SKKN Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sao Mai

Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, của xã hội, và của cả nhà nước. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là hết sức quan trọng, và tích cực vận động đóng vai trò chủ chốt, không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ nhỏ về mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất là một hoạt động học tập mang tính vận động, giúp trẻ phát triển về sức khỏe và tăng cường thể lực.
Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động, nhiều môn học nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu để phát triển nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo trong học tập, biết lao động trong tương lai.
Tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích, phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào về thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.
Tuy nhiên, quá trình vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục cơ bản trong vận động được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức vận động trong giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động giáo dục thể chất nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố về sức khỏe cho trẻ.
doc 33 trang skmamnonhay 15/07/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sao Mai

SKKN Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sao Mai
 Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại 
trường mầm non sao mai.
 Krông Ana,Tháng 2 năm 2016
 PHỤ LỤC
 I: Mở đầu:
1. Lý do chon đề tài: ...................................................................................... Trang 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: .............. Trang 2
a. Mục tiêu của đề tài: ............ Trang 2
b. Nhiệm vụ của đề tài: .......... Trang 3
3. Đối tượng nghiên cứu: ... Trang 4
4. Phạm vi nghiên cứu: ...... Trang 4
5. Phương pháp nghiên cứu: ...... Trang 4
II. Nội dung:
1.Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài: ............................................................... Trang 4
2. Thực trạng vấn đề: ..................................................................................... Trang 6
2.1. Thuận lợị - Khó khăn: ............................................................................ Trang 7
2.2. Thành công, hạn chế: .............. Trang 6
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu: .... Trang 8
2.4. Nguyên nhân: ...... Trang 8
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra..... Trang 9
3. Các biện pháp giải pháp:
3.1. Mục tiêu các giải pháp: .... Trang 10
3.2. Nội dung Các giải pháp, biện pháp: ...Trang 12
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp: ..... Trang 24
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: ................. Trang 25
3.5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: ........ Trang 25
4. Kết quả: .... Trang 27
 III: Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận: ...............Trang 28
2 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại 
trường mầm non sao mai.
phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các 
vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ. 
 Tuy nhiên, quá trình vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các 
nhiệm vụ giáo dục cơ bản trong vận động được hoàn thành bằng các hình thức khác 
nhau. Hình thức vận động trong giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp 
giáo dục về những hoạt động giáo dục thể chất nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là 
tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo 
nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất 
và củng cố về sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng các hình thức để phát 
huy tính tích cực vận động thông qua giáo dục thể chất cụ thể qua các hoạt động 
sau:
 + Tiết học thể dục.
 + Thể dục sáng.
 + Trò chơi vận động.
 Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều 
khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên 
đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động thể chất của mình.
 Bên cạnh đó, giáo viên mầm non vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của 
việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ. Mặc khác, do lớp học quá đông, diện 
tích chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động, nên các cô giáo 
thường lúng túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, 
thiếu hiệu quả.
 Trong thực tế hiện nay, trong trường mầm non chúng tôi thấy rằng sự quan tâm 
đúng mức tới giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, thực sự chưa đầy đủ 
lắm. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số 
biện pháp nâng cao tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi 
4 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại 
trường mầm non sao mai.
 - Giúp trẻ có điều kiện, cơ hội thể hiện sức khỏe của mình thông qua các hoạt 
động trong trường mầm non nói chung và trong hoạt động thể chất nói riêng.
 - Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực, sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề 
trong hoạt động thể chất một cách độc lập tích cực.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất của 
trẻ 5 - 6 tuổi ở mầm non sao mai
 4. Giới hạn Phạm vi nghiên cứu:
 - Nghiên cứu trong khuôn khổ: Học sinh: 5 – 6 tuổi đang học tại Trường mầm 
non Sao Mai – Xã Bình hòa – Huyện krông ana – Tỉnh Đăk Lăk.
 - Đối tượng khảo sát: 30 học sinh lớp lá 1 Trường mầm non Sao Mai. 
 - Thời gian nghiên cứu: Học kì 1 năm học 2015 – 2016.
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích bản thân tôi đưa ra 
những nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
 * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 - Đọc sách, báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 - Dự giờ quan sát các hoạt động của cô, ghi chép lại các hoạt động của cô và trẻ.
 - Đọc kế hoạch, đọc giáo án của người dạy.
 - Trao đổi với giáo viên, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường.
 - Khảo sát mức độ nắm bắt của trẻ.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực vận 
động trong giáo dục thể chất ở trường mầm non sao mai.
 - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu.
 - Nghiên cứu tìm tòi qua các phương tiện thông tin đại chúng, như đài, tivi, 
mạng INTERNET.
 II. Nội dung:
6 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại 
trường mầm non sao mai.
Do đó, nhiệm vụ của người lớn là phải tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự phát 
triển cơ thể bình thường của trẻ.
 Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi 
giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình 
giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
 + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng 
thú cho trẻ.
 + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được 
nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ 
thể.
 + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc 
phát triển các kĩ năng và tố chất vận động.
 + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục 
tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng 
chính xác.
 + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú 
phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục 
sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao và lao động.
 Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể 
lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. 
Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, 
tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải 
nghiệm trong cuộc sống, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ 
phát triển tốt về mọi mặt.
 Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần 
được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của 
toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. Chính vì thế, nâng cao tính tích 
8 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại 
trường mầm non sao mai.
 - Phòng học chưa đủ diện tích, thiếu phòng tập đa năng gây ảnh hưởng đến việc 
tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động trong ngày cho trẻ.
 - Sân tập không bằng phẳng, không có khu tập riêng biệt.
 - Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp , chưa đầy đủ, chưa phong phú .
 - Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ 
là một môn phụ không cần quan tâm. 
 - Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì 
? Mà chỉ thích cho trẻ viết chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông.
 2.2. Thành công, hạn chế:
 * Thành công: 
 Chất lượng đại trà hàng năm đa số trẻ cũng có nhiều tiến bộ, trẻ chú ý trong hoạt 
động tiếp thu bài, thể hiện tính tích cực vận động của mình trong giáo dục thể chất, 
đạt nhiều kết quả. Góp phần khẳng định năng lực của giáo viên.
 * Hạn chế: 
 Đa số học sinh là con em nông dân, nên nhận thức về trí tuệ và sức khỏe chưa 
cao, chất lượng học sinh không đồng đều nên khi chia ra thực hiện nhóm thì nhiều 
trẻ chưa thực hiện được, cô chưa nắm bắt được tâm sinh lí của trẻ, chưa cho trẻ thể 
hiện hết được tâm tư, nguyện vọng của mình.
 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:
 * Mặt mạnh:
 Cô và trẻ nhiệt tình trong công tác dạy và học, gần gũi thương yêu học sinh, trẻ 
vui vẻ, hứng thú. Và có nhiều thời gian để hoạt động.
 * Mặt yếu:
 - Có một số trẻ còn nhút nhát; chưa mạnh dạn tự tin thể hiện mình trong môi 
trường hợp tác, giao lưu giữa cô với trẻ, giữa trẻ với cô, và giữa trẻ với trẻ.
 - Trẻ thụ động khi tiếp thu bài.
 - Phương pháp nghe - nói chưa phát huy hiệu quả.
10 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại 
trường mầm non sao mai.
đầu chúng ta khắc phục bằng nhiều cách: Tự làm hoặc vận động chị em trong 
trường cùng làm đồ dùng, đồ chơi. Thường xuyên tuyên truyền kiến thức nuôi dạy 
trẻ cho các bậc cha mẹ học sinh được biết. Có sự động viên, khích lệ kịp thời cho 
các cháu, đó là tình yêu thương mà trẻ cảm nhận được từ cô giáo của mình. Từ đó 
trẻ hứng thú, tự tin hơn trong mọi hoạt động nhất là tích cực vận động trong phát 
triển thể chất.
 Tiếp tục phát huy và kế thừa những thuận lợi, đào sâu nghiên cứu, tìm tòi, có kế 
hoạch cụ thể trong môi trường giáo dục của chính mình. Do vậy phải thay đổi cách 
làm việc và các phương pháp lên lớp trước đây sao cho phù hợp theo định hướng 
hiện nay.
 - Bước đầu đã có những thành công, những hạn chế trong công tác dạy và học 
nhưng chưa như mong muốn. Đó là cái mà triệu triệu Môi trường giáo dục nào 
cũng muốn giải quyết, cũng như mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó để chúng ta biết tìm 
hiểu về nguyên nhân, hậu quả là do đâu? Và lý do gì lại có nhiều mâu thuẫn như 
vậy? Liệu khi thực hiện các giải pháp, phương pháp mới này liệu có đem lại kết 
quả thực sự cao hơn không? Chất lượng học sinh có thay đổi không? 
 Đó là những gì bản thân tôi trăn trở trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài của 
mình.
 Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện sau.
 3. Các biện pháp, giải pháp:
 3.1. Mục tiêu của các biện pháp, giải pháp:
 Từ các biện pháp, giải pháp:
 - Khảo sát ban đầu.
 - Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ.
 - Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động phù hợp.
 - Phối hợp với giáo viên trong lớp.
 - Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Đối với thể dục sáng).
12 Trần Thị Tỷ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tinh_tich_cuc_nang_cao_van_dong_trong.doc