SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm học 2016-2017
Trường mầm non nơi tôi đang công tác là đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Hầu hết trẻ em ở đây là người dân tộc Bru-Vân Kiều do đó chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, khả năng sử dụng Tiếng Việt, tâm thế sẵn sàng vào học lớp Một, nền nếp, thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống…còn nhiều hạn chế.
Một trường mầm non mà địa bàn dân cư phân tán trải dài gần 50 km, với nhiều điểm trường, phòng học chưa đủ để phân chia trẻ học đúng độ tuổi, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa đầy đủ, tỷ lệ trẻ vào lớp chưa cao, tỷ lệ trẻ bán trú thấp, tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng đang ở mức cao, đội ngũ tuy có lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp nhưng một số giáo viên năng lực sư phạm còn hạn chế, số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn ít, cấp tỉnh chưa có…. Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, đa số phụ huynh còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại, coi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, họ phó thác cho giáo viên; sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể chưa nhiều, hiệu quả chưa cao… Từ thực tế đó, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào đạt điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận và duy trì đạt chuẩn (PCGDMNCTENT).
Một trường mầm non mà địa bàn dân cư phân tán trải dài gần 50 km, với nhiều điểm trường, phòng học chưa đủ để phân chia trẻ học đúng độ tuổi, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa đầy đủ, tỷ lệ trẻ vào lớp chưa cao, tỷ lệ trẻ bán trú thấp, tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng đang ở mức cao, đội ngũ tuy có lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp nhưng một số giáo viên năng lực sư phạm còn hạn chế, số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn ít, cấp tỉnh chưa có…. Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, đa số phụ huynh còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại, coi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, họ phó thác cho giáo viên; sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể chưa nhiều, hiệu quả chưa cao… Từ thực tế đó, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào đạt điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận và duy trì đạt chuẩn (PCGDMNCTENT).
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm học 2016-2017

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI” NĂM HỌC 2016 - 2017 Họ và tên: Nguyễn Thị Luân Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy - Lệ Thuỷ - Quảng Bình Quảng Bình, tháng 5 năm 2017 2 Trường mầm non nơi tôi đang công tác là đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Hầu hết trẻ em ở đây là người dân tộc Bru-Vân Kiều do đó chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, khả năng sử dụng Tiếng Việt, tâm thế sẵn sàng vào học lớp Một, nền nếp, thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sốngcòn nhiều hạn chế. Một trường mầm non mà địa bàn dân cư phân tán trải dài gần 50 km, với nhiều điểm trường, phòng học chưa đủ để phân chia trẻ học đúng độ tuổi, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa đầy đủ, tỷ lệ trẻ vào lớp chưa cao, tỷ lệ trẻ bán trú thấp, tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng đang ở mức cao, đội ngũ tuy có lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp nhưng một số giáo viên năng lực sư phạm còn hạn chế, số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn ít, cấp tỉnh chưa có. Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, đa số phụ huynh còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại, coi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, họ phó thác cho giáo viên; sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể chưa nhiều, hiệu quả chưa cao Từ thực tế đó, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào đạt điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận và duy trì đạt chuẩn (PCGDMNCTENT). Từ những suy nghĩ đó tôi đã lựa chọn: “Một số biện pháp thực hiện (PCGDMNCTENT)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp, hy vọng sẽ rút ra một số biện pháp trong công tác (PCGDMNCTENT) và mong được sự đóng góp, giúp đỡ của quý cấp lãnh đạo cũng như đồng nghiệp để hiệu quả công tác (PCGDMNCTENT) và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục của đơn vị tôi ngày càng tiến bộ hơn. * Điểm mới của đề tài là đã áp dụng một số biện pháp: Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương về công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh, ban ngành đoàn thể nhằm huy động tối đa số trẻ 5T đến lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; Tăng cường chỉ đạo đội ngũ thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; Chỉ đạo làm tốt công tác điều tra, xây dựng bộ hồ sơ phổ cập theo quy định. Tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng công tác PCGDMNCTENT. * Đề tài nhằm giải quyết vấn đề: Dựa vào tình hình thực tiễn, phân tích thực trạng về công tác (PCGDMNCTENT) cho trẻ em năm tuổi, đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng, phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho nhà trường đạt chuẩn (PCGDMNCTENT). Giúp cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên, nhân viên trong nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh, các ban ngành đoàn thể; huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường. Chỉ đạo đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn 4 2. Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT phải đạt những tiêu chuẩn sau: a) Trẻ em Đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, hải đảo: - Huy động 90% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 80% số trẻ trong độ tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5-6 tuổi); 100% số trẻ em mẫu giáo năm tuổi dân tộc thiểu số ra lớp được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1; - Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 80% trở lên; - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi đều không quá 15%. b) Giáo viên - 100% giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành; - Giáo viên dạy lớp năm tuổi đủ số lượng theo quy định hiện hành; - 100% giáo viên dạy lớp năm tuổi đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn. c) Cơ sở vật chất - Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) đạt tỷ lệ 01 phòng học/lớp (nhóm); - Phòng học lớp năm tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố; trong đó phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5 m2/trẻ. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, phòng học bảo đảm an toàn, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng; trong đó phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5 m2/trẻ; - 100% lớp năm tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo quy định; - Trường học xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước; có nhà bếp; công trình vệ sinh đủ và đạt yêu cầu; sân chơi có đồ chơi ngoài trời. B. Về Hồ sơ công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT của đơn vị cơ sở a) Phiếu điều tra phổ cập giáo dục mầm non (phụ lục I); b) Sổ theo dõi PCGDMNTNT (phụ lục II) và sổ theo dõi trẻ em trong độ tuổi chuyển đi, chuyển đến, khuyết tật (nếu có); c) Danh sách trẻ em hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi); d) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả PCGDMNTNT; kèm theo các biểu thống kê PCGDMNTNT (phụ lục III); đ) Biên bản tự kiểm tra; Biên bản kiểm tra của cấp huyện đối với cấp xã Đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn và hồ sơ công nhận nhà trường gặp nhiều khó khăn, thách thức: 6 Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn: 43/43 người tỷ lệ: 100% Trên chuẩn: tổng số: 36/43 tỷ lệ: 83,7% trong đó giáo viên trên chuẩn: 26/32 người tỷ lệ: 81,3%. Riêng giáo viên dạy lớp MG 5T trên chuẩn: 13/14 người tỷ lệ: 92,9% Kết quả đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên (năm học 2015-2016) Xuất sắc: 11/30 đ/c, tỷ lệ: 36,7%, trong đó dạy lớp 5T: 5/14 đ/c tỷ lệ: 35,7% Khá: 19/30 người, tỷ lệ: 63,3%, trong đó dạy lớp 5T: 5/14 đ/c tỷ lệ: 35,7% Không có giáo viên xếp loại TB, Yếu, Kém. * Xếp loại viên chức: Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ: 11/41 đ/c, tỷ lệ 26,8% trong đó dạy lớp 5T: 5/14 đ/c tỷ lệ: 35,7%. Hoàn thành Tốt nhiệm vụ: 28/41 đ/c, tỷ lệ 68,3%; trong đó dạy lớp 5T: 9/14 tỷ lệ: 64,3% Hoàn thành nhiệm vụ: 02/41 đ/c, tỷ lệ 4,9%. b. Về cơ sở vật chất: Phòng học: 16 phòng trong đó: Phòng bán kiên cố: 03, phòng cấp 4: 13. + Nhà bếp: 07 phòng + Công trình vệ sinh: 15 phòng/16 lớp + Sân chơi có 8 sân, trong đó sân chơi có đồ chơi ngoài trời: 02 sân; + Trang thiết bị theo Thông tư 02 đạt 65%. c. Về số lượng trẻ điều tra qua các độ tuổi: Năm Trẻ 5T Trẻ 4T Trẻ 3T Trẻ 2T Trẻ 1T Trẻ sinh (Sinh (Sinh (Sinh (Sinh (Sinh năm dưới 1T năm năm năm năm 2015) (Sinh 2011) 2012) 2013) 2014) năm 2016) Số trẻ 87 119 108 108 109 50 d. Về số trẻ huy động vào lớp: Năm Trẻ sinh Trẻ sinh Trẻ sinh Trẻ sinh Trẻ sinh Trẻ sinh sinh năm 2011 năm 2012 năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016 T/S SL % SL % SL % SL % SL % SL % 283 87 100 109 91,6 87 80,5 29 26,9 14 12,8 0 0 đ. Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ (đầu năm học): Số lớp ăn bán trú: 15/16 nhóm, lớp. 8 Song còn nhiều khu vực lẻ hàng rào, khuôn viên nhiều khu vực chưa được xây dựng kiên cố (6/8 khu vực); phòng học chưa đủ để phân chia số trẻ đúng độ tuổi, còn nhiều lớp học ghép. c. Về tỷ lệ huy động cháu vào lớp: Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5T huy động vào lớp đạt: 87/87 cháu, tỷ lệ: 100%. Song số trẻ 3 và 4T và NT huy động vào lớp đang ở mức thấp: 86,3% d. Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi ở mức cao: 59/326 cháu tỷ lệ: 18,1%, trong đó cháu nhà trẻ và 3,4T: 47/239 cháu tỷ lệ: 19,7%; Kết quả đánh giá trẻ theo chuẩn của Bộ ở mức: 265/326 cháu tỷ lệ: 81,3%, số trẻ không đạt các linh vực: 61/326 cháu tỷ lệ: 18,7%. e. Tỷ lệ trẻ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo 100% trẻ đến trường được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước. Song tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đang ở mức cao: 84,9%. Với thực trạng khó khăn, hạn chế trên đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường phải nỗ lực, tìm tòi nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo, phải tập trung thực hiện công tác PCGDMNCTENT nhằm huy động mọi nguồn lực quan tâm chăm lo để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; giúp nhà trường duy trì kết quả đạt chuẩn về PCGDMNCTENT. Sau đây là một số biện pháp chúng tôi đã thực hiện. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI. Biện pháp 1: Công tác tham mưu với chính quyền địa phương Là người cán bộ quản lý nhà trường tôi xác định công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi thực hiện tốt trước tiên người cán bộ quản lý phải làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương. Để tham mưu có hiệu quả cán bộ quản lý phải lựa chọn thời cơ, thời điểm chủ động trao đổi, đề xuất với lãnh đạo địa phương những nội dung cần tham mưu về công tác PCGDMNCTENT. Xác định nội dung tham mưu rất quan trọng, tham mưu đúng giúp thực hiện tốt kế hoạch do đó trước khi tham mưu hiệu trưởng phải chuẩn bị nội dung và các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác PCGDMNCTENT: Tham mưu giúp lãnh đạo địa phương nắm được các nội dung về PCGDMNCTENT bao gồm: Mục tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, nhiệm vụ và giải pháp; Phân định một số nhiệm vụ, giải pháp thuộc về lãnh đạo địa phương: Hàng năm, đưa chỉ tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Nghị quyết cảu 10 Phân công giáo viên dạy các lớp mầm non năm tuổi theo định mức quy định, ưu tiên bố trí giáo viên có năng lực sư phạm vững vàng đảm nhận lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tạo điều kiện cho giáo viên học tiếng địa phương để thuận lợi hơn trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên người dân tộc thiểu số. Tham mưu với lãnh đạo các cấp để hỗ trợ bộ đồ chơi ngoài trời tại các điểm trường. Một số nhiệm vụ đòi hỏi sự tham gia của phụ huynh và các tổ chức đoàn thể: * Đối với cha mẹ trẻ: Cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để đưa trẻ đến trường đầy đủ, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình; tăng cường giao tiếp, dạy Tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà. Phối hợp với giáo viên mua sắm, trang bị đủ dụng cụ học tập, thiết bị và đồ dùng để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Đóng góp nguyên vật liệu, phế liệu cùng với giáo viên làm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đóng góp tiền ăn cho trẻ bán trú, tích cực phòng chống tai nạn thương tích, dịch bệnh, ngộ độc nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. * Đối với các ban ngành đoàn thể: Phối hợp vận động các gia đình đưa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp học 2 buổi/ngày; Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp mầm non; Huy động sự đóng góp công sức lao động của nhân dân, phụ huynh tham gia xây dựng trường Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. * Chuẩn bị đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp để tham mưu cho lãnh đạo địa phương về mục tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi: Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phổ cập GDMN cho tre em năm tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011- 2015; Thông tư 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non ccho trẻ em năm tuổi; 12
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_cong_tac_pho_cap_giao_duc_ma.doc