẻ phỏng đoán, nêu ý kiến 
và sau đó trải nghiệm lại (quan sát, ngửi, nếm..). Nêu kết luận cuối cùng sau khi trải 
nghiệm và ghi vào bảng sau:
 Nước Vẽ hình mắt Vẽ hình mũi Vẽ hình lưỡi
Vẽ cốc nước 0 0 0
Vẽ cốc nước và 1 
 0 0 X
thìa đường
Vẽ cốc nước và 2 
 0 0 XX
thìa đường
Vẽ cốc nước và quả 
 X X X
cam
 + Sau đó cho trẻ nhận xét và kết luận: Nước sạch không màu, không mùi,
không vị. Nước có thể thay đổi nếu có đường, muối, nước cam. VD: Tranh vẽ ngôi 
 nhà in bằng dấu vân tay
 - Trẻ biết sử dụng ngón tay để in thành bức tranh ngôi nhà
 - Chuẩn bị:
 + Tranh mẫu “ngôi nhà” in bằng dấu vân tay

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cho_tre_mau_giao_lon_5_6_tuoi.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trải nghiệm với nước.pdf