SKKN Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Lớp Lá 2 Trường Mầm non Ea Na

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều có thể thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hổ trợ của nhà giáo dục. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là các biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Vì sao cần dạy trẻ theo hình thức “Lấy trẻ làm trung tâm Vì con người chỉ muốn nghe và làm những gì mà bản thân chưa biết, trẻ em cũng vậy, chúng chỉ tích cực hoạt động khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa thấy và chưa biết.
docx 26 trang skmamnonhay 16/04/2024 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Lớp Lá 2 Trường Mầm non Ea Na", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Lớp Lá 2 Trường Mầm non Ea Na

SKKN Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Lớp Lá 2 Trường Mầm non Ea Na
 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục 
mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 
sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, ngôn 
ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách của trẻ.
 Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non 1d thì các nhà giáo 
dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm 
trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính 
chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”.
 Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên 
đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của 
ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo 
dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ 
giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng 
nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông 
tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một 
cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng 
chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung 
tâm.
 Tại trường Mầm non Ea Na. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục 
mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” còn lúng túng, trong cách 
lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa 
có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 
Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ 
ít được thực hành và trao đổi.
 Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyên qua đợt tập huấn 
module trực tuyến tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk trong đó có module mầm non 1d đề 
cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi 
đã nắm bắt và áp dụng ngay trong lớp học nơi đơn vị tôi công tác.
 Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương 
trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh 
nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, 
không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất 
và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.”
 Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp giáo viên 
trong trường Mầm non Ea Na khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung 
tâm Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với đội ngũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát 
từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 
5 - 6 tuổi tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na”.
 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 2 diện cho trẻ.
 Chính vì thế nhiệm vụ của mỗi giáo viên mầm non là phải lựa chọn nội dung, xác định 
mục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi cuốn sự tham gia tích cực 
của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo 
mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như:
 Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.
 Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
 Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội áp dụng vào việc giải quyết 
vấn đề.
 Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và nhu cầu khám phá của bản thân.
 Giải quyết vấn đề: Tìm ra hướng giải quyết để đạt được kết quả trong quá trình chơi và 
học.
 Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh tri thức.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt động trên cơ sở 
lấy trẻ làm trung tâm.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 -“Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 2, trường 
Mầm non Ea Na ”, theo hình thức luyện tập cá nhân, nhóm, lớp và mở rộng ra toàn khối.
 - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 - 6 tuổi lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na.
 -Thời gian thực hiện từ tháng 9/2016 - 2/2017 trong năm học 2016 - 2017, tại trường 
Mầm non Ea Na - xã Ea Na - huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lăk.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài tôi chọn các phương 
pháp sau:
 a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện pháp lấy trẻ làm 
trung tâm, bằng cách dựa vào lí luận thực tiễn, qua các tài liệu trong chương trình mầm non 
mới, qua các module mầm non, trang web nhằm phân tích tổng hợp tài liệu.
 b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua quan sát - đàm thoại, trực quan sinh 
động, thực hành - luyện tập, điều tra.
 c. Phương pháp thống kê toán học: Điều tra - kiểm tra, xử lí số liệu đã thu thập được.
 II. Phần nội dung:
 1.Cơ sở lý luận.
 Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà giáo dục và 
vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm 
hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy 
học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyể’n từ dạy học lấy giáo 
viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của 
nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.
 Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn 
thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy định trong chương trình, 
 4 chơi ít, chưa đầy đủ để’ trẻ hoạt động.
 Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, 
thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điể’m 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, 
sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá 
tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động .
 Chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 2 được thể hiện qua các số liệu như sau:
 Tổng số trẻ: 42 trẻ; nữ: 18 trẻ; dân tộc: 4 trẻ; Khuyết tật: 01 trẻ.
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học 2016 - 2017 như sau:
 Đạt Chưa đạt
 STT Tiêu chí Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 1 Trẻ hứng thú tham gia vào 18/42 43 24/42 57
 6 tuổi.
 - Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong quá 
trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt.
 - Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, biết tôn trọng và vâng lời giáo viên, có thói 
quen trong học tập và các hoạt động.
 -Bản thân tôi là người luôn yêu nghề, mến trẻ gần gũi trẻ và rất thích tiếp cận phương 
thức giáo dục mới.
 +Hạn chế.
 - Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được 
hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các giờ học.
 - Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học .
 - Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho trẻ tự học, 
tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao.
 - Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều .
 - Kinh nghiệm nhận thức của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng 
diễn đạt của trẻ còn hạn chế.
 - Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, chưa tích cực 
sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên.
 Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng bạn, trẻ gặp tình huống khó, trẻ không tự tìm cách giải quyết 
hay trao đổi với bạn mà dễ dàng bỏ cuộc, hay nhờ đến sự giải quyết của giáo viên.
 - Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động còn ít, chưa phong phú, đa dạng.
 - Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết năng lực 
của trẻ.
 - Tính sáng tạo trong sự thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 
chưa cao, dẫn đến khi thực hiện chương trình đổi mới còn nhiều khó khăn. Từ những hạn 
chế trên đã làm cho đội ngủ giáo viên thiếu sự tự tin khi lập kế hoạch và soạn giảng, bởi 
giáo viên quên cách dạy truyền đạt nên giờ học đối với trẻ còn nhàm chán, bởi cô nói và 
làm còn trẻ thụ động.
 * Nguyên nhân chủ quan: Đề tài đã tập trung khai thác, nêu bật lên những phương 
pháp, cách làm gần gũi với giáo viên đứng lớp. Các biện pháp dễ hiểu dễ áp dụng trong thực 
tế.
 - Nhà trường đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng dạy “Lấy trẻ 
làm trung tâm” đây chính là nòng cốt của việc dạy và học dựa trên nhu cầu và năng lực của 
trẻ.
 - Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học chuyên cần.
 Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm hiểu, sáng tạo 
dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài giảng hay các hoạt động khác 
như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ năng, phương thức học “Lấy trẻ làm trung 
tâm” Thì sự phát triển tư duy của trẻ mang lại càng cao.
 Về phía phụ huynh cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con em mình, Phối 
kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, và phần đa phụ huynh đã thừa 
nhận cách cho trẻ học theo hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ phát triển các mặt rất mạnh, 
đặc biệt ý thức của trẻ phát triển vược bật, trẻ ít khi nhờ người khác làm giúp vì trẻ tự giải 
quyết được và tự hòa về điều đó
 8 Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt là đã hình thành ở 
trẻ tính tự lập, giúp trẻ phát huy tính tích cực là tiền đề tốt cho trẻ bước vào các cấp học tiếp 
theo.
 Giáo viên tổ chức các hoạt động linh hoạt theo từng chủ đề nhưng cần phải xây dựng 
lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt.
 Khi tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trẻ sẽ được thỏa mản nhu cầu khám 
phá, thể hiện được kỹ năng tiềm ẩn của bản thân, mặt khác giáo viên dể dàng lồng ghép tích 
hợp trong các hoạt động.
 Giúp cha mẹ trẻ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục ở 
trường mầm non, nhằm tạo sự gắn bó giữa cha mẹ trẻ và trường lớp mầm non.
 b.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
 - Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân .
 Tham gia các buổi chuyên đề cấp cụm, tìm hiểu và học bồi dưởng thường xuyên đặc 
biệt là học module mầm non trực tuyến, ví dụ chuyên đề mới đây nhất được tổ chức ở cụm 
là chuyên đề Chuyên đề về ngày hội đông diễn thể dục ; Lông ghép hoạt động tăng cường 
tiếng Việt; Chuyên đề lông ghép biển và hải đảo thông qua môn Làm quen văn học; Chuyên 
đề môn Làm quen văn học dành cho lớp ghép đã được tổ chức.
 Bản thân tôi cũng tham gia xây dựng các tiết dạy mẫu để rút ra kinh nghiệm, tham gia 
khóa học Module trực tuyến do Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn.
 Tham gia thi giáo viên giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ.
 Tự học hỏi và thiết kế được các giáo án điện tử trong phần mềm power point
 Ví dụ: Chúng ta thiết kế ô cửa bí mật với các nhân vật, chữ cái hay con số chuyển 
động giúp học sinh nảy sinh sự tò mò thích khám phá và chú ý tốt. Như các câu hỏi được 
hé mở qua các ô cửa bí mật.
 Tham khảo tài liệu sách báo, nói về chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ.
 Sáng tạo trong thiết kế thiết bị đồ dùng dạy học thông dụng cho các môn học.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_lay_tre.docx