SKKN Một số biện pháp tạo môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực
Trường mầm non môi trường là các mảng tưởng, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện lại không hề đơn giản. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, từ đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm sinh lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Là một giáo viên mầm non, bản thân được phân công dạy lớp 5 tuổi, trong những năm gần đây tôi đã luôn chú trọng xây dựng môi trường lớp học cho trẻ, và bước đầu cũng đạt được những kết quả khả quan, tạo điều kiện, cơ hội để trẻ được hoạt động tích cực, nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi huyện, giỏi tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động tôi vẫn còn một số hạn chế như môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt và phù hợp, chưa khai thác triệt để hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi, lớp chưa bảo đảm tiêu chí sáng – xanh – sạch đẹp – thân thiện. Trang trí lớp chưa mang tính mở để kích thích trẻ tìm tòi khám phá, phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường giáo lớp học
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tạo môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ mẫu gaios 5-6 tuổi hoạt động tích cực”, và đưa ra một số biện pháp góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực vào hoạt động xây dựng môi trường giáo dục cùng cô.
Là một giáo viên mầm non, bản thân được phân công dạy lớp 5 tuổi, trong những năm gần đây tôi đã luôn chú trọng xây dựng môi trường lớp học cho trẻ, và bước đầu cũng đạt được những kết quả khả quan, tạo điều kiện, cơ hội để trẻ được hoạt động tích cực, nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi huyện, giỏi tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động tôi vẫn còn một số hạn chế như môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt và phù hợp, chưa khai thác triệt để hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi, lớp chưa bảo đảm tiêu chí sáng – xanh – sạch đẹp – thân thiện. Trang trí lớp chưa mang tính mở để kích thích trẻ tìm tòi khám phá, phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường giáo lớp học
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tạo môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ mẫu gaios 5-6 tuổi hoạt động tích cực”, và đưa ra một số biện pháp góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực vào hoạt động xây dựng môi trường giáo dục cùng cô.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực

viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng chủ đề: Ví dụ với chủ đề Trường mầm non Tuần 1: Chủ đề nhánh Trường mầm non Yên Lạc của bé Tôi trang trí mảng chủ đề chính; chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tổ chức các hoạt động theo nhóm tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động tích cực. Tuần 2: Chủ đề nhánh lớp 5TB của bé: Trang trí các mảng tưởng ở các góc chơi theo nhánh, bổ sung đồ dùng đồ chơi các góc phù hợp theo chủ đề nhánh, trẻ cùng cô làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và trang trí ở các góc mở Sau khi xây dựng kế hoạch thực hiện theo 10 chủ đề tôi xác định những công việc nào làm trước, những việc nào chưa làm được, làm mà chưa tạo được hứng thú và sự tích cực cảu trẻ, tôi lấy đó để rút kinh nghiệm cho chủ đề sau. * Biện pháp thứ hai: Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, tiện lợi, đa dạng. Hoạt động ở các góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm, khám phá những cái mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, việc sắp xếp, bố trí các góc chơi phù hợp, thuận tiện, dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy là rất quan trọng. Tôi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp như: Góc yên tĩnh xa góc ồn ào, tạo ranh giới các góc, Ví dụ: Góc phân vai và góc xây dựng tôi sắp xếp khu vực phía trên dưới lớp, gần nhau. Tạo sự liên kết các nhóm chơi ở trong hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại. Góc sách và góc học tập tôi xếp ở trên cạnh cửa sổ. Góc thiên nhiên (khám phá khoa học) tôi đã tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạt động thoải mái tránh sự ồn ào cho các góc khác, tiện lợi cho trẻ khám phá, chăm sóc cây, hoa... Khu vực phía trên lớp học tôi bố trí các mảng: Ở cửa là lịch của trẻ, đối diện là chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ từ cửa chính vào là bảng bé đến lớp, bàn máy tính, bảng bé ngoan. Góc nghệ thuật được bố trí cạnh cửa ra vào hiên sau bên cạnh góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, và tạo không gian chơi cho trẻ .Riêng góc xây dựng tôi ưu tiên không gian rộng, thuận tiện cho trẻ vận động... Góc phân vai và xây dựng được bố trí cạnh nhau và tôi không phân vách vì tôi muốn tạo mối liên kết giữa hai góc để trẻ có thể giao lưu với nhau giữa hai nhóm. Khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân, nhánh “Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh” cô giáo đã trang trí cây hoa rất đẹp và dán hình bé gái đang suy nghĩ làm gì để có cơ thể khỏe mạnh và có những bức hình về tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất, sự yêu thương chăm sóc, vệ sinh cá nhân...... bên kia là một bé gái lớn hơn để giúp trẻ hiểu cần có những gì để có cơ thể khỏe mạnh. Hàng ngày tôi cùng trẻ tạo ra sản phẩm và chọn những bức đẹp cài thêm những bức tranh cần cho cơ thể khỏe mạnh để trang trí cùng cô. Qua góc chủ đề cháu được tự mình tạo ra sản phẩm và được trưng bày sản phẩm cháu rất thích. Qua đó giáo dục cháu biết trân trọng sản phẩm của mình làm ra và cũng góp phần vào việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ Để thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ tôi không chỉ trang trí trong lớp học mà tôi còn trang trí khu vực hiên chơi, lan can, hiên sau, nhà vệ sinhBằng hình ảnh bắt mắt, phù hợp, như hình ảnh quy trình rửa tay, hình ảnh bé trai bé gái, và một số hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh khác. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian trong lớp, ngoài hiên trước hiên sau, khu vực vệ sinh đề phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của trẻ đề được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục đích phát triển toàn diện về: thể chất; trí tuệ; thẩm mĩ; đạo đức; xã hội. Thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Từ cách trang trí đó mà trẻ lớp tôi hoạt động tích cực, hứng thú, say mê, không còn nhàm chán, dập khuôn, máy móc như trước nữa. * Biện pháp 4: Chuẩn bị đồ dùng, học liệu, đa dạng, hấp dẫn, tận dụng phế liệu và vật liệu từ thiên nhiên có sẳn ở địa phương. Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non, đa dạng về hình dáng màu sắc, phong phú về chủng loại. Nhưng không phải các đồ dùng đồ chơi mua sẵn lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng tốt, chúng không phong phú về chất liệu mà lại tốn kém về kinh phí. Hơn nữa không phải trường mầm non nào cũng có đủ điều kiện để mua tất cả các đồ dùng đồ chơi có sẵn, đủ để phục vụ nhu cầu chơi cho trẻ. Mà trẻ thì lại thích cái đẹp cái mới lạ, thích khám phá. Muốn cho trẻ hoạt động hiệu quả, tích cực, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Kế hoạch cụ thể: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ đề, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước. Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ: Ngoài những đồ dùng, đồ chơi mua sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có, dễ kiếm như: Bìa catton, xốp, đĩa CD cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, vải vụnTận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương như: vỏ ngao, vỏ hến, hạt gấc, hạt nhãn, hạt na, bẹ ngô khô, lõi ngô khô, rơm khô, lá cây khô, vỏ cây, chiếu rách tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn + Phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, trang thiết bị trong lớp. * Kết luận: Có thể nói, việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Hơn nữa, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Thật vậy, qua một năm học thực hiện các biện pháp trên trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ ở lớp tôi, bước đầu gặt hái được những kết quả đáng phấn khởi. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các góc chơi và học trong lớp phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng vào lớp 5 Tuổi B tại trường mình để giúp trẻ hoạt động tích cực. Rất mong ý kiến đóng góp của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_tao_moi_truong_lop_hoc_theo_huong_mo_g.docx