SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi

Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận. Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ... Và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi.
Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.
Năm học 2018-2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi A, tôi thấy việc phát triển thể chất của trẻ còn nhiều hạn chế. Nội dung dạy học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ chức đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của mình… Như chúng ta đã biết, phát triển thể lực cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên mầm non cũng đang giảng dạy độ tuổi này nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi”.
doc 19 trang skmamnonhay 17/07/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
- “Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho 
trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi”. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
- Hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động học.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
- Từ ngày 16 tháng 10 năm 2018 đến ngày 10 tháng 4 năm 2019.
4. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Đoan
- Năm sinh: 1974
- Nơi thường trú: TDP 4, TT Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông.
- Địa chỉ liên hệ: TDP4, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam 
Định.
- Điện thoại: 0369698119
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Tên đơn vị: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông.
- Địa chỉ: TDP 5, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Điện thoại: 
 2 Năm học 2018-2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 
tuổi A, tôi thấy việc phát triển thể chất của trẻ còn nhiều hạn chế. Nội dung dạy 
học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ chức đơn điệu, sơ sài, 
gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không 
mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của 
mình Như chúng ta đã biết, phát triển thể lực cho trẻ là một nhiệm vụ quan 
trọng trong trường mầm non. Cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh 
được phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên mầm non cũng đang 
giảng dạy độ tuổi này nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức các trò chơi 
vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi”. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
 Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, công cuộc 
xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà 
trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa 
khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào 
cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp 
theo trong suốt cuôc đời . Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho trẻ là 
một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
 Theo các chuyên gia tâm lý cho biết “tác động thông minh” có thể là 
những tương tác đơn giản hằng ngày từ ba mẹ và người thân của bé như cùng 
đọc truyện, vui chơi và khuyến khích bé giao tiếp, cùng làm việc nhà, giúp bé 
trau dồi bốn khía cạnh then chốt của sự phát triển trí não toàn diện gồm trí thông 
minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
 Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông 
qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm 
non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế 
giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội 
tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào 
 4 học, nhiều đồ chơi ngoài trời, phân khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường 
xanh- sạch- đẹp.
 Năm học 2018-2019 nhà trường phân công cho tôi phụ trách lớp mẫu giáo 
5 tuổi A với sĩ số là 31 trẻ. Bản thân là một giáo viên tâm huyết với nghề, luôn 
có tinh thần học hỏi vươn lên, có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
 Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số 
thuận lợi và khó khăn sau.
 + Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám 
hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về chuyên môn.
 - Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp tổ chức 
các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
 - Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của 
trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô 
giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
 - Bản thân nhiều năm công tác trong nghề, tâm huyết với nghề, có lòng 
yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, 
thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có 
liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo 
dục trẻ hằng ngày trẻ nhất là việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển 
tốt về thể lực cho trẻ.
 Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề 
tài này của lớp tôi vẫn có những khó khăn sau:
 + Khó khăn:
 - Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và 
tính sáng tạo cao.
 - Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong 
suốt cả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các 
hoạt động mà thôi.
 6 - Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”; “Tìm bạn”; “Ai giỏi nhất”; “ Về đúng 
nhà”
 - Trò chơi dân gian: “Lộn cầu vồng”; “Trốn tìm"
 * Chủ đề "Gia đình thân yêu của bé"
 - Trò chơi vận động: “Về đúng nhà”; “Chuyền bóng”; “Ai nhanh nhất”; 
 - Trò chơi dân gian: “Tập tầm vông”; “Mèo đuổi chuột”, "Kéo co"
 * Chủ đề "Những nghề nghiệp bé biết
- Trò chơi vận động: “Gánh gạch”; " Tạo dáng" ; “Ai nhanh nhất”;
- Trò chơi dân gian: “Cướp cờ”; “Luồn luồn cảnh dế”, "Đua thuyền"
 * Chủ đề "Thế giới động vật xung quanh bé"
 - Trò chơi vận động: “Cáo ơi ngủ à”; “Cáo và thỏ”; “Tiếng keeo những con 
vật”;“Ai nhanh nhất”; “Tạo dáng”;“Mèo và chim sẻ”;
 - Trò chơi dân gian: “ Cắp cua bỏ giỏ”; “ Kéo cưa lừa xẻ”;“ Xỉa cá mè”," Rồng 
rắn lên mây",...
 3.2. BiÖn ph¸p 2: Sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng 
đồ chơi cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động.
 Trò chơi vận động thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi.Vậy muốn tổ 
chức tốt các trò chơi vận động có kết quả cần phải làm phong phú đồ dùng, đồ 
chơi cho trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
 Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và 
phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi 
của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ 
chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
 - Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần 
có là mũ mèo và mũ chim sẻ Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” 
cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Trß 
ch¬i kÐo co nÕu kh«ng cã mét sîi d©y thừng, hoÆc d©y v¶i dµi vµ to th× còng 
kh«ng thÓ tæ chøc ®îc trß ch¬i nµy.... Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ 
chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi để từ đó chuẩn 
bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
 8 đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”; 
 “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo và chim sẻ”;
“Ô tô và chim sẻ” tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường bằng phẳng có lát 
gạch đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ. Các trò chơi vận động có thể tổ 
chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với 
thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽ không bị đau hoặc xước da như các 
trò chơi: “Gà trong vườn rau”; “ Bịt mắt bắt dê”; “ Trốn tìm ”... Nhưng có những 
trò chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập tầm vông”; “Chi chi chành 
chành”; “Lộn cầu vồng ”; “Bắt bướm ”; “Đàn chuột con”.... tôi đã tổ chức cho 
trẻ chơi trong lớp. 
 Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động và làm 
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cho vận động. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ 
chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động một cách 
thoải mái, trẻ ghi nhớ trò chơi được lâu hơn và trẻ rất hứng thú tham gia vào các 
trò chơi vận động.
 3.4. Biện pháp 4: Kết hợp lời ca, đồng dao tạo hứng thú cho trẻ khi chơi 
trò chơi vận động.
 Để các trò chơi vận động không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, 
kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải 
luôn điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới 
thay đổi nhịp độ đội hìnhVà tôi đã tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ vào trò 
chơi.
 Trò chơi kết hợp lời ca có ý nghĩa luyện kỹ năng cho trẻ. Nó góp phần 
phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua 
lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. 
Bởi lẽ ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển 
tư duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng 
nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Và chính sự phát triển về 
các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Là cơ sở cho việc làm phong phú hơn vốn 
ngôn ngữ, tạo môi trường rèn luyện ngôn ngữ nói.
 10 Với việc sử dụng thơ, đồng dao, ca dao trong khi tổ chức các trò chơi vận 
động trẻ đã được lôi cuốn một cách tự nhiên vào trò chơi, trẻ rất hứng thú một 
cách chủ động không bị gò bó hay ép buộc.
 Các trò chơi mà giáo viên tổ chức cho trẻ nhằm phát triển các giác quan, 
tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi 
trong tương lai. Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi 
chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức 
trong cuộc sống. Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát 
triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh 
nghiệm của mình với bạn khác và phát triển vốn ngôn ngữ cần thiết cho trẻ. Do 
đó khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi, luật 
chơi và chuản bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.
 Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực 
hiện, một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng kinh 
nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đạt được 
kết quả tốt. Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ 
được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách phong 
phú. Đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần 
thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh 
tích cực”.
 3.5. Biện pháp 5: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù 
hợp với tính chất của hoạt động.
 - Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình 
GDMN mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:
 + Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
 + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
 + Trong các giờ hoạt động học.
 - Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt 
động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự 
nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm 
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_tro_choi_van_dong_nham_pha.doc